Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đã biên
soạn một danh sách các lái súng hàng đầu thế giới năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc
biệt tích trong số 25 lái súng hàng đầu. Tại sao lại như vậy?
Một chiếc J-11 của Trung QuốcTrong
bản danh sách mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đưa ra, các công ty
Mỹ chiếm thượng phong. Lockheed Martin với truyền thống và năng lực mạnh mẽ tiếp
tục dẫn đầu với doanh thu 35,49 tỉ USD, giảm đôi chút so với năm
2012.
Hãng Boeing có tổng doanh thu rất lớn với 86,623 tỉ USD nhưng tỷ
trọng xuất khẩu vũ khí của họ lại chỉ chiếm 35% nên tính ra việc chế tạo vũ khí
của Boeing chỉ đạt doanh thu 30,7 tỉ USD.
Trong top 5 lái súng thì có đến
4 công ty của Mỹ còn trong top 25 thì Mỹ chiếm 15 trong khi Nga chiếm 4. Tuy
nhiên, các công ty Trung Quốc bị loại vì "sự thiếu minh bạch trong mua bán vũ
khí gây ra những khó khăn về phương pháp thống kê" của SIPRI.
Cơ sở dữ
liệu của công nghiệp quốc phòng SIPRI, thành lập năm 1989, có chứa dữ liệu tài
chính và hoạt động của các công ty sản xuất vũ khí, trên toàn thế giới gồm cả
Mỹ, Nga, Anh, Pháp...
Theo báo chí phương Tây, Trung Quốc trong những năm
gần đây rất chịu khó đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, vũ khí mà Trung
Quốc xuất khẩu thương là vũ khí thông thường chứ không có sản phẩm mang tính
công nghệ cao vì họ chưa sở hữu các sáng chế độc quyền.
Trung Quốc chủ
yếu bán vũ khi cho các thị trường "dễ tính" mà "dễ tính" ở đây tức là không đòi
hỏi chất lượng cao mà chỉ cần giá rẻ theo đúng tinh thần hàng xuất khẩu "Made in
China".
Danh sách top 25 lái súng Gần đây,
Trung Quốc đang gắng "lên đời" trong đẳng cấp lái súng bằng việc xuất khẩu một
số xe bọc thép sang châu Phi và Pakistan nhưng con số vẫn khiêm tốn. Để làm một
lái súng có đẳng cấp như Mỹ thì Trung Quốc phải phấn đấu nhiều và bớt "sao
chép".
Xuất khẩu vũ khí công nghệ cao không đơn giản. Chẳng hạn Trung
Quốc có một số máy bay dòng J được chế tạo dựa trên dòng Su của Nga (J-11 được
coi là bản sao của Su-27 hay J-15 là bản sao của Su-33). Tuy nhiên, các nước đã
là bạn hàng của Nga sẽ từ chối mua máy bay của Trung Quốc vì sợ Nga mếch
lòng.
Nga đã vài lần nhắc nhở Trung Quốc không nên sao chép bừa bãi khi
chưa được Moscow đồng ý. Hơn nữa, chất lượng vũ khí của Trung Quốc cũng là một
vấn đề vì họ không phải là người làm chủ công nghệ, một số máy bay Trung Quốc
sản xuất hiện giờ vẫn phải mua động cơ từ Nga.
Còn những nước đã xài hàng
Mỹ thì thường hầu bao rủng rỉnh và họ không có nhu cầu nhập vũ khí Trung Quốc do
không phù hợp với hệ thống quốc phòng. Do đó, Trung Quốc chủ yếu vẫn phải dựa
vào xuất khẩu vũ khí "thô sơ" cho những thị trường ở châu Phi và Nam
Á.
therealrtz ⒸVietSN
Geen opmerkingen:
Een reactie posten