donderdag 27 augustus 2015

Vụ Nổ súng tàu cao tốc Pháp: 'Người hùng’ kể chuyện

Nổ súng tàu Pháp: 'Người hùng’ kể chuyện

  • 24 tháng 8 2015


Image copyright Reuters
Image caption Từ trái qua, Anthony Sadler, Alek Skarlatos và Chris Norman nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh ở thành phố Arras, Pháp

Hành khách người Mỹ chế ngự tay súng trên chuyến tàu từ Amsterdam đến Paris cho biết bản năng sinh tồn đã khiến ông phản ứng.
Binh sĩ Không quân Spencer Stone cho biết ông vừa tỉnh ngủ thì thấy tay súng và đã tiến đến khống chế tay súng này hôm 21/8.
Ông chế ngự tay súng với sự giúp sức của Alek Skarlatos, Vệ binh Quốc gia bang Oregon, sinh viên Mỹ Anthony Sadler và hành khách người Anh Chris Norman.
Họ được tổng thống Pháp Francois Hollande trao tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh, huy hiệu cao quý nhất của Nhà nước Pháp vào hôm 24/8.
Một hành khách người Pháp, người muốn giấu tên, và một người đàn ông Mỹ gốc Pháp-đã bị bắn trong cuộc tấn công cũng sẽ nhận được huân chương này vào thứ Hai.
Trong khi đó, nhà chức trách Pháp cho biết nghi can Ayoub El-Khazzani, 25 tuổi, người Morocco đang bị thẩm vấn, có mối liên hệ với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Người này nằm trong danh sách nghi phạm do nhà chức trách Tây Ban Nha chuyển cho Pháp trong tháng 2/2014.
Ông ta được cho là đã sống ở Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và đã đi du lịch đến Syria.
Hugh Schofield, phóng viên BBC News tại Paris cho hay, người Pháp đang bày tỏ lòng ngưỡng mộ ba người Mỹ đã hành động nhanh chóng để chế ngự tay súng trên một chuyến tàu cao tốc của hãng
Thalys.
Trong cuộc họp báo vào chiều chủ nhật 23/8 tại sứ quán Mỹ ở Paris, ba người Mỹ xuất hiện như nguyên mẫu của ‘người hùng Mỹ’: đẹp trai, mạnh mẽ, khiêm tốn.
Trong quá khứ, 70 năm trước, người Pháp đã từng biết ơn sự hy sinh của Mỹ trong cuộc đổ bộ Normandy.
Tuy vậy, trong lúc báo chí Pháp đề cập nhiều đến ba ‘người hùng Mỹ’, một người Pháp cũng đóng vai trò anh hùng trong vụ này vẫn còn vô danh.

'Sống còn'

Lần đầu tiên xuất hiện trước một rừng ống kính của phóng viên, ông Stone, vẫn đang bị bó bột tay vì chấn thương.
Khi được hỏi điều gì đã khiến ông phản ứng tức thời như vậy, ông trả lời: "Sống còn".



Image copyright BBC World Service
Image caption An ninh trên chuyến tàu Thalys đã được tăng cường sau vụ tấn công
"Tôi quay lại và thấy ông ta đang cầm một khẩu súng giống như AK-47 hình như bị kẹt đạn.
"Alek nhấn vào vai tôi và nói: 'Đi nào" và chạy đến khống chế ông ta".
Vụ tấn công xảy ra khi một hành khách người Pháp vào nhà vệ sinh, thấy tay súng và cố gắng khống chế ông ta. Hành khách này đã yêu cầu giữ kín tên tuổi.
Tay súng nã đạn và hành khách người Mỹ gốc Pháp đã bị thương. Ông Stone cho biết nhìn thấy máu chảy từ cổ người này.
"Tôi nhấn hai ngón tay vào chỗ mà tôi cho là động mạch và máu ngừng chảy", ông nói. "Tôi chỉ nói ‘Tạ ơn Chúa’ và giữ yên vị trí đó cho đến khi nhân viên y tế xuất hiện".

'Bản năng'

Ông Skarlatos cũng cho biết phản ứng của ông chủ yếu xuất phát ‘từ bản năng’ còn huấn luyện quân sự chỉ giúp ông cấp cứu cho nạn nhân người Pháp.
Ông Skarlatos không đồng tình với tuyên bố của luật sư của tay súng rằng ông ta chỉ muốn cướp hành khách vì đói.


Ông cho biết tay súng trang bị rất nhiều đạn và có ‘ý định tấn công rõ ràng", nhưng có vẻ người này ‘chưa qua đào tạo’.
"Nếu tay súng biết mình đang làm gì, tất cả chúng tôi đã gặp rắc rối lớn và có lẽ sẽ không thể có mặt ở đây ngày hôm nay”.
Ông Stone nói vụ tấn công hôm 21/8 ‘giống như một ác mộng’.
An ninh trên tàu cao tốcThalys đã được tăng cường sau vụ tấn công.
Việc tuần tra, kiểm tra an ninh cũng sẽ được tăng cường tại các trạm xe lửa quốc tế.
An ninh của Pháp đã đặt được trong tình trạng báo động cao từ tháng 1/2015 khi các chiến binh Hồi giáo giết chết 17 người tại Paris - trong đó có các cuộc tấn công tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị của người Do Thái.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150822_france_train_shooting_instinct


PhápQuốc tếChâu ÂuAn ninhKhủng bố

Hậu Thalys : Châu Âu họp bàn tăng cường an ninh


mediaAyoub El Khazzani, nghi phạm chíinh trong âm mưu tấn công Thalys - DR
Hôm nay, 26/08/2015, hãng tin AFP cho biết nhiều nước Châu Âu sẽ cùng nhau họp bàn về các biện pháp an ninh « cụ thể » tại Paris vào thứ Bẩy tới. Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Giao thông của chín nước có các tuyến đường sắt nối liền nhau sẽ tham dự.
Bộ trưởng các nước Pháp, Đức, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Thụy Sĩ sẽ bàn về các biện pháp nhằm kiểm tra hiệu quả hơn các hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng này.
Câu hỏi lớn được Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Bernard Cazeneuve, đặt ra là : « Liệu có thể triển khai các biện pháp kiểm soát cùng lúc và đồng bộ tại các nước trong Liên Hiệp Châu Âu để phát huy tính năng của ‘phiếu S’ (danh sách các cá nhân đe dọa an ninh quốc gia) ? ».
Quyết định trên được đưa ra sau vụ khủng bố hụt trên tầu cao tốc Thalys, tuyến đường Amsterdam (Hà Lan) và Paris (Pháp). Thủ phạm là một thanh niên gốc Maroc, 25 tuổi, bị các hành khách trên tầu khống chế. Hiện thủ phạm đã bị truy tố vì tội âm mưu giết người, tội phạm có tổ chức và tàng trữ vũ khí.

http://vi.rfi.fr/phap/20150826-hau-thalys-chau-au-hop-ban-tang-cuong-an-ninh

Khủng bốPhápQuốc tếChâu ÂuĐiểm báo

Đối phó thế nào với những kẻ khủng bố đơn lẻ ?

mediaChuyến tàu Thalys bị khủng bố hụt.REUTERS/Pascal Rossignol
Vụ khủng bố trên chuyến tàu tốc hành Amsterdam – Paris cuối tuần trước được báo chí Pháp hôm nay, 24/08/2015, xem xét kỹ lưỡng. « Ayoub El Khazzani. Một phần tử Hồi giáo cực đoan nay đây mai đó » là tựa trang nhất của Libération. Le Figaro : « Thalys : điều tra về một ‘’kẻ khủng bố bình thường’’ », ‘‘bình thường’’ bởi cũng như nhiều phần tử cực đoan khác người này đã lọt khỏi theo dõi của an ninh Châu Âu. Xã luận La Croix chú ý đến các thách thức của một loại hành động khủng bố mới rất khó kiểm soát, do một cá nhân đơn lẻ thực hiện vào bất cứ thời điểm nào, và tại bất cứ đâu.
« Đằng sau vụ tấn công hụt trên Thalys, một loạt các câu hỏi » là hồ sơ chính của La Croix. Nghi phạm khủng bố là một kiều dân gốc Maroc 25 tuổi, được Tây Ban Nha cấp thẻ tạm trú bảy năm (2007-2014). Trước cuộc tấn công này, anh ta sống tại Bruxelles, nhưng không có nơi ở cố định. La Croix đặt câu hỏi : « Phải chăng đã có lỗ hổng trong hệ thống giám sát ? ». Mặc dù thủ phạm vụ tấn công Ayoub El Khazzani đã nằm trong tầm ngắm của ít nhất cơ quan an ninh ba nước Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ từ lâu, nhưng ngành an ninh dường như đã bị mất dấu nhân vật này.
Theo Le Figaro, tên tuổi và các thông tin về El Khazzani được lưu lại trong hồ sơ của an ninh Pháp với mã số « S », tức có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Gần 5.000 hồ sơ như vậy được đánh số tùy theo độ nguy hiểm từ 1 đến 16 (số 1 là mức độ nghiêm trọng nhất). El Khazzani được xếp vào loại S3. Mức độ này đòi hỏi cảnh sát « phải thu thập tối đa thông tin, nhưng không được gây chú ý ». Hồ sơ về các đối tượng mang mã số « S » được chia sẻ với toàn thể các quốc gia của Liên Hiệp Châu Âu. Vẫn theo Le Figraro, cảnh sát Bỉ đặt câu hỏi về mối liên hệ có thể có giữa El Khazzani với các phần tử Hồi giáo cực đoan tại thành phố Verviers, một trong những khu vực tuyên truyền thánh chiến có ảnh hưởng mạnh nhất tại Bỉ. Với khoảng 300 công dân Bỉ sang Trung Đông chiến đấu dưới ngọn cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Bỉ được coi là quốc gia bị thánh chiến Hồi giáo ảnh hưởng mạnh nhất Châu Âu, xét theo tỷ lệ dân số.
SNCF lo giao thông bị cản trở, nếu lập cửa kiểm soát
Les Echos ghi nhận « Chính phủ Pháp bị áp lực sau vụ tấn công Thalys », với việc cánh hữu nắm lấy vụ việc này để đòi hỏi các biện pháp an ninh mới. Nghị sĩ Eric Ciotti, trợ lý Tổng thư ký đảng đối lập Những người Cộng hòa, đề nghị lập một số trung tâm giam giữ những kẻ, có thể là mối đe dọa ». Chính phủ Pháp và công ty đường sắt quốc gia SNCF đã nhanh chóng tuyên bố, kể từ ngày 01/09 tới, sẽ thiết lập một số điện thoại quốc gia để báo động nguy hiểm trên các tuyến đường sắt, và gia tăng các thông điệp cảnh báo tại các ga tàu (bài « An ninh trên tàu hỏa thành tâm điểm thảo luận »).
Tuy nhiên, nếu như tại Tây Ban Nha, hành lý của hành khách lên tàu tại nhiều ga phải qua trạm kiểm soát bằng tia X, kể từ vụ khủng bố Madrid 2004, thì chưa có gì cho thấy Pháp sẽ áp dụng ngay các biện pháp này. Thiếp lập các cửa kiểm soát đồng nghĩa với việc làm chậm lại dòng lưu chuyển giao thông tại một quốc gia với khoảng 5 triệu người sử dụng đường sắt mỗi ngày, theo Le Figaro (bài « SNCF không có ý định thiết lập cửa kiểm soát »). Chính phủ Pháp nhắc lại, hiện tại an ninh tại 3.000 ga tàu trên toàn quốc đã được lực lượng an ninh bảo đảm, với sự hỗ trợ của 7.000 quân nhân, được huy động trong chiến dịch Sentinelle, cũng như 3.000 nhân viên vũ trang thuộc lực lượng bảo vệ SNCF và 1.250 nhân viên RATP. Số điện thoại quốc gia 3117, từ trước đến nay vốn chỉ được dùng để thông báo về các hành động côn đồ trên tàu, sắp tới sẽ có thể được dùng để báo hiệu về những hành vi cử chỉ đáng ngờ.
Trên La Croix, nhân dịp này, luật gia Emmanuelle Saulnier-Cassia nêu lại đề nghị của Cơ quan hình sự Châu Âu, Europol, về việc lập một trung tâm chống khủng bố chung của Liên Hiệp.
Nguy cơ khủng bố và trách nhiệm của công dân
Trả lời cho câu hỏi, biện pháp nào có thể đối phó lại được với hình thức khủng bố mới, được tiến hành bất ngờ bởi một cá nhân đơn độc như trên, xã luận của La Croix nhận xét :
« Dự báo được những hành động như vậy là việc rất khó khăn với chính quyền. Có thể cải thiện mức độ phối hợp giữa các cơ quan an ninh của các quốc gia Châu Âu nhằm xác định được những người chuyển sang lập trường cực đoan, tuy nhiên, không thể giảm hoàn toàn nguy cơ (khủng bố). Hơn nữa xã hội hiện nay không chắc đã sẵn sàng cho việc gia tăng hệ thống theo dõi và các thủ tục kiểm tra phức tạp trên các phương tiện giao thông hay nơi công cộng. Trong các điều kiện như vậy, trách nhiệm của mỗi người là rất quan trọng…. Đó là những gì đã diễn ra trên chuyến tàu Thalys Amsterdam-Paris, sự can thiệp can đảm của một số hành khách đã cho phép vô hiệu hóa một cá nhân trang bị đầy đủ vũ khí, và sẵn sàng hành động ».

http://vi.rfi.fr/phap/20150824-doi-pho-the-nao-voi-nhung-ke-khung-bo-don-le

Geen opmerkingen:

Een reactie posten