maandag 24 augustus 2015

Chứng khoán thế giới lao dốc vì lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Thứ ba, 25/08/2015


Tin tức / Kinh tế

Chứng khoán thế giới lao dốc vì lo ngại về triển vọng kinh tế TQ

Nhân viên phản ứng tại sàn giao dịch chứng khoán New York, ngày 24/8/2015.
Nhân viên phản ứng tại sàn giao dịch chứng khoán New York, ngày 24/8/2015.

Tin liên hệ


Chứng khoán thế giới sụt giảm vì lo ngại TQ

Những chỉ số lớn của Mỹ giảm 3% hoặc hơn khi phiên giao dịch đóng cửa hôm thứ Sáu, châu Âu giảm khoảng 3%, và châu Á cũng bị ảnh hưởng

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giá vì Trung Quốc

Cổ phiếu sụt giá mạnh ở Trung Quốc và khắp châu Á hôm 21/8, sau khi các số liệu mới công bố về lĩnh vực sản xuất mang tính sống còn của Bắc Kinh thấp hơn so với dự kiến

Thị trường chứng khoán TQ dao động mạnh sau vụ phá giá đồng Nguyên

Các thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục bị dao động mạnh sau khi giới hữu trách Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng Nguyên hồi cuối tuần trước
Ron Corben
Các thị trường chứng khoán và tài chánh Châu Á hôm nay sụt giá mạnh, giữa có sự lo ngại mỗi lúc một nhiều về triển vọng kinh tế Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu. Theo tường trình của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, các nhà phân tích cho rằng sự dao động của thị trường chach sẽ kéo dài trong những ngày sắp tới, trong lúc hàng ngàn tỉ đô la đã tan thành mây khói trên các thị trường chứng khoán thế giới kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng Nguyên hay Nhân dân tệ.
Các thị trường hôm nay sụt giá với những sự thua lỗ tại các thị trường cổ phiếu Châu Á lan rộng sang Châu Âu và Hoa Kỳ, giữa lúc có sự bất định về sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc.
Chỉ số tổng hợp ở Thượng Hải giảm gần 9%, trong lúc chỉ số Topix của thị trường Tokyo sụt giá nhiều nhất trong 5 ngày kể từ khi xảy ra trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm 2011. Chỉ số Hằng Sinh ở Hồng Kông bây giờ giảm 25% so với mức cao nhất hồi tháng tư.
Giá nông khoáng sản cũng giảm mạnh, với dầu thô Brent xuống dưới mức 45 đô la một thùng. Nhiều loại chỉ tệ cũng sụt giá so với đồng đô la Mỹ.

Hôm nay là ngày thứ 7 liên tiếp các thị trường chính ở Châu Á Thái Bình Dương sụt giá, giảm gần 5%, mức cao nhất kể từ năm 2011.
Ông Daniel Bean, một chuyên gia về hối đoái của Ngân hàng ANZ, cho rằng tình hình thị trường hiện nay “đáng lo ngại.”
"Theo tôi thì câu hỏi mà người ta bắt đầu hỏi và chắc chắn là tôi đang hỏi là làm thế nào mà sự việc lại ra nông nỗi như vậy."
Hơn 5.000 tỉ đô la đã bị xoá khỏi giá trị của giá cổ phiếu toàn cầu kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng Nguyên.
Ông Daniel Martin, kinh tế gia cấp cao của công ty nghiên cứu Thị trường Vốn ở Singapore, cho rằng kinh tế Trung Quốc ổn định hơn so với cảm nhận của nhiều nhà đầu tư.
"Về thị trường vốn, nếu đây là một sự phản ánh đối với việc kinh tế Trung Quốc biểu hiện tệ hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta nghĩ trước đây, thì đương nhiên điều đó là một vấn đề lớn cho các nền kinh tế Châu Á. Nhưng chúng tôi không thật sự nghĩ rằng tình hình là như vậy.Chúng tôi nhận thấy đó là một sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán, một tiến trình đang diễn ra và sẽ chấm dứt trong vòng vài tuần lễ nữa."
Các nhà phân tích thị trường Châu Á nói rằng Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có thể chờ cho tới năm sau để tăng lãi suất của Mỹ, vì tình trạng bất trắc của thị trường vào lúc này.

http://www.voatiengviet.com/content/chung-khoan-chau-a-lao-doc-vi-lo-ngai-ve-trien-vong-kinh-te-trung-quoc/2930150.html

Thứ ba, 25/08/2015

Tin tức / Kinh tế

Chứng khoán thế giới sụt giảm vì lo ngại TQ

Một nhà đầu tư nhìn màn hình hiển thị giá cổ phiếu ở một trung tâm chứng khoán tại Bắc Kinh ngày 21/8/2015.
Một nhà đầu tư nhìn màn hình hiển thị giá cổ phiếu ở một trung tâm chứng khoán tại Bắc Kinh ngày 21/8/2015.

Tin liên hệ

Những lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, tình hình bất ổn chính trị gia tăng ở Hy Lạp, và sự bất định về dự định tăng lãi suất của Mỹ đã tác động tới nhà đầu tư và gây nên một vụ bán tháo cổ phiếu toàn cầu vào ngày thứ Sáu.
Những chỉ số lớn của Mỹ giảm 3% hoặc hơn khi phiên giao dịch đóng cửa hôm thứ Sáu, những chỉ số ở châu Âu giảm khoảng 3%, và những chỉ số chủ chốt của châu Á cũng bị ảnh hưởng.
Những lo ngại về tăng trưởng sút kém ở nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới cũng đẩy giá dầu và những mặt hàng thô khác xuống, với giá dầu thô giảm xuống dưới mức 40 đôla một thùng, mức thấp nhất trong sáu năm qua.
Nền kinh tế đáng lớn mạnh của Trung Quốc đã là động cơ tăng trưởng cho cả thế giới trong 10 năm qua, khi mức tăng trưởng nhanh chóng mặt cung cấp một thị trường cho năng lượng, mặt hàng thô, dịch vụ và những hàng hóa khác.
Một báo cáo mới cho thấy ngành công nghiệp to lớn của Trung Quốc đang thu hẹp lại thay vì phát triển là tin xấu mới nhất đối với những nhà đầu tư. Họ vốn đã lo lắng vì xáo trộn trong thị trường chứng khoán của Trung Quốc và việc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ.
Tâm trạng của nhà đầu tư càng trở nên u ám hơn vì bất ổn chính trị tiếp tục ở Hy Lạp, trong khi đảng cầm quyền nước này kêu gọi bầu cử sớm vào tháng sau. Vàng chứng kiến sự tăng giá trong khi một số nhà đầu tư lo lắng tìm nơi trú ẩn an toàn cho tiền của họ.
Khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản chịu tác động nhiều nhất từ những vấn đề ở các nước đang phát triển, theo một nghiên cứu mới. Những chuyên gia của Ngân hàng Wells Fargo nói rằng tăng trưởng kinh tế ở những thị trường đang trỗi dậy nhìn chung đã làm cho những thị trường này lớn hơn và khiến họ trở thành một phần quan trọng tiến trình kinh tế ở những nước giàu có suốt hơn 20 năm qua.

http://www.voatiengviet.com/content/chung-khoan-the-gioi-sut-giam-vi-lo-ngai-tq/2927996.html

Thứ ba, 25/08/2015

Tin tức / Kinh tế

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giá vì Trung Quốc

Bảng điện tử hiện thị chỉ số Nikkei của Tokyo sụt giảm 327,98 điểm xuống còn 20.392,77 điểm hôm 12/8/2015.
Bảng điện tử hiện thị chỉ số Nikkei của Tokyo sụt giảm 327,98 điểm xuống còn 20.392,77 điểm hôm 12/8/2015.
Cổ phiếu sụt giá mạnh ở Trung Quốc và khắp châu Á hôm 21/8, sau khi các số liệu mới công bố về lĩnh vực sản xuất mang tính sống còn của Bắc Kinh thấp hơn so với dự kiến.
Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải giảm 4,2% lúc đóng cửa, kéo dài tình trạng sụt giá trong tuần này tới mức 11%. Trong khi đó, chỉ số chính Thâm Quyến sụt giá 5,4%.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 3% lúc đóng cửa. Giá cổ phiếu cũng sụt giảm ở Hồng Kông, Seoul, Sydney, Singapore, Đài Loan, Bangkok và Jakarta.
Tại Hoa Kỳ, các chỉ số chứng khoán hôm qua cũng đồng loạt giảm giá. Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Standard & Poor’s 500 đều giảm 2,1%. Đây là mức sụt giảm tồi tệ nhất ở Phố Wall trong vòng 18 tháng.
Trong khi đó, hôm 21/8, tình trạng bán tháo ở châu Á vẫn gia tăng sau khi chỉ số quản lý sức mua Tài Tân, thường được theo dõi sát, cho thấy hoạt động sản xuất sụt giảm ở Trung Quốc trong tháng Tám.
Các nhà đầu tư cũng vẫn lo ngại về việc Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ cũng như việc liệu Bắc Kinh có tiếp tục tìm cách chống đỡ thị trường chứng khoán bất ổn hay không.
Nền kinh tế Trung Quốc hiện tăng trưởng chậm và có nhiều quan ngại rằng nước này có thể sẽ không đạt được mục tiêu GDP trong năm 2015 là khoảng “7%”. Mức tăng trưởng đó bị coi là thấp nhất của Trung Quốc trong vòng 11 năm, nhưng lại cao hơn so với mức của nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Việc Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ trong tháng được coi là một giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì hàng hóa xuất khẩu của nước này ở các thị trường nước ngoài sẽ rẻ hơn nhiều.
Nhưng việc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ sẽ gây ra một cuộc chiến tiền tệ trong khu vực, vì nhiều nước khác có thể giảm giá đồng tiền của họ để bảo vệ các thị trường xuất khẩu.

http://www.voatiengviet.com/content/thi-truong-chung-khoan-chau-a-sut-gia-vi-trung-quoc/2926832.html

Thứ ba, 25/08/2015

Tin tức / Kinh tế

Thị trường chứng khoán TQ dao động mạnh sau vụ phá giá đồng Nguyên

Các nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi giá cổ phiếu tại một trung tâm môi giới ở Bắc Kinh, ngày 18/8/2015.
Các nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi giá cổ phiếu tại một trung tâm môi giới ở Bắc Kinh, ngày 18/8/2015.
Bernard Shusman
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục bị dao động mạnh sau khi giới hữu trách Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng Nguyên còn gọi là Nhân dân tệ hồi cuối tuần trước. Theo tường thuật của thông tín viên Bernard Shusman của đài VOA, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng vụ phá giá đồng Nguyên tạo ra những tác động trên trường quốc tế, nhất là ở một số nước Phi Châu mà Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải ở Trung Quốc hôm thứ ba bị sụt hơn 6%, làm cho các thị trường khác ở Á Châu bị sụt điểm theo. Diễn tiến đó rõ ràng là một phản ứng đối với những loan báo hồi cuối trước, trong đó có những gợi ý là Bắc Kinh có lẽ sẽ ngưng những hành động can thiệp mạnh tay để hỗ trợ cho thị trường tài chánh.
Hôm thứ hai, ông Ben Bernanke, cựu Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, cho biết Washington lâu nay vẫn hối thúc Trung Quốc để cho các thị trường tiền tệ tự ấn định lấy tỉ giá hối đoái mà không có sự can thiệp của chính phủ.
"Tỉ giá của đồng tiền của Trung Quốc đã gia tăng rất đáng kể bởi vì nó bị cột chặt vào đồng đô la và điều đó tạo ra sức ép lên nền kinh tế Trung Quốc. Do đó, đây là một sự tự do hoá, một diễn tiến thật sự hướng tới chỗ để cho tỉ giá được định đoạt nhiều hơn bởi thị trường, một việc mà Hoa Kỳ thật sự mong muốn và đã yêu cầu cách đây rất lâu."

Tuy nhiên, giáo sư David Denoon, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc của Đại học New York, cho biết việc này cũng tạo ra nhiều vấn đề.
"Vấn đề là hệ thống ngân hàng của họ có rất nhiều những khoản nợ xấu. Họ có một thị trường trái phiếu rất hạn chế, và thị trường chứng khoán của họ, cả thị trường cổ phiếu lẫn thị trường trái phiếu, cũng rất nhỏ."
Ông Denoon cho rằng vụ phá giá đồng Nguyên đang tạo ra những tác động quốc tế, nhất là ở những nước Phi Châu mà Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất.
"Ảnh hưởng trực tiếp đối với Phi Châu sẽ là các mặt hàng tiêu thụ. Nó sẽ làm cho hàng tiêu thụ của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn, cho nên người dân Phi Châu sẽ mua những mặt hàng đó nhiều hơn. Và đồng thời, những sản phẩm mà Phi Châu bán sang Trung Quốc sẽ trở nên đắt đỏ hơn, cho nên Trung Quốc sẽ mua ít hơn."
Bắc Kinh nhiều lần nói rằng họ muốn đồng Nguyên trở thành một chỉ tệ tiêu chuẩn toàn cầu, tương tự như đô la Mỹ, đồng Euro và đồng bảng Anh. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Bernanke, cựu Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, hiện giờ Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để bước lên vũ đài thế giới.

http://www.voatiengviet.com/content/thi-truong-chung-khoan-trung-quoc-dao-dong-manh/2923708.html


Geen opmerkingen:

Een reactie posten