Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ " luật hóa " sáng kiến can thiệp
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 27, Kuala Lumpur, Malaysia, 21/11/2015REUTERS/Olivia Harris
Trước và sau hai hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN tại Manila và Kuala Lumpur hạ tuần tháng 11 vừa qua, dù biết rằng vấn đề Biển Đông sẽ nổi cộm trong các cuộc thảo luận, Bắc Kinh vẫn có những động thái và lời lẽ cứng rắn nhắm khẳng định và buộc các nước khác công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, mà gây quan ngại nhiều nhất là các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa, và xây dựng trên đó các cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
Trong tình hình đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tranh thủ chuyến công du Philippines và Malaysia để tái khẳng định lập trường phản đối của Washington. Sau khi từ Đông Nam Á trở về, ngày 25/11/2015, ông Obama đã ký ban hành Luật Quốc phòng cho năm 2016, trong đó có nguyên một điều khoản mang tên Sáng kiến Biển Đông - South China Sea Initiative.
Điều luật này giao cho hai Bộ trường Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ quyền xúc tiến các hoạt động nhằm " tăng cường an ninh hàng hải và năng lực giám sát trên biển của các nước ven Biển Đông ", cụ thể là năm nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Đây là lần đầu tiên mà một bộ luật tại Mỹ vạch ra một cách chi tiết một khuôn khổ pháp lý cho một phần chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã lồng điều có thế gọi là " luật về Biển Đông " này vào trong tình hình căng thẳng hiện nay.
RFI : Hội nghị ASEAN tại Kuala Lumpur có bộc lộ yếu tố nào mới trên vấn đề Biển Đông hay không ?
Ngô Vĩnh Long : Hội nghị ASEAN vừa qua tại Kuala Lumpur có bộc lộ hai yếu tố mới liên quan với nhau trên vấn đề Biển Đông.
Yếu tố thứ nhất là các nước có quyền lợi trực tiếp nhiều nhất ở Biển Đông - trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – đã tỏ rõ hơn là họ không còn nhiều hy vọng trong việc ASEAN có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc để “ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) ” hay thiết lập một cơ chế an ninh chung trên Biển Đông.
Yếu tố thứ hai là vì nhận định mà tôi mới vừa đề cập, các nước này một mặt nâng cấp quan hệ với nhau ngõ hầu có thể bảo vệ nhau và cùng nhau ngăn chặn sự bành trướng không ngừng của Trung Quốc. Mặt khác là xích gần lại với Hoa Kỳ hơn.
Một ví dụ là trước khi dự hội nghị ngày 22/11, Tổng thống Barack Obama đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược với ASEAN. Trong cuộc họp với các lãnh tụ các nước Đông Nam Á ngày 21/11, ông Obama cũng đã cảnh báo rằng vì ổn định và an ninh trong khu vực các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông nên ngưng việc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trên đó.
RFI :Phải chăng Trung Quốc vẫn có thái độ hung hăng cả trước lẫn sau hội nghị ASEAN ?
Ngô Vĩnh Long : Theo báo chí Trung Quốc thì trước hội nghị cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc gồm Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải đã tiến hành cuộc tập trận săn ngầm và đổ bộ quy mô lớn ở Biển Đông từ ngày 17-19/11/2015.
Riêng đối với Việt Nam thì theo một bài của báo Thanh Niên ngày 26/11 : " Tàu chiến Trung Quốc gia tăng vây ép tàu dân sự Việt Nam " từ tháng 10 năm nay.
RFI :Còn Tổng thống Obama có đủ cứng rắn không ? Có trấn an được các nước đang bị Trung Quốc chèn ép hay không ?
Ngô Vĩnh Long : Lập trường của Tổng thống Obama một phần là do sự thể hiện quan tâm của các nước trong khu vực ASEAN. Mỹ không có thể làm gì vượt qua sự yêu cầu của các nước trong khu vực này, trong đó đặc biệt là Việt Nam, Philippines, và Malaysia.
Mỹ đã hứa cung cấp vũ khí cho Philippines, Việt Nam và các nước khác để bảo vệ an ninh trên Biển Đông và đã thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cùng trợ giúp. Nhật cũng đã hứa cung cấp tàu chiến và vũ khí cho Philippines và Việt Nam. Hàn Quốc đã bán máy bay cho Philippines máy bay tác chiến FA-50, v.v.
Mỹ đã đơn phương tuần tra xung quanh một vài khu vực ở Trường Sa, nhưng đến nay chưa có nước Đông Nam Á nào chịu tuần tra chung với Mỹ mặc dầu đã có những kêu gọi từ một số chính trị gia Mỹ như Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Tôi nghĩ một trong những lý do cho việc do dự này không phải vì Mỹ chưa trấn an được các nước đang bị Trung Quốc chèn ép mà vì một số nước thấy lợi ích với Trung Quốc trên các bình diện khác quan trọng hơn.
Thượng nghị sĩ Mỹ và nhiều nhà phân tích chiến lược ở Mỹ đang thúc đẩy Obama nên có lập trường cứng rắn hơn.
RFI :Sự kiện Luật Quốc phòng Mỹ 2016 có điều khoản về " South China Sea Initiative' "có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Điều khoản gọi là “ Sáng kiến về Biển Đông ” trong Luật Quốc phòng Mỹ 2016 nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng được chỉ định trợ giúp về quân sự và huấn luyện cho các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore, Thái Lan và Đài Loan với " mục đích tăng cường an ninh biển và sự hiểu biết về các lãnh vực trên biển của các nước dọc Biển Đông ".
Do đó, hai vấn đề quan trọng ở đây : 1) Mỹ muốn kéo các nước trên hợp tác với nhau và với Mỹ ở Biển Đông. 2) Để hợp thức hoá việc tăng viện trợ quân sự cho các nước trong khu vực.
Lầu Năm Góc đã tuyên bố viện trợ 119 triệu Mỹ kim năm 2015 và 140 triệu năm 2016 cho các nước Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Philippines.
Điều luật này giao cho hai Bộ trường Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ quyền xúc tiến các hoạt động nhằm " tăng cường an ninh hàng hải và năng lực giám sát trên biển của các nước ven Biển Đông ", cụ thể là năm nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Đây là lần đầu tiên mà một bộ luật tại Mỹ vạch ra một cách chi tiết một khuôn khổ pháp lý cho một phần chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã lồng điều có thế gọi là " luật về Biển Đông " này vào trong tình hình căng thẳng hiện nay.
RFI : Hội nghị ASEAN tại Kuala Lumpur có bộc lộ yếu tố nào mới trên vấn đề Biển Đông hay không ?
Ngô Vĩnh Long : Hội nghị ASEAN vừa qua tại Kuala Lumpur có bộc lộ hai yếu tố mới liên quan với nhau trên vấn đề Biển Đông.
Yếu tố thứ nhất là các nước có quyền lợi trực tiếp nhiều nhất ở Biển Đông - trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia – đã tỏ rõ hơn là họ không còn nhiều hy vọng trong việc ASEAN có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc để “ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) ” hay thiết lập một cơ chế an ninh chung trên Biển Đông.
Yếu tố thứ hai là vì nhận định mà tôi mới vừa đề cập, các nước này một mặt nâng cấp quan hệ với nhau ngõ hầu có thể bảo vệ nhau và cùng nhau ngăn chặn sự bành trướng không ngừng của Trung Quốc. Mặt khác là xích gần lại với Hoa Kỳ hơn.
Một ví dụ là trước khi dự hội nghị ngày 22/11, Tổng thống Barack Obama đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược với ASEAN. Trong cuộc họp với các lãnh tụ các nước Đông Nam Á ngày 21/11, ông Obama cũng đã cảnh báo rằng vì ổn định và an ninh trong khu vực các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông nên ngưng việc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trên đó.
RFI :Phải chăng Trung Quốc vẫn có thái độ hung hăng cả trước lẫn sau hội nghị ASEAN ?
Ngô Vĩnh Long : Theo báo chí Trung Quốc thì trước hội nghị cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc gồm Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải đã tiến hành cuộc tập trận săn ngầm và đổ bộ quy mô lớn ở Biển Đông từ ngày 17-19/11/2015.
Riêng đối với Việt Nam thì theo một bài của báo Thanh Niên ngày 26/11 : " Tàu chiến Trung Quốc gia tăng vây ép tàu dân sự Việt Nam " từ tháng 10 năm nay.
RFI :Còn Tổng thống Obama có đủ cứng rắn không ? Có trấn an được các nước đang bị Trung Quốc chèn ép hay không ?
Ngô Vĩnh Long : Lập trường của Tổng thống Obama một phần là do sự thể hiện quan tâm của các nước trong khu vực ASEAN. Mỹ không có thể làm gì vượt qua sự yêu cầu của các nước trong khu vực này, trong đó đặc biệt là Việt Nam, Philippines, và Malaysia.
Mỹ đã hứa cung cấp vũ khí cho Philippines, Việt Nam và các nước khác để bảo vệ an ninh trên Biển Đông và đã thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cùng trợ giúp. Nhật cũng đã hứa cung cấp tàu chiến và vũ khí cho Philippines và Việt Nam. Hàn Quốc đã bán máy bay cho Philippines máy bay tác chiến FA-50, v.v.
Mỹ đã đơn phương tuần tra xung quanh một vài khu vực ở Trường Sa, nhưng đến nay chưa có nước Đông Nam Á nào chịu tuần tra chung với Mỹ mặc dầu đã có những kêu gọi từ một số chính trị gia Mỹ như Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Tôi nghĩ một trong những lý do cho việc do dự này không phải vì Mỹ chưa trấn an được các nước đang bị Trung Quốc chèn ép mà vì một số nước thấy lợi ích với Trung Quốc trên các bình diện khác quan trọng hơn.
Thượng nghị sĩ Mỹ và nhiều nhà phân tích chiến lược ở Mỹ đang thúc đẩy Obama nên có lập trường cứng rắn hơn.
RFI :Sự kiện Luật Quốc phòng Mỹ 2016 có điều khoản về " South China Sea Initiative' "có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Điều khoản gọi là “ Sáng kiến về Biển Đông ” trong Luật Quốc phòng Mỹ 2016 nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng được chỉ định trợ giúp về quân sự và huấn luyện cho các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore, Thái Lan và Đài Loan với " mục đích tăng cường an ninh biển và sự hiểu biết về các lãnh vực trên biển của các nước dọc Biển Đông ".
Do đó, hai vấn đề quan trọng ở đây : 1) Mỹ muốn kéo các nước trên hợp tác với nhau và với Mỹ ở Biển Đông. 2) Để hợp thức hoá việc tăng viện trợ quân sự cho các nước trong khu vực.
Lầu Năm Góc đã tuyên bố viện trợ 119 triệu Mỹ kim năm 2015 và 140 triệu năm 2016 cho các nước Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Philippines.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151204-bien-dong-trung-quoc-hung-hang-my-luat-hoa-sang-kien-can-thiep
Geen opmerkingen:
Een reactie posten