Trung Quốc đứng đầu danh sách đen ISIS dọa trả thù
Ông Ngô Tư Khoa, đặc phái viên của Trung Quốc đến
Trung Đông tháng trước, tuyên bố 100 khủng bố ở Tân Cương là những kẻ được đào
tạo ở Syria và Iraq.
Trung Quốc cần phải bắt đầu hành động chống lại Phong trào Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) nếu không thì họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng lo ngại trong hoàn cảnh hoạt động khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan trong nước đang gia tăng. Đó là nhận định của tạp chí The Diplomat.
The Diplomat cho biết một mặt Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại phong trào Nhà nước Hồi giáo, nhưng mặt khác chính sách "bất bạo động" của Bắc Kinh tại Trung Đông đã khiến họ "nói nhiều hơn làm" đối với các nhóm Hồi giáo cực đoan tại đây.
The Diplomat phân tích với bối cảnh hiện giờ, Trung Quốc không thể khoanh tay mãi với tình hình ở Trung Đông, lảng tránh việc đối đầu với Nhà nước Hồi giáo. Bởi vì nếu để tổ chức này tiếp tục lan rộng ảnh hưởng thì nó sẽ không chỉ đe dọa lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Trung Đông mà còn tác động xấu đến an ninh nội địa.
Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố từ các phong trào tôn giáo cực đoan, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo cực đoan người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Trong vài năm qua, đã có nhiều vụ khủng bố ở địa điểm trong và ngoài Tân Cương, nhắm vào dân thường và thậm chí cả đồn cảnh sát.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố một chiến dịch chống khủng bố kéo dài ở Tân Cương hồi tháng 5 năm nay. Người đứng đầu chính quyền địa phương, ông Trương Xuân Hiền tuyên bố phát động "chiến tranh nhân dân chống khủng bố".
Theo The Diplomat, ông Tập Cận Bình công khai nêu vấn đề chống khủng bố 22 lần trong 3 tháng kể từ sau vụ khủng bố tấn công bằng dao tại ga Côn Minh vào cuối tháng Ba khiến 33 người thiệt mạng và 140 người khác bị thương .
Với chủ nghĩa khủng bố trong nước đã là một vấn đề ngày càng đáng báo động ở Trung Quốc, phong trào Nhà nước Hồi giáo rất có thể tận dụng điều này để tuyển mộ nhiều người từ các khu vực như Tân Cương để mở rộng ảnh hưởng. Ông Ngô Tư Khoa, đặc phái viên của Trung Quốc đến Trung Đông tháng trước, tuyên bố 100 khủng bố ở Tân Cương là những kẻ được đào tạo ở Syria và Iraq.
Tháng trước, phong trào Nhà nước Hồi giáo phát đi tuyên bố chúng sẽ tìm cách trả thù những ai chống lại người Hồi giáo ở 20 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, chúng đề cập đến Trung Quốc đầu tiên. Trong clip phát trên mạng, lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi đã nhiều lần nói đến Trung Quốc và Tân Cương. Baghdadi chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo trong khu vực và kêu gọi tất cả người Hồi giáo tại Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của y.
"Thực tế là, Trung Quốc đã nhận ra họ là một mục tiêu của ISIS", The Diplomat phân tích. "Trung Quốc không thể khoanh tay trước tình hình này. Nhưng nếu Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động chống khủng bố quốc tế, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả trong nước".
soha
Trung Quốc cần phải bắt đầu hành động chống lại Phong trào Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) nếu không thì họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng lo ngại trong hoàn cảnh hoạt động khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan trong nước đang gia tăng. Đó là nhận định của tạp chí The Diplomat.
The Diplomat cho biết một mặt Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại phong trào Nhà nước Hồi giáo, nhưng mặt khác chính sách "bất bạo động" của Bắc Kinh tại Trung Đông đã khiến họ "nói nhiều hơn làm" đối với các nhóm Hồi giáo cực đoan tại đây.
The Diplomat phân tích với bối cảnh hiện giờ, Trung Quốc không thể khoanh tay mãi với tình hình ở Trung Đông, lảng tránh việc đối đầu với Nhà nước Hồi giáo. Bởi vì nếu để tổ chức này tiếp tục lan rộng ảnh hưởng thì nó sẽ không chỉ đe dọa lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Trung Đông mà còn tác động xấu đến an ninh nội địa.
Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố từ các phong trào tôn giáo cực đoan, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo cực đoan người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Trong vài năm qua, đã có nhiều vụ khủng bố ở địa điểm trong và ngoài Tân Cương, nhắm vào dân thường và thậm chí cả đồn cảnh sát.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố một chiến dịch chống khủng bố kéo dài ở Tân Cương hồi tháng 5 năm nay. Người đứng đầu chính quyền địa phương, ông Trương Xuân Hiền tuyên bố phát động "chiến tranh nhân dân chống khủng bố".
Theo The Diplomat, ông Tập Cận Bình công khai nêu vấn đề chống khủng bố 22 lần trong 3 tháng kể từ sau vụ khủng bố tấn công bằng dao tại ga Côn Minh vào cuối tháng Ba khiến 33 người thiệt mạng và 140 người khác bị thương .
Với chủ nghĩa khủng bố trong nước đã là một vấn đề ngày càng đáng báo động ở Trung Quốc, phong trào Nhà nước Hồi giáo rất có thể tận dụng điều này để tuyển mộ nhiều người từ các khu vực như Tân Cương để mở rộng ảnh hưởng. Ông Ngô Tư Khoa, đặc phái viên của Trung Quốc đến Trung Đông tháng trước, tuyên bố 100 khủng bố ở Tân Cương là những kẻ được đào tạo ở Syria và Iraq.
Tháng trước, phong trào Nhà nước Hồi giáo phát đi tuyên bố chúng sẽ tìm cách trả thù những ai chống lại người Hồi giáo ở 20 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, chúng đề cập đến Trung Quốc đầu tiên. Trong clip phát trên mạng, lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi đã nhiều lần nói đến Trung Quốc và Tân Cương. Baghdadi chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo trong khu vực và kêu gọi tất cả người Hồi giáo tại Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của y.
"Thực tế là, Trung Quốc đã nhận ra họ là một mục tiêu của ISIS", The Diplomat phân tích. "Trung Quốc không thể khoanh tay trước tình hình này. Nhưng nếu Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động chống khủng bố quốc tế, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả trong nước".
soha
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=803758
Geen opmerkingen:
Een reactie posten