Ấn Độ trở lại thăm dò dầu khí ngoài khơi Việt Nam
Một giàn khoan của ONGC trên biển.@ongc
Theo báo chí Ấn Độ, công ty Nhà nước của Ấn Độ Oil & Natural Gas ( ONGC ) dự định mở lại các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam, tại khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo điện tử TODAYonline của Ấn Độ hôm nay, 28/08/2015, trích dẫn một nhân vật nắm rành hồ sơ này, nhưng xin được giấu tên, cho biết công ty Nhà nước nói trên đã được chính phủ của thủ tướng Narendra Modi chấp thuận cho tiến hành khoan các giếng thăm dò dầu khí ở một khu vực tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đây là khu vực mà công ty ONGC đã được cấp quyền thăm dò dầu khí vào năm 2006. Lần cuối cùng mà ONGC thử tiến hành khoan thăm dò tại khu vực này là vào năm 2009, 3 năm trước khi Trung Quốc cũng gọi thầu thăm dò dầu khí tại đây.
Theo nhận định của TODAYonline, hành động nhằm xác quyết quyền thương mại của Ấn Độ tại vùng biển tranh chấp là một dấu hiệu cho thấy thủ tướng Modi đang cùng với Hoa Kỳ và các nước châu Á khác đối lại với tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tờ báo trích lời một chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore nhận định : « Rõ ràng là Ấn Độ có những lợi ích ở Biển Đông, cho nên mới tăng cường quan hệ hàng hải với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Và việc Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng Ấn Độ Dương khiến New Delhi cảm thấy bực bội hơn ».
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã gia tăng nỗ lực nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, đặc biệt qua các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Hôm qua, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Ấn Độ là không nên có bất cứ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.
Theo thẩm định của Tân Hoa Xã thì Biển Đông có trữ lượng khoảng 30 tỷ tấn dầu và 16 ngàn tỷ mét khối khí đốt, tức là chiếm một phần ba tổng nguồn dầu khí của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150828-an-do-tham-do-dau-khi-tro-lai-ngoai-khoi-viet-nam
Theo nhận định của TODAYonline, hành động nhằm xác quyết quyền thương mại của Ấn Độ tại vùng biển tranh chấp là một dấu hiệu cho thấy thủ tướng Modi đang cùng với Hoa Kỳ và các nước châu Á khác đối lại với tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tờ báo trích lời một chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore nhận định : « Rõ ràng là Ấn Độ có những lợi ích ở Biển Đông, cho nên mới tăng cường quan hệ hàng hải với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Và việc Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng Ấn Độ Dương khiến New Delhi cảm thấy bực bội hơn ».
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã gia tăng nỗ lực nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, đặc biệt qua các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Hôm qua, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Ấn Độ là không nên có bất cứ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.
Theo thẩm định của Tân Hoa Xã thì Biển Đông có trữ lượng khoảng 30 tỷ tấn dầu và 16 ngàn tỷ mét khối khí đốt, tức là chiếm một phần ba tổng nguồn dầu khí của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150828-an-do-tham-do-dau-khi-tro-lai-ngoai-khoi-viet-nam
Geen opmerkingen:
Een reactie posten