Lễ duyệt binh: Park Geun Hye có mặt, Kim Jong Un vắng bóng
Bắc Kinh đang chuẩn bị cho lễ diễu binh lớn kỷ niệm ngày chấm dứt Thế chiến 2. (Ảnh chụp ngày 22/08/2015).REUTERS/Damir Sagolj
Sau nhiều ngày thông tin nhỏ giọt, vào hôm nay, 25/08/2015, Trung Quốc chính thức tiết lộ danh sách 30 thượng khách sẽ đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng minh hôm 03/09. Danh sách cho thấy là hầu hết các lãnh đạo tầm cỡ của Phương Tây đều từ chối lời mời của Trung Quốc. Tại châu Á, điều đập mắt là sự hiện diện của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, trong lúc lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên, đồng minh chí cốt của Trung Quốc lại vắng mặt.
Trong danh sách bằng tiếng Hoa được Tân Hoa Xã công bố, nhân vật duy nhất có tầm cỡ thế giới là Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã từng xác nhận sẽ đến Bắc Kinh dự lễ từ lâu. Về các lãnh đạo châu Á, khách mời đáng chú ý nhất có lẽ là nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, chỉ mới đây thôi, được cho là còn cân nhắc quyết định đến Bắc Kinh dự lễ.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận một sự đảo ngược của lịch sử. Trên bán đảo Triều Tiên, kẻ thù cũ của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là Hàn Quốc, lại thên thiện với Bắc Kinh, trong lúc đồng minh thân thiết và bạn chiến đấu khi xưa là Bắc Triều Tiên lại tỏ vẻ lạnh nhạt : Lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong Un sẽ không đến Bắc Kinh, mà cử người thân tín đi thay là Choe Ryon Hae, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên.
Một chi tiết thứ hai là trong danh sách chỉ có lãnh đạo 5 nước Đông Nam Á mà thôi : Đó là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Quốc vương Cam Bốt Sihamoni, Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Choumaly Sayasone, Tổng thống Miến Điện Thein Sein, và Phó Chủ tịch tập đoàn quân sự Thái Lan Prawit Wongsuwan.
Bị các lãnh đạo phương Tây đương nhiệm tẩy chay, Trung Quốc như đã vớt lại bằng việc mời các cựu lãnh đạo. Trong cuộc họp báo vào hôm nay tại Bắc Kinh về buổi lễ sắp diễn ra, một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã cho biết là sẽ có ba cựu Thủ tướng đến dự : Cựu Thủ tướng Nhật Tomiichi Murayama, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder.
Về nước Pháp thì đại diện sẽ là Ngoại trưởng Laurent Fabius, còn Hoa Kỳ thì chỉ cử đại sứ của mình tại Bắc Kinh dự lễ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150825-trung-quoc-duyet-binh-park-geun-hye-co-mat-kim-jong-un-vang-bong
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận một sự đảo ngược của lịch sử. Trên bán đảo Triều Tiên, kẻ thù cũ của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là Hàn Quốc, lại thên thiện với Bắc Kinh, trong lúc đồng minh thân thiết và bạn chiến đấu khi xưa là Bắc Triều Tiên lại tỏ vẻ lạnh nhạt : Lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong Un sẽ không đến Bắc Kinh, mà cử người thân tín đi thay là Choe Ryon Hae, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên.
Một chi tiết thứ hai là trong danh sách chỉ có lãnh đạo 5 nước Đông Nam Á mà thôi : Đó là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Quốc vương Cam Bốt Sihamoni, Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Choumaly Sayasone, Tổng thống Miến Điện Thein Sein, và Phó Chủ tịch tập đoàn quân sự Thái Lan Prawit Wongsuwan.
Bị các lãnh đạo phương Tây đương nhiệm tẩy chay, Trung Quốc như đã vớt lại bằng việc mời các cựu lãnh đạo. Trong cuộc họp báo vào hôm nay tại Bắc Kinh về buổi lễ sắp diễn ra, một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã cho biết là sẽ có ba cựu Thủ tướng đến dự : Cựu Thủ tướng Nhật Tomiichi Murayama, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder.
Về nước Pháp thì đại diện sẽ là Ngoại trưởng Laurent Fabius, còn Hoa Kỳ thì chỉ cử đại sứ của mình tại Bắc Kinh dự lễ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150825-trung-quoc-duyet-binh-park-geun-hye-co-mat-kim-jong-un-vang-bong
Thủ tướng Nhật không dự lễ diễu binh ở Trung Quốc
Bắc Kinh sẽ huy động 850.000 dân để "đi tuần" khắp thủ đô trước buổi lễ diễu binh ngày 03/09/2015.AFP/Greg Baker
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định hoãn lại chuyến công du dự kiến vào tuần tới tại Trung Quốc. Chính phủ Nhật hôm nay, 24/08/2015, loan báo như trên, vào lúc Bắc Kinh đang ra sức chuẩn bị một cuộc diễu binh đại quy mô để khoa trương nhân kỷ niệm 70 quân Nhật bại trận trong Đệ nhị Thế chiến.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga tuyên bố, ông Abe đã quyết định hoãn lại chuyến viếng thăm « do tình hình tại Quốc hội », hàm ý việc Thủ tướng Abe đang gặp khó khăn trong việc thông qua dự án luật mở rộng phạm vi can thiệp của quân đội Nhật.
Nhưng theo báo chí Nhật Bản, chủ yếu là do Tokyo quan ngại trước tính cách « chống Nhật » của cuộc diễn binh hùng hậu xuyên qua trung tâm Bắc Kinh ngày 03/09 tới, để kỷ niệm ngày quân Nhật đầu hàng đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến. Ông Shinzo Abe đã bày tỏ ý muốn gặp gỡ ông Tập Cận Bình vào đầu tháng Chín, nhưng cuộc gặp này chưa được xác nhận.
Ông Suga nói thêm : « Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng quan hệ hai nước, khi hai nhà lãnh đạo có cơ hội gặp gỡ nhân các hội nghị quốc tế hay những sự kiện khác ».
Nhật Bản chiếm đóng một phần nước Trung Hoa trong thập niên 1930 cho đến khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Bắc Kinh luôn chỉ trích Tokyo là không nhìn nhận đúng mức tầm vóc các tội ác chiến tranh trong thời kỳ chiếm đóng, và cố tình gắn liền bất đồng về lịch sử này với tranh chấp lãnh thổ hiện nay.
Ông Tập Cận Bình hy vọng phô trương sức mạnh qua cuộc diễn binh hoành tráng như đã diễn ra tại Matxcơva hồi tháng Năm nhân kỷ niệm chiến thắng phát-xít Đức. Nhưng có vẻ như lần này, Trung Quốc cũng sẽ nhận được bài học cay đắng như Nga : bị lãnh đạo các nước tẩy chay. Các nguyên thủ phương Tây không tham dự vì sự can thiệp quân sự của Nga và Ukraina. Còn theo tờ Sankei, Thủ tướng Nhật nếu tham dự sẽ có nguy cơ bị Bắc Kinh coi là chấp nhận thái độ hung hăng của nước này trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, có rất ít nguyên thủ nước ngoài hiện diện tại lễ diễn binh. Seoul tuần trước cho biết Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye sẽ tham dự lễ kỷ niệm, nhưng không chắc sẽ tham dự buổi diễu binh.
Bắc Kinh cho biết quân đội 10 nước từ châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại dương đã nhận lời tham gia cuộc diễn binh đại quy mô, với 84% số vũ khí mới lần đầu tiên được Trung Quốc giới thiệu. Nhưng cho đến nay chỉ mới có Nga và Kazakhstan xác nhận sẽ tham gia.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150824-thu-tuong-nhat-khong-du-le-dieu-binh-o-trung-quoc
Nhưng theo báo chí Nhật Bản, chủ yếu là do Tokyo quan ngại trước tính cách « chống Nhật » của cuộc diễn binh hùng hậu xuyên qua trung tâm Bắc Kinh ngày 03/09 tới, để kỷ niệm ngày quân Nhật đầu hàng đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến. Ông Shinzo Abe đã bày tỏ ý muốn gặp gỡ ông Tập Cận Bình vào đầu tháng Chín, nhưng cuộc gặp này chưa được xác nhận.
Ông Suga nói thêm : « Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng quan hệ hai nước, khi hai nhà lãnh đạo có cơ hội gặp gỡ nhân các hội nghị quốc tế hay những sự kiện khác ».
Nhật Bản chiếm đóng một phần nước Trung Hoa trong thập niên 1930 cho đến khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Bắc Kinh luôn chỉ trích Tokyo là không nhìn nhận đúng mức tầm vóc các tội ác chiến tranh trong thời kỳ chiếm đóng, và cố tình gắn liền bất đồng về lịch sử này với tranh chấp lãnh thổ hiện nay.
Ông Tập Cận Bình hy vọng phô trương sức mạnh qua cuộc diễn binh hoành tráng như đã diễn ra tại Matxcơva hồi tháng Năm nhân kỷ niệm chiến thắng phát-xít Đức. Nhưng có vẻ như lần này, Trung Quốc cũng sẽ nhận được bài học cay đắng như Nga : bị lãnh đạo các nước tẩy chay. Các nguyên thủ phương Tây không tham dự vì sự can thiệp quân sự của Nga và Ukraina. Còn theo tờ Sankei, Thủ tướng Nhật nếu tham dự sẽ có nguy cơ bị Bắc Kinh coi là chấp nhận thái độ hung hăng của nước này trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, có rất ít nguyên thủ nước ngoài hiện diện tại lễ diễn binh. Seoul tuần trước cho biết Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye sẽ tham dự lễ kỷ niệm, nhưng không chắc sẽ tham dự buổi diễu binh.
Bắc Kinh cho biết quân đội 10 nước từ châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại dương đã nhận lời tham gia cuộc diễn binh đại quy mô, với 84% số vũ khí mới lần đầu tiên được Trung Quốc giới thiệu. Nhưng cho đến nay chỉ mới có Nga và Kazakhstan xác nhận sẽ tham gia.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150824-thu-tuong-nhat-khong-du-le-dieu-binh-o-trung-quoc
Bắc Kinh quảng cáo lễ diễn binh, nhưng im lặng về khách mời
binh sĩ Trung Quốc thao dợt chuẩn bị cho lễ diễn binh mừng 70 năm Đế quốc Nhật đầu hàng quân đồng minh.REUTERS/Damir Sagolj
Ngày 03/09/2015, Trung Quốc sẽ rầm rộ kỷ niệm ngày kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã ồn ào quảng cáo về buổi lễ diễn binh rầm rộ nhân dịp đó, nhưng lại không nói được là sẽ có lãnh đạo ngoại quốc nào đến dự lễ.
Hôm nay, các quan chức phụ trách tuyên truyền của Trung Quốc đã đặc biệt hướng dẫn báo chí ngoại quốc đi thăm các căn cứ quân sự ở bên ngoài thủ đô Bắc Kinh, nơi các đơn vị quân đội đang tập dợt cho buổi lễ diễn binh. Chính quyền không ngần ngại tiết lộ quy mô to lớn của buổi lễ diễn binh, quy tụ 12.000 lính và 500 phương tiện quân sự thuộc loại tối tân nhất được khoe rằng hơn 80% là do chính Trung Quốc chế tạo. Một ví dụ là nhân buổi lễ, sẽ có khoảng 200 phi cơ 20 loại khác nhau bay biểu diễn trên không.
Một điểm khác được Trung Quốc phô trương là có binh lính của hơn 10 quốc gia từ khắp các châu lục đến Bắc Kinh cùng tham gia diễn binh. Có điều là Trung Quốc không nói rõ đó là những nước nào. Điều chắc chắn là sẽ có lính Nga và Kazakhstan, và có thể có lính Mông Cổ. Lễ rầm rộ như vậy, dĩ nhiên là phải mời các lãnh đạo thế giới. Và ở đây cũng vậy, cho đến hôm nay, Bắc Kinh vẫn không thể cho biết danh sách cụ thể các thượng khách đến dự lễ duyệt binh của Trung Quốc.
Theo các thông tin rải rác, cho đến giờ chỉ mới có Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj, Tổng thống Ai Cập Sissi và Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman là đã chấp nhận lời mời. Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cho biết sẽ đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm chiến thắng đế quốc Nhật, nhưng theo phụ tá của bà, không chắc là lãnh đạo Hàn Quốc sẽ dự cuộc duyệt binh.
Với các động thái hung hăng dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền trên các vùng biển chung quanh, đặc biệt là tại Biển Đông, Trung Quốc đã bị cả thế giới phản đối. Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là rất nhiều nước không thể nhận lời mời tham dự lễ duyệt binh của Trung Quốc, vì làm như vậy có nghĩa tán đồng hành động thị uy quân sự của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bk-db-qs
Một điểm khác được Trung Quốc phô trương là có binh lính của hơn 10 quốc gia từ khắp các châu lục đến Bắc Kinh cùng tham gia diễn binh. Có điều là Trung Quốc không nói rõ đó là những nước nào. Điều chắc chắn là sẽ có lính Nga và Kazakhstan, và có thể có lính Mông Cổ. Lễ rầm rộ như vậy, dĩ nhiên là phải mời các lãnh đạo thế giới. Và ở đây cũng vậy, cho đến hôm nay, Bắc Kinh vẫn không thể cho biết danh sách cụ thể các thượng khách đến dự lễ duyệt binh của Trung Quốc.
Theo các thông tin rải rác, cho đến giờ chỉ mới có Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj, Tổng thống Ai Cập Sissi và Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman là đã chấp nhận lời mời. Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cho biết sẽ đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm chiến thắng đế quốc Nhật, nhưng theo phụ tá của bà, không chắc là lãnh đạo Hàn Quốc sẽ dự cuộc duyệt binh.
Với các động thái hung hăng dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền trên các vùng biển chung quanh, đặc biệt là tại Biển Đông, Trung Quốc đã bị cả thế giới phản đối. Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là rất nhiều nước không thể nhận lời mời tham dự lễ duyệt binh của Trung Quốc, vì làm như vậy có nghĩa tán đồng hành động thị uy quân sự của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bk-db-qs
Bắc Kinh huy động 850.000 trật tự viên giữ an ninh lễ duyệt binh
Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc duyệt bình 03/09, kỷ niệm 70 năm Nhật bại trận (1945). Ảnh chụp Quảng trường Thiên An Môn ngày 12/08/ 2015..REUTERS/Stringer
Bắc Kinh sẽ huy động 850.000 trật tự viên để tuần tra khắp thủ đô Trung Quốc trước khi diễn ra lễ duyệt binh khổng lồ ngày 03/09/2015, điểm nhấn của lễ kỷ niệm hoành tráng sự kiện Nhật đầu hàng đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến.
Các công dân « tình nguyện » này, đến từ « toàn bộ xã hội dân sự » Trung Quốc, đã được huấn luyện và sẽ được gởi đến « mỗi đại lộ, mỗi con hẻm » cũng như các cửa hàng và chợ. Họ sẽ báo cáo với lực lượng an ninh « tất cả những mối nguy hiểm ». Tân Hoa Xã dẫn lời một phát ngôn viên công an cho biết như trên.
Một sự huy động tổng lực như vậy không phải là hiếm thấy tại Trung Quốc. Những đội quân « tình nguyện » mang băng đỏ trên cánh tay thường xuyên được triển khai khi có những sự kiện quan trọng, chẳng hạn Thế vận hội 2008, hoặc năm sau đó là kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Để kỷ niệm lần thứ 70 sự kiện quân Nhật bại trận năm 1945, Trung Quốc tổ chức vào ngày 3 tháng Chín một cuộc duyệt binh vĩ đại (lần đầu kể từ 2009) mang màu sắc chính trị, nhằm chứng tỏ năng lực quân sự của mình.
Bắc Kinh luôn chỉ trích Tokyo là không nhìn nhận đúng mức tầm vóc của tội ác quân Nhật trong thời kỳ chiếm đóng, và gắn liền việc này với tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, có rất ít nguyên thủ các nước xác nhận sẽ đến tham dự lễ duyệt binh. Seoul hôm qua cho biết Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye sẽ đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm, nhưng không chắc bà sẽ hiện diện trong lễ diễu binh.
Cuộc duyệt binh sẽ diễn ra trước quảng trường Thiên An Môn, địa điểm tượng trưng cho quyền lực trung ương. Khu vực phía bắc của quảng trường đã đóng cửa đối với du khách từ đầu tháng Tám, lệnh giới nghiêm được áp đặt trong tuần này tại Thiên An Môn và các khu lân cận, cũng như ở trung tâm thương mại Vương Phủ Tỉnh (Wangfujing) cách đó không xa.
Khách sạn năm sao Grand Hyatt gần trung tâm này hôm qua thông báo không nhận đặt phòng từ ngày 1 đến ngày 4 tháng Chín. Ngày 3 tháng Chín, cả hai phi trường quốc tế Bắc Kinh và sân bay Nam Uyển (Nanyuan) ở phía nam thủ đô sẽ bị đóng cửa trong ba tiếng đồng hồ, tất cả các chuyến bay đều bị ngưng trong thời gian diễn ra duyệt binh. Các thị trường chứng khoán cũng bị cho ngưng hoạt động hai ngày.
Cuối cùng, báo chí cho biết đã tăng cường những biện pháp chận đứng nạn ô nhiễm, đảm bảo có một bầu trời xanh, vừa trong dịp diễu binh ngày 3 tháng Chín vừa cho Giải vô địch điền kinh thế giới, bắt đầu vào ngày mai 22 tháng Tám. Xe hơi tư nhân bị hạn chế lưu thông từ hôm qua, nhiều nhà máy ở Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc kế cận bị đóng cửa, cũng như một số công trường xây dựng.
Bắc Kinh phô trương vũ khí nhân mừng 70 năm chiến thắng Nhật
Theo một giới chức quân đội Trung Quốc, hôm nay 21/08/2015, được AFP dẫn lời, trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ngày 03/09/2015, chính quyền Trung Quốc sẽ cho diễu hành hàng loạt vũ khí tiến công tối tân.
Tướng Qu Rui – thuộc bộ phận phụ trách duyệt binh - cho báo giới biết : 27 loại vũ khí tấn công, trên bộ, trên biển và trên không, và « tấn công chiến lược » sẽ được phô diễn. Khoảng 84% trong số này được trưng ra lần đầu tiên. Viên tướng này còn cho biết tất cả các vũ khí nói trên đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Cuộc duyệt binh ngày 3/9 tới nhân kỷ niệm chiến thắng rất được chú ý. Về mặt chính thức, thắng lợi này được giới thiệu tại Trung Quốc như một « chiến thắng của nhân dân Trung Quốc chống lại quân đội Nhật và chiến tranh chống phát xít toàn thế giới ». Khoảng 10 quốc gia sẽ cử binh sĩ tới cùng duyệt binh.
Bắc Kinh đã gửi lời mời tới nhiều lãnh đạo các nước. Tổng thống Nga là hứa sẽ tham gia. Tổng thống Hàn Quốc nhận lời mời của Trung Quốc, nhưng việc tham dự lễ duyệt binh còn chưa được quyết định. Thủ tướng Nhật chưa có hồi đáp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150821-bac-kinh-huy-dong-850000-trat-tu-vien-giu-an-ninh-le-duyet-binh
Một sự huy động tổng lực như vậy không phải là hiếm thấy tại Trung Quốc. Những đội quân « tình nguyện » mang băng đỏ trên cánh tay thường xuyên được triển khai khi có những sự kiện quan trọng, chẳng hạn Thế vận hội 2008, hoặc năm sau đó là kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Để kỷ niệm lần thứ 70 sự kiện quân Nhật bại trận năm 1945, Trung Quốc tổ chức vào ngày 3 tháng Chín một cuộc duyệt binh vĩ đại (lần đầu kể từ 2009) mang màu sắc chính trị, nhằm chứng tỏ năng lực quân sự của mình.
Bắc Kinh luôn chỉ trích Tokyo là không nhìn nhận đúng mức tầm vóc của tội ác quân Nhật trong thời kỳ chiếm đóng, và gắn liền việc này với tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, có rất ít nguyên thủ các nước xác nhận sẽ đến tham dự lễ duyệt binh. Seoul hôm qua cho biết Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye sẽ đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm, nhưng không chắc bà sẽ hiện diện trong lễ diễu binh.
Cuộc duyệt binh sẽ diễn ra trước quảng trường Thiên An Môn, địa điểm tượng trưng cho quyền lực trung ương. Khu vực phía bắc của quảng trường đã đóng cửa đối với du khách từ đầu tháng Tám, lệnh giới nghiêm được áp đặt trong tuần này tại Thiên An Môn và các khu lân cận, cũng như ở trung tâm thương mại Vương Phủ Tỉnh (Wangfujing) cách đó không xa.
Khách sạn năm sao Grand Hyatt gần trung tâm này hôm qua thông báo không nhận đặt phòng từ ngày 1 đến ngày 4 tháng Chín. Ngày 3 tháng Chín, cả hai phi trường quốc tế Bắc Kinh và sân bay Nam Uyển (Nanyuan) ở phía nam thủ đô sẽ bị đóng cửa trong ba tiếng đồng hồ, tất cả các chuyến bay đều bị ngưng trong thời gian diễn ra duyệt binh. Các thị trường chứng khoán cũng bị cho ngưng hoạt động hai ngày.
Cuối cùng, báo chí cho biết đã tăng cường những biện pháp chận đứng nạn ô nhiễm, đảm bảo có một bầu trời xanh, vừa trong dịp diễu binh ngày 3 tháng Chín vừa cho Giải vô địch điền kinh thế giới, bắt đầu vào ngày mai 22 tháng Tám. Xe hơi tư nhân bị hạn chế lưu thông từ hôm qua, nhiều nhà máy ở Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc kế cận bị đóng cửa, cũng như một số công trường xây dựng.
Bắc Kinh phô trương vũ khí nhân mừng 70 năm chiến thắng Nhật
Theo một giới chức quân đội Trung Quốc, hôm nay 21/08/2015, được AFP dẫn lời, trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ngày 03/09/2015, chính quyền Trung Quốc sẽ cho diễu hành hàng loạt vũ khí tiến công tối tân.
Tướng Qu Rui – thuộc bộ phận phụ trách duyệt binh - cho báo giới biết : 27 loại vũ khí tấn công, trên bộ, trên biển và trên không, và « tấn công chiến lược » sẽ được phô diễn. Khoảng 84% trong số này được trưng ra lần đầu tiên. Viên tướng này còn cho biết tất cả các vũ khí nói trên đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Cuộc duyệt binh ngày 3/9 tới nhân kỷ niệm chiến thắng rất được chú ý. Về mặt chính thức, thắng lợi này được giới thiệu tại Trung Quốc như một « chiến thắng của nhân dân Trung Quốc chống lại quân đội Nhật và chiến tranh chống phát xít toàn thế giới ». Khoảng 10 quốc gia sẽ cử binh sĩ tới cùng duyệt binh.
Bắc Kinh đã gửi lời mời tới nhiều lãnh đạo các nước. Tổng thống Nga là hứa sẽ tham gia. Tổng thống Hàn Quốc nhận lời mời của Trung Quốc, nhưng việc tham dự lễ duyệt binh còn chưa được quyết định. Thủ tướng Nhật chưa có hồi đáp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150821-bac-kinh-huy-dong-850000-trat-tu-vien-giu-an-ninh-le-duyet-binh
Cư dân mạng bất bình vì bình hoa khổng lồ trước Thiên An Môn
Các công nhân đang dựng bình hoa khổng lồ trước quảng trường Thiên An Môn ngày 23/09/2013 chuẩn bị mừng Quốc khánh Trung Quốc 1/10.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Một bình hoa khổng lồ đặt trước quảng trường Thiên An Môn để mừng Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10, đã làm rộ lên nhiều lời bình phản đối khi báo chí tiết lộ chi phí dành cho vật trang trí ấn tượng này. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 29/09/2013 cho biết như trên.
Bình hoa màu đỏ cao đến 13 mét, có đường kính 11 mét, được sơn những nhánh tre vàng và cắm đầy những cành hoa giả màu sắc lòe loẹt và những quả đào khổng lồ, đã được đặt trước quảng trường Thiên An Môn, trung tâm quyền lực Trung Quốc trong tuần này.
Nhật báo Beijing Youth Daily của nhà nước nhấn mạnh, số tiền dành cho bình hoa trang trí này lên đến trên 570.000 nhân dân tệ (69.000 euro), tốn kém hơn chi phí trang hoàng của năm ngoái.
Một cư dân mạng Vi Bác giận dữ : « Ai đã cho phép chi từng ấy tiền của người đóng thuế ? ». Một người khác bực tức : « Đến 570.000 nhân dân tệ ! Số tiền này lẽ ra nên chi cho những việc khác có ích hơn ».
Bài báo cũng cho biết dù sao để tiết kiệm, quảng trường Thiên An Môn sẽ được trang hoàng « chỉ » với 800.000 bình hoa (kích cỡ thông thường), trong khi năm ngoái lên đến một triệu bình.
Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phô trương một chiến dịch giảm bớt lãng phí trong chính quyền, ra lệnh cấm xây dựng các công sở mới và đưa ra các chỉ thị về việc hạn chế tiệc tùng chiêu đãi ; sau khi đã có quá nhiều tai tiếng về các quan chức tham nhũng tổ chức ăn nhậu linh đình và đua nhau lập các dự án xây dựng vô ích.
Việc thành phố Dương Trung thuộc tỉnh Giang Tô cho dựng một bức tượng cá nóc khổng lồ cao đến 62 mét, tốn kém 70 triệu nhân dân tệ , cũng đã gây ra những lời chỉ trích về các hành động quá lố của các quan chức chính quyền.
Quảng trường Thiên An Môn thường được trang hoàng rực rỡ mừng Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10 hàng năm, là địa điểm để Đảng Cộng sản Trung Quốc khoe khoang những thành tích và kích động tình cảm dân tộc. Hàng ngàn du khách từ khắp nước đến đây trong dịp này, nơi Mao Trạch Đông được chôn cất trong Mao Chủ tịch Kỷ niệm Đường.
Thiên An Môn cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc. Mao Trạch Đông từng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đây, và vào năm 1989 đã xảy ra cuộc thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ. Con số chính thức do Bắc Kinh đưa ra là có 241 người thiệt mạng trong vụ đàn áp này kể cả quân nhân, và 7.000 người bị thương. Nhưng theo các quan sát viên độc lập, thì có đến trên 1.000 người bị sát hại tại Bắc Kinh, chưa kể số người chết ở các tỉnh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20130929-cu-dan-mang-bat-binh-vi-binh-hoa-khong-lo-truoc-thien-an-mon
Nhật báo Beijing Youth Daily của nhà nước nhấn mạnh, số tiền dành cho bình hoa trang trí này lên đến trên 570.000 nhân dân tệ (69.000 euro), tốn kém hơn chi phí trang hoàng của năm ngoái.
Một cư dân mạng Vi Bác giận dữ : « Ai đã cho phép chi từng ấy tiền của người đóng thuế ? ». Một người khác bực tức : « Đến 570.000 nhân dân tệ ! Số tiền này lẽ ra nên chi cho những việc khác có ích hơn ».
Bài báo cũng cho biết dù sao để tiết kiệm, quảng trường Thiên An Môn sẽ được trang hoàng « chỉ » với 800.000 bình hoa (kích cỡ thông thường), trong khi năm ngoái lên đến một triệu bình.
Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phô trương một chiến dịch giảm bớt lãng phí trong chính quyền, ra lệnh cấm xây dựng các công sở mới và đưa ra các chỉ thị về việc hạn chế tiệc tùng chiêu đãi ; sau khi đã có quá nhiều tai tiếng về các quan chức tham nhũng tổ chức ăn nhậu linh đình và đua nhau lập các dự án xây dựng vô ích.
Việc thành phố Dương Trung thuộc tỉnh Giang Tô cho dựng một bức tượng cá nóc khổng lồ cao đến 62 mét, tốn kém 70 triệu nhân dân tệ , cũng đã gây ra những lời chỉ trích về các hành động quá lố của các quan chức chính quyền.
Quảng trường Thiên An Môn thường được trang hoàng rực rỡ mừng Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10 hàng năm, là địa điểm để Đảng Cộng sản Trung Quốc khoe khoang những thành tích và kích động tình cảm dân tộc. Hàng ngàn du khách từ khắp nước đến đây trong dịp này, nơi Mao Trạch Đông được chôn cất trong Mao Chủ tịch Kỷ niệm Đường.
Thiên An Môn cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc. Mao Trạch Đông từng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đây, và vào năm 1989 đã xảy ra cuộc thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ. Con số chính thức do Bắc Kinh đưa ra là có 241 người thiệt mạng trong vụ đàn áp này kể cả quân nhân, và 7.000 người bị thương. Nhưng theo các quan sát viên độc lập, thì có đến trên 1.000 người bị sát hại tại Bắc Kinh, chưa kể số người chết ở các tỉnh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20130929-cu-dan-mang-bat-binh-vi-binh-hoa-khong-lo-truoc-thien-an-mon
Geen opmerkingen:
Een reactie posten