Lời kể của những cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-08-29
2015-08-29
Việc lừa những phụ nữ sang Trung Quốc rồi bán cho những kẻ môi giới là một vấn nạn đang diễn ra tại các tỉnh miền bắc, nhất là các tỉnh vùng biên.
Thông tín viên Hoàng Dung của Đài Á Châu tự do có dịp liên lạc được với hai cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc, nhưng may mắn tìm cách trốn thoát lại về Việt Nam, và được họ kể lại vụ việc.
Quá trình chạy trốn
Đối với rất hầu hết các trường hợp khi bị bán sang Trung Quốc rồi thì việc thoát được là chuyện hết sức khó khăn. Lý do vì nạn nhân không biết tiếng Trung Quốc, không thông thuộc địa hình và bị trông chừng rất nghiêm ngặt.
Hai cô Lý Thị Minh, Lý thị Sua nằm trong số may mắn ít ỏi chạy thoát khỏi Trung Quốc để về Việt Nam. Trước hết cô Lý Thị Minh cho biết.
‘‘Sau khi tôi đã sinh được một thằng con Trai cho ông Phe thì tôi được tự do hơn mà không bị gò bó như trước nữa và được dùng điện thoại. Và từ đó tôi đã lấy lòng gia đình ông Pay Long Phe. Sau nhiều lần năn nỉ tôi xin về Việt Nam để gặp bố mẹ và người thân thì đến ngày 22/7/2015, ông Phe đồng ý và đưa tôi về đến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Lúc đầu ông tính sẽ về gặp gia đình nhưng sau khi suy nghĩ lại ông quyết định ở bên kia biên giới để chờ tôi 3 ngày.
Cũng trong ngày 22/7/2015 ông Phe đã nhờ một người phụ nữ dắt tôi qua biên giới và tôi được gặp gia đình đón ở cửa khẩu Săm Pun, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và đưa tôi về nhà. Ngày 23/7/2015, tôi đã gọi điện thoại để báo cho ông Pay Long Phe biết là tôi không quay trở lại Trung Quốc. Nhưng Ông ta và người đàn bà dẫn đường đã gọi lại để thuyết phục tôi trở lại với ông nhưng tôi từ chối.”
Cô Lý Thị Sua cũng kể về trường hợp của bản thân:
‘‘Vào trưa ngày 29/04/2011 tôi và chị Lý Thị Sinh bị ông Sùng Sái Lự và 2 người đàn ông khác đem đi cho tới khoảng 3h chiều thì họ tách chúng tôi đi 2 nơi. Khi ấy chúng tôi khóc lóc van xin, sau đó ông Sùng Sái Lự dọa sẽ gọi điện thoại cho 2 người lúc nãy đến sẽ giết. Vì thế chúng tôi phải chấp nhận nghe lời ông Sùng Sái Lự. Đến khoảng 17 giờ ngày 29/04/2011, tôi bị đưa đến nhà ông Sùng Sái Lự trong gia đình có vợ và có 2 người con, và một người phụ nữ. họ canh chừng tôi cận thận vì sợ tôi trốn thoát.
Tôi rất mong muốn phía chính quyền Việt Nam bắt những kẻ buôn bán chúng tôi ra trước pháp luật để trừng họ thích đáng để tôi không còn sợ hại nữa.Ngày 30/04/2011 tôi chứng kiến ông Sùng Sái Lự là người Hmông Trung Quốc đã bán một người cô gái Hmông tên là Sia và ông này đi đón nhiều cô gái khác về để bán. Đến ngày 05/05/2011, lợi dụng sơ hỡ của gia đình ông Sùng Sái Lự tôi trốn thoát và được 2 người dân Trung Quốc giúp đỡ, sau đó họ dẫn tôi đến gặp công an Trung Quốc đưa về đến cửa khẩu Săm Pun, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam họ dặn tôi không được nói với công an Việt Nam rằng cô được công an Trung Quốc giúp mà chỉ nói cô đã gặp được người tốt đưa về. Vào sáng ngày 06/05/2011 tôi được gia đình đón về nhà khi công an huyện Mèo Vạc đã thông báo cho công an huyện Bảo Lâm.”
- Cô Lý Thị Sinh
Hai cô Minh và Sua cho biết thêm trong đợt bị lừa hồi năm 2011 còn có cô Lý Thị Sinh; tuy nhiên đến nay không biết tin tức gì của cô này. Lý Thị Sua chia sẻ về cô Lý Thị Sinh:
“Sau khi chúng tôi bị tách 2 người ra 2 nơi khác nhau và tôi đã khóc lóc xin được gọi điện gặp chị Sinh, vì thế ông Sùng Sái Lự đã chúng chúng tôi được nói chuyện khoảng 2 phút vì chúng tôi nói chuyện bằng tiếng phổ thông. Từ ngày chúng tôi gọi điện vào 01/05/2011 cho đến nay gia đình tôi không biết chị Sinh sống ở đâu, có còn sống nữa hay không?”
Sau khi thoát được về gia đình, vào ngày 17/07/2011 cô Lý Thị Sua nhận diện được một trong ba người đã lừa bán mình và bán chị Sinh và chị Minh sang Trung Quốc trong bữa chợ ở xóm Khuổi Vin nên cô đã làm đơn tố cáo đến công an Cao Bằng cũng như công an huyện Bảo Lâm. Đó là ông Lò Văn Hiền mà theo người dân ông này sống tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Cô Sua đã liên lạc với anh trai báo với công an sau đó công an huyện bắt Lò Văn Hiền. Tuy vậy sau một thời gian ngắn ông Dương Minh Hải là phó trưởng công an huyện Bảo Lâm đến gia đình cô Sua thông báo rằng công an đã điều tra và xác minh thấy ông Hiền không phải là tội phạm nên đã thả và Ông Hải khẳng định ông Hiền không phạm tội. Từ đó gia đình không thấy ông Hiền xuất hiện.
Vào ngày 24/08/2015 sau khi trở về Việt Nam cô Lý Thị Minh cũng tiếp tục làm đơn tố cáo những người bán mình sang Trung Quốc và nhờ công an phối hợp để tìm cô Lý Thị Sinh chưa biết sống chết thế nào. Tuy vậy vẫn chưa thấy chính quyền trả lời.
Nỗi ám ảnh
Dù thoát được trở về Việt Nam và được sum họp với gia đình, nhưng hai cô Lý thị Minh và Lý Thị Sua cho biết vẫn luôn bị ám ánh bởi những ngày tháng sống bên Trung Quốc nhất là khi đang còn người chị hiện không có thông tin.
Cô Lý Thị Minh tâm sự.
“Từ ngày tôi được về nhà thì tôi rất mừng nhưng tôi cũng rất lo lắng và không dám ra ngoài sợ bị nhóm của ông Lò Văn Hiền trả thù và sợ bắt cóc sang Trung Quốc tiếp. Hiện nay gia đình tôi cũng lo lắng cho tôi nên không đi làm thêm được. Mặt khác tôi không biết tương lai tôi sẽ làm gì và ra sao”?
Khi hỏi về nguyện vọng thì cô Lý Thị Sinh cho biết:
“Ước mong sẽ giải cứu được chị Lý Thị Sinh và nhiều thiếu nữ đang bị bán ở Trung quốc được về đoàn tụ với gia đình và tôi rất mong muốn phía chính quyền Việt Nam bắt những kẻ buôn bán chúng tôi ra trước pháp luật để trừng họ thích đáng để tôi không còn sợ hại nữa.”
Cái này tôi chưa nắm được đâu, nếu anh cần anh phải nhắn tin rõ địa chỉ cụ thể tên tuổi tôi mới kiểm tra lại được.Chúng tôi có liên lạc với văn phòng công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng để hỏi về vụ việc của hai cô Lý thị Minh và Lý thị Sua cũng như đơn tố cảo của họ thì một viên chức ở đó trả lời:
- Công an huyện Bảo Lâm
“Cái này tôi chưa nắm được đâu, nếu anh cần anh phải nhắn tin rõ địa chỉ cụ thể tên tuổi tôi mới kiểm tra lại được.”
Anh Hoàng Văn Tính, một người dân địa phương, khi được hỏi về trường hợp của ba cô gái vừa nêu cho biết:
“3 cô gái đã mất tích từ năm 2011, cô Sua đã về được gia đình từ ngày 06/05/2011. Còn cô Minh về được một tháng, còn Lý Thị Sinh chưa biết tin tức gì, chưa liên lạc được, không biết còn sống hay đã chết”?
Để kết thúc, chúng tôi mượn lời của cô Huỳnh Thục Vy, thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, nói về việc làm nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ Việt sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc:
“Nhằm ngăn chặn không để có trường hợp nào bị lừa bán nữa và sẽ đưa ra trước công luận biết. Hội sẽ hỗ trợ một ít về mặt kinh tế cho các nạn nhân nhưng hội muốn được gặp các nạn nhân để hiểu rõ về tình hình để đưa ra truyền thông và để viết báo cáo”.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten