Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa
Trận hải chiến để giữ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công xâm lược của Trung Quốc đã xảy ra 40 năm qua. Có 74 sĩ quan và binh sĩ hải quân Việt nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận hải chiến đó.
Thân nhân và đồng sự của những liệt sĩ hiện còn trong nước đó nói gì về biến cố đó sau 40 năm trời đằng đẵng với bao thay đổi của thế sự.
Hồi tưởng
Một người được nhắc đến nhiều trong số những liệt sĩ hy sinh tại trận hải chiến sinh tử suốt ba ngày từ 17 đến 19 tháng giêng năm 1974 là thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm HQ10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà kể lại việc được tin chồng tử trận trong cuộc hải chiến năm đó:
Lúc đó báo chí đăng nhiều lắm, tôi thấy chiến hạm HQ10- Nhật Tảo bị Trung Quốc bắn chìm, trong khi đó tôi cũng nghe các anh ở Bộ Tư lệnh Hải quân nói tôi trong ngày đó cứ chờ đến 6 giờ chiều chiến hạm 16 về để biết tin tức thế nào. Đó là lời của ông đề đốc Hải quân nói. Chờ đến khi chiều HQ16 về thì biết chiếc HQ10 đã bị bắn chìm rồi, và ông Thà bị bắn chết khi ở trên đài chỉ huy. Tôi chỉ nghe nói lại như vậy thôi. Khi được báo tin như vậy, tôi có ra Bộ Tư lệnh Hải quân cùng với vợ của ông Nguyễn Thành Trí, và qua ngày sau Bộ Tư Lệnh Hải quân có đến nhà tôi làm lễ truy điệu. Đề đốc Tư lệnh có tới nữa.
Các anh ở Bộ Tư lệnh HQ nói tôi trong ngày đó cứ chờ đến 6 giờ chiều chiến hạm 16 về để biết tin tức thế nào. Đó là lời của ông đề đốc HQ nói. Chờ đến khi chiều HQ16 về thì biết chiếc HQ10 đã bị bắn chìm rồi, và ông Thà bị bắn chết khi ở trên đài chỉ huyMột thủy thủ phụ trách kỹ thuật trên chiến hạm HQ10, ông Trần Văn Hà hiện ngụ tại ấp 2, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, may mắn không bỏ mình trong cuộc hải chiến và trở về cùng 21 đồng đội khác cho biết một số suy nghĩ sau 40 năm được chứng kiến những người chỉ huy sẵn sàng tử thủ chết với tàu và để cho những thuộc cấp như ông được rời tàu trở về bờ:
Bà quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà
Ngày nhận được lệnh là tối 18, anh em đi ra Hoàng Sa rất phấn khởi, rất hăng say vì đi đánh Trung Quốc mà, hồi đó gọi là Trung Cộng. Tinh thần rất cao, tôi nghĩ thế. Lúc nào cũng thấy đó là việc làm mà mình không thấy uổng tiếc. Hôm nay hình dung lại bốn ngày trôi lênh đênh trên biển, tôi thấy mình rất sung sướng, hãnh diện; mặc dù thế nào đi nữa, mình cũng thấy có một phần nào đó.
Sau khi trở về từ cuộc hải chiến Hoàng Sa, người thủy thủ Trần Văn Hà được trao Hải Dũng bội tinh và phong lên cấp hạ sĩ.
Một hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành hàng hải kiêm hạ sĩ quan trưởng khối hành quân trên chiến hạm Trần Khánh Giư, ông Lữ Công Bảy, hiện sống tại Thủ Đức bày tỏ cảm xúc vào thời điểm kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa:
Nhớ lại tôi thấy đau lòng lắm, số anh em của chúng tôi đã hy sinh tại Hoàng Sa mà đến giờ này vẫn chưa được gì, mặc dù anh em của chúng tôi bảo vệ cho đất nước Việt nam, chứ không bảo vệ cho bất cứ chế độ nào hếtNhớ lại tôi thấy đau lòng lắm, số anh em của chúng tôi đã hy sinh tại Hoàng Sa mà đến giờ này vẫn chưa được gì, mặc dù anh em của chúng tôi bảo vệ cho đất nước Việt nam, chứ không bảo vệ cho bất cứ chế độ nào hết. Bảo vệ lãnh thổ Việt Nam nhưng chẳng may lực lượng của ta quá yếu không thể bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Tôi nghĩ những người nằm xuống xứng đáng được vinh danh với Tổ quốc Việt Nam.
ông Lữ Công Bảy
Sự lãng quên- ghi nhớ
Theo bà quả phụ thiếu tá Ngụy Văn Thà thì sau khi chồng tử trận bà nhận được các chế độ cô nhi tử sĩ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian ngắn đến khi miền nam thất thủ thì mọi nguồn trợ cấp đó đều không còn. Bà phải lo kế sinh nhai nuôi cho ba đứa con gái mất cha mà cháu lớn nhất khi ông Ngụy Văn Thà tử trận mới chín tuổi. Suốt gần bốn thập niên qua, gia đình bà dường như sống trong quên lãng.
Những binh lính dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Ngụy Văn Thà cũng trôi nổi như cuộc đời của người thủy thủ Trần Văn Hà qua lời kể của ông sau đây:
Có đi cải tạo rồi cuộc sống cũng vất vả dữ lắm. Quê tôi ở quận Châu Thành, tỉnh Long An. Vợ chồng ‘đùm túm’ về Bạc Liêu để kiếm đường đi nhưng cuối cùng đi không được và tá túc đến nay luôn.
Tình cờ Báo Đại Đoàn Kết có phát hiện ra, họ hỏi và tôi cũng kể lại rành rẽ vụ việc. Ngày 22 tháng 12 vừa qua, báo đó có tôn vinh những người thuộc các thế hệ người Việt bảo vệ Biển đảo, lúc đó tôi cũng gặp được vợ hạm trưởng và hạm phóHồi tháng 7 năm 2011, một số nhân sĩ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm các cuộc chiến tranh biên giới phía nam, phía bắc và hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa đã mời bà quả phụ Ngụy Văn Thà đến tham dự. Đó là lần được nhắc đến công trạng của người chồng tử trận lần đầu tiên gần mấy chục năm qua. Bà kể lại:
ông Trần văn Hà
Lúc đó năm 2011 mới được nhắc nhở đến, và từ đó đến nay luôn được nhắc nhở đến Hoàng Sa- Trường Sa. Người ta nói ông Thà là một anh hùng đánh nhau với một cường quốc.
Tờ Đại đoàn kết trong nước, cơ quan ngôn luận của trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam gần đây cũng có vinh danh những người bảo vệ biển đảo của Việt Nam, và người thủy thủ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên chiến hạm HQ10, ông Trần văn Hà cũng được mời đến tham dự. Ông cho biết:
Tình cờ Báo Đại Đoàn Kết có phát hiện ra, họ hỏi và tôi cũng kể lại rành rẽ vụ việc. Ngày 22 tháng 12 vừa qua, báo đó có tôn vinh những người thuộc các thế hệ người Việt bảo vệ Biển đảo, lúc đó tôi cũng gặp được vợ hạm trưởng và hạm phó. Họ cũng được bên chính phủ Việt nam này tôn vinh trong ngày 22 tháng 12 vừa rồi.
...Mong muốn lớn nhất của tôi là bây giờ cho đến ngàn năm sau lúc nào Hoàng Sa và Trường Sa cũng là của Việt Nam. Thế hệ của chúng tôi không giữ được thì thế hệ sau này cũng tìm cách thu hồi lãnh thổ đã bị vào tay Trung Quốc.Ông Lữ Công Bảy
Mong ước
Những người từng liên hệ đến cuộc hải chiến cách đây 40 năm cũng bày tỏ những mong muốn như nhiều người Việt hiện nay là thấy phần đất của tổ quốc được thu hồi trở về dù thế hệ này không thực hiện được thì các thế hệ mai sau phải làm được điều đó.
Bà quả phụ Ngụy Văn Thà bày tỏ:
Bây giờ đảo Hoàng Sa do Trung Quốc nắm giữ rồi, ước muốn của mình là giới trẻ cũng nhớ đến ông cha trước kia đã hy sinh bảo vệ đất nước, tổ quốc thì mong tuổi trẻ bây giờ cũng giống vậy thôi.
Ông Lữ Công Bảy cũng có cùng tâm trạng:
Mong muốn lớn nhất của tôi là bây giờ cho đến ngàn năm sau lúc nào Hoàng Sa và Trường Sa cũng là của Việt Nam. Thế hệ của chúng tôi không giữ được thì thế hệ sau này cũng tìm cách thu hồi lãnh thổ đã bị vào tay Trung Quốc.
Trong cuộc làm việc với Hội lịch sử hồi cuối năm 2013, thủ tướng Việt Nam có nói đến việc tưởng niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa và 35 năm cuộc chiến tranh biên giới phía bắc; tuy nhiên sau đó thông tin liên quan trên các báo trong nước đều bị gỡ bỏ.
Nhiều người trong và ngoài nước vẫn thắc mắc về thái độ của chính phủ Hà Nội hiện nay khi tỏ ra dè dặt đối với những cuộc chiến bảo vệ đất nước trước đây như cuộc hải chiến Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 và chiến tranh biên giới phía bắc tháng 2 năm 1979.
Trung Quốc là lực lượng tấn công xâm lăng trong hai cuộc chiến đó và nhiều binh sĩ Việt Nam phải bỏ mình để bảo vệ tổ quốc. Theo lẽ thường bản thân họ phải được ghi công là liệt sĩ và thân nhân họ cần được đền đáp xứng đáng về những hy sinh phải chịu khi mất người thân. Tuy nhiên người chết vẫn chưa được chính quyền hiện nay vinh danh và người sống vẫn phải âm thầm tưởng nhớ dù biết rằng sự hi sinh của người thân họ là vì sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten