Gần 5 triệu trẻ em Ấn Độ lao động dưới 14 tuổi
Canhr trẻ em lao động ở một xưởng ở Howrah, bang Bengale, đông bắc Ấn Độ..AFP PHOTO/Deshakalyan CHOWDHURY
Khoảng 5 triệu trẻ em dưới 14 tuổi được tuyển dụng làm việc tại Ấn Độ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và tại một số nhà máy nhỏ bất hợp pháp. Tại quốc gia Nam Á này, luật pháp không cấm lao động trẻ em, trừ một số nghề nguy hiểm, như khai thác mỏ hay những nghề nghiệp sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, một dự luật cấm hoàn toàn trẻ lao động dưới 14 tuổi đã được chính phủ thông qua và có thể được trình lên Nghị viện trong những tháng tới.
Phải mất tới ba năm để dự luật cấm lao động trẻ em dưới 14 tuổi mới được trình lên Nghị viện. Tháng 5 vừa qua, nội các đã thông qua văn bản cấm mọi hình thức lao động đối với trẻ em dưới 14 tuổi, trừ trường hợp giúp đỡ cho gia đình.
Tuy nhiên, theo ông Bhuwan Ribbu thuộc tổ chức phi chính phủ Bachpan Bachao Andolan do Kailash Sathyarti, giải Nobel hòa bình 2014, thành lập, thì trường hợp giúp đỡ gia đình phải được giải thích rõ ràng để tránh bị lạm dụng.
Ông nêu ví dụ : « Nếu tôi ngồi trong cửa hàng của cha mình khi ông ấy đi ăn trưa, tôi không phải là trẻ lao động. Nhưng nếu một người đàn ông để cho con của họ hàng hay cháu trong làng làm việc tại cửa tiệm của ông ta, thì đây là trường hợp lạm dụng. Gia đình chỉ bao gồm bố mẹ và con cái. Hơn nữa, cần phải có thêm một định nghĩa về lao động trẻ em : vì nếu cha tôi bắt tôi làm việc tại cơ sở sản xuất của ông ấy và cấm tôi đi học, việc này phải bị pháp luật trừng phạt ».
80% trẻ em làm việc tại nông thôn, chủ yếu là ngoài đồng. Ngay cả khi luật trên được thông qua, cần phải có thời gian để áp dụng luật này vào những vùng hẻo lánh, nơi cảnh sát làm việc không hiệu quả.
Cảnh sát vừa cứu một đứa trẻ tại thủ đô New Delhi. Cậu bé này làm việc hơn 11 giờ mỗi ngày trong một xưởng sản xuất giầy, ăn ngủ tại chỗ và từ hai tháng nay, chưa bao giờ đặt chân ra khỏi xưởng.
Xuất thân từ một gia đình làm nông nghèo tại vùng nông thôn Bihar, phía đông bắc Ấn Đô, cậu bé kể lại : « Cháu có nhiều vết thương ở tay. Cháu từng bị bỏng vì dùng các loại sản phẩm dán giầy. Hiện giờ cháu đã khá hơn, cháu không còn nhiều vết sẹo nữa. Hàng ngày, cháu phải dán từ 200 đến 400 đôi giầy. Có một ông thường xuyên đánh cháu để cháu làm việc nhiều hơn nữa. Nhưng những cú đòn này lại làm cháu ốm. Cháu rất yếu. Thế nhưng, ở làng, cha cháu vừa mất, vì thế, cháu tự nhủ, với số tiền kiếm được, cháu có thể giúp đỡ gia đình ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150613-gan-5-trieu-tre-em-an-do-lao-dong-duoi-14-tuoi
Tuy nhiên, theo ông Bhuwan Ribbu thuộc tổ chức phi chính phủ Bachpan Bachao Andolan do Kailash Sathyarti, giải Nobel hòa bình 2014, thành lập, thì trường hợp giúp đỡ gia đình phải được giải thích rõ ràng để tránh bị lạm dụng.
Ông nêu ví dụ : « Nếu tôi ngồi trong cửa hàng của cha mình khi ông ấy đi ăn trưa, tôi không phải là trẻ lao động. Nhưng nếu một người đàn ông để cho con của họ hàng hay cháu trong làng làm việc tại cửa tiệm của ông ta, thì đây là trường hợp lạm dụng. Gia đình chỉ bao gồm bố mẹ và con cái. Hơn nữa, cần phải có thêm một định nghĩa về lao động trẻ em : vì nếu cha tôi bắt tôi làm việc tại cơ sở sản xuất của ông ấy và cấm tôi đi học, việc này phải bị pháp luật trừng phạt ».
80% trẻ em làm việc tại nông thôn, chủ yếu là ngoài đồng. Ngay cả khi luật trên được thông qua, cần phải có thời gian để áp dụng luật này vào những vùng hẻo lánh, nơi cảnh sát làm việc không hiệu quả.
Cảnh sát vừa cứu một đứa trẻ tại thủ đô New Delhi. Cậu bé này làm việc hơn 11 giờ mỗi ngày trong một xưởng sản xuất giầy, ăn ngủ tại chỗ và từ hai tháng nay, chưa bao giờ đặt chân ra khỏi xưởng.
Xuất thân từ một gia đình làm nông nghèo tại vùng nông thôn Bihar, phía đông bắc Ấn Đô, cậu bé kể lại : « Cháu có nhiều vết thương ở tay. Cháu từng bị bỏng vì dùng các loại sản phẩm dán giầy. Hiện giờ cháu đã khá hơn, cháu không còn nhiều vết sẹo nữa. Hàng ngày, cháu phải dán từ 200 đến 400 đôi giầy. Có một ông thường xuyên đánh cháu để cháu làm việc nhiều hơn nữa. Nhưng những cú đòn này lại làm cháu ốm. Cháu rất yếu. Thế nhưng, ở làng, cha cháu vừa mất, vì thế, cháu tự nhủ, với số tiền kiếm được, cháu có thể giúp đỡ gia đình ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150613-gan-5-trieu-tre-em-an-do-lao-dong-duoi-14-tuoi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten