Tin tức / Việt Nam
Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’
Người từng bị tuyên án tử hình trong vụ Vinalines hôm nay khai rằng ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.
Ông Dương Chí Dũng nói như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, xác nhận với VOA Việt Ngữ về lời khai của nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
“Ở phiên tòa, anh Dũng khai thông tin rằng chiều ngày 17 [tháng Năm 2012], ông Ngọ cho biết ý kiến của Thủ tướng đồng ý khởi tố, bắt giam anh Dũng rồi nói là anh hãy lánh đi một thời gian. Sau đó anh Dũng khai là trên cơ sở đó ông ấy hoảng loạn nên tìm đường đi trốn”.
Tại tòa, ông Dũng cho biết ông đã bị tuyên án tử hình, nên ‘ra đây tôi chỉ khai sự thật’.
Trong khi đó, báo điện tử VnExpress đã dẫn lời ông Ngọ phủ nhận lời khai của ông Dũng và khẳng định rằng ông ‘không liên quan tới việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng’.
Giới chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam còn nói rằng ‘Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này’.
Thoạt đầu, nhiều tờ báo của Việt Nam không nêu đích danh ông Ngọ, trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines, khi đưa tin về lời khai của ông Dương Chí Dũng. Một số trang tin điện tử chỉ viết rằng ông Dũng đã được ‘ông anh’ mật báo.
Tới tối hôm nay, theo quan sát của VOA tiếng Việt, các báo lớn trong nước đều đưa tên của Thứ trưởng Bộ Công an lên trên tít.
Báo chí trong nước còn đưa tin, ông Dũng ‘khai đã mang 500.000 đôla tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an’.
Theo luật sư Nguyễn Đình Hưng, tình tiết mới phát sinh tại tòa này ‘có thể thay đổi tính chất vụ việc’.
“Theo quan điểm của tôi, nó sẽ phải thay đổi. Tôi đã trình bày quan điểm của tôi tại phiên tòa bởi vì tôi cho rằng như vậy thì không thể nói thân chủ của tôi là người chủ mưu được. Nếu như anh Dũng ông khai đúng, thì nó sẽ sinh ra việc có một người khác ở đâu đấy còn quan trọng hơn. Người ta sẽ xác định được mức độ của anh Dũng nguy hiểm hay không nguy hiểm, hoặc là những người ở bên dưới này chỉ nghe tin những người trên kia nói như thế thì người dưới trở thành người chấp hành. Tôi bảo vệ cho thân chủ của tôi, chúng tôi khẳng định rằng việc kết luận rằng ông Trọng chủ mưu, cầm đầu vụ đó, chúng tôi cho rằng không thỏa đáng vì nó đã có một người khác định hướng trước rồi thì làm sao lại nói những người bên dưới chủ mưu được. Chủ thì chỉ có một chủ chứ làm sao có nhiều chủ được”.
Báo chí trong nước đưa tin, sau khi căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện viện kiểm sát đã kiến nghị hội đồng xét xử ‘khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự’.
Theo điều luật này, ‘người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm’, và nếu ‘phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’.
Ngoài ra điều 286 còn quy định rằng ‘người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm’.
Ông Hưng cho biết sáng ngày 8/1, Viện kiểm sát sẽ đáp lại các quan điểm của luật sư và luật sư sẽ tranh luận tiếp rồi tòa sẽ tuyên án vào buổi chiều.
Trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm 16/12, tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.
Ông Dương Chí Dũng nói như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, xác nhận với VOA Việt Ngữ về lời khai của nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
“Ở phiên tòa, anh Dũng khai thông tin rằng chiều ngày 17 [tháng Năm 2012], ông Ngọ cho biết ý kiến của Thủ tướng đồng ý khởi tố, bắt giam anh Dũng rồi nói là anh hãy lánh đi một thời gian. Sau đó anh Dũng khai là trên cơ sở đó ông ấy hoảng loạn nên tìm đường đi trốn”.
Tại tòa, ông Dũng cho biết ông đã bị tuyên án tử hình, nên ‘ra đây tôi chỉ khai sự thật’.
Trong khi đó, báo điện tử VnExpress đã dẫn lời ông Ngọ phủ nhận lời khai của ông Dũng và khẳng định rằng ông ‘không liên quan tới việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng’.
Giới chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam còn nói rằng ‘Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này’.
Thoạt đầu, nhiều tờ báo của Việt Nam không nêu đích danh ông Ngọ, trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines, khi đưa tin về lời khai của ông Dương Chí Dũng. Một số trang tin điện tử chỉ viết rằng ông Dũng đã được ‘ông anh’ mật báo.
Tới tối hôm nay, theo quan sát của VOA tiếng Việt, các báo lớn trong nước đều đưa tên của Thứ trưởng Bộ Công an lên trên tít.
Báo chí trong nước còn đưa tin, ông Dũng ‘khai đã mang 500.000 đôla tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an’.
Theo luật sư Nguyễn Đình Hưng, tình tiết mới phát sinh tại tòa này ‘có thể thay đổi tính chất vụ việc’.
“Theo quan điểm của tôi, nó sẽ phải thay đổi. Tôi đã trình bày quan điểm của tôi tại phiên tòa bởi vì tôi cho rằng như vậy thì không thể nói thân chủ của tôi là người chủ mưu được. Nếu như anh Dũng ông khai đúng, thì nó sẽ sinh ra việc có một người khác ở đâu đấy còn quan trọng hơn. Người ta sẽ xác định được mức độ của anh Dũng nguy hiểm hay không nguy hiểm, hoặc là những người ở bên dưới này chỉ nghe tin những người trên kia nói như thế thì người dưới trở thành người chấp hành. Tôi bảo vệ cho thân chủ của tôi, chúng tôi khẳng định rằng việc kết luận rằng ông Trọng chủ mưu, cầm đầu vụ đó, chúng tôi cho rằng không thỏa đáng vì nó đã có một người khác định hướng trước rồi thì làm sao lại nói những người bên dưới chủ mưu được. Chủ thì chỉ có một chủ chứ làm sao có nhiều chủ được”.
Báo chí trong nước đưa tin, sau khi căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện viện kiểm sát đã kiến nghị hội đồng xét xử ‘khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự’.
Theo điều luật này, ‘người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm’, và nếu ‘phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’.
Ngoài ra điều 286 còn quy định rằng ‘người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm’.
Ông Hưng cho biết sáng ngày 8/1, Viện kiểm sát sẽ đáp lại các quan điểm của luật sư và luật sư sẽ tranh luận tiếp rồi tòa sẽ tuyên án vào buổi chiều.
Trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm 16/12, tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.
CTV Danlambao - Chiều ngày 7/1/2014, phiên tòa liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài tiếp tục diễn ra với những lời khai gây chấn động. Xuất hiện trước tòa trong vai trò nhân chứng, ông Dương Chí Dũng đã công bố thông tin về việc thứ trưởng bộ CA, thượng tướng Phạm Quý Ngọ nhận hàng triệu đô-la tiền hối lộ và chạy án.
Báo Thanh Niên cho biết, bắt đầu phiên xử buổi chiều, ông Dương Chí Dũng nói “Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật”. Sau đó, ông Dũng khai nhận việc đã rải tiền hối lộ cho hàng loạt quan chức cao cấp bộ công an để chạy án, trong đó có việc mang đến nhà riêng của thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ một túi tiền lên đến 500 ngàn đô-la mĩ. Ngoài ra, ông Ngọ còn bị tố cáo đã nhận hối lộ 1 triệu đô-la trong một vụ khác.
Ông Dương Chí Dũng nói trước tòa rằng: Chiều ngày 29-4-2012, vợ chồng ông này đã đến Tuần Châu, Quảng Ninh để thăm gia đình tướng Ngọ. Tại đây, ông Dũng gửi một phong bì tiền trị giá 10 ngàn đô-la Mĩ cho gia đình tướng Ngọ.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Dũng khai lý do buổi viếng thăm: “Tôi nói anh quan tâm giúp đỡ giúp tôi. Anh nói mọi việc để anh lo. Hôm đó tôi xuống có quà cho anh chị. Tôi biếu phong bì 10.000 USD. ”
Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ ông Dương Chí Dũng cũng xác nhận việc đưa tiền cho tướng Ngọ.
Để tránh bị phát hiện, tướng Ngọ còn yêu cầu ông Dũng sử dụng một số điện khác để liên lạc.
“Tối 2-5-2012, tôi có đến nhà anh Ngọ... Tôi mang theo túi 500.000 USD để biếu anh Ngọ"
Sau đó, đến ngày 14/5/2013, tướng Phạm Quý Ngọ bí mật gặp ông Dương Chí Dũng để tiết lộ bí mật điều tra. Đến ngày 17/5/2012, tướng Ngọ tiếp tục mật báo để ông Dũng bỏ trốn.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái, ông Dương Chí Dũng đều một mực không chịu khai báo danh tính của người đã mật báo để giúp ông này trốn thoát.
Dường như bản án tử hình về tội danh tham ô, cùng với sự xuất hiện của trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh tại ngày cuối phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái đã khiến ông Dũng thay đổi quyết định. Ông Dũng cũng nói rằng ông lo sợ bị giết hại trong quá trình điều tra.
Ông Dũng cho rằng bản thân ông đã bị tướng Ngọ đã cố ý hãm hại bằng cách làm sai lạc quá trình điều tra để ghép tội tử hình, dù trước đó tướng Ngọ đã nhận hối lộ 500 ngàn đô để chạy án.
Tố cáo sự 'trở cờ' của tướng Ngọ, ông Dũng nói: "Oan cho tôi nên tôi không nhận. Việc này có có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều tra không khách quan. Cố ý ép tội cho tôi chết”.
Đồng thời, tướng Phạm Quý Ngọ tiếp tục bị tố cáo nhận một khoản hối lộ khác lên đến 1 triệu đô-la do ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan cùng đưa. Bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, một trong những người giàu có nhất Việt Nam.
Ông Dũng nói: “Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5g về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà".
Ngoài ra, nhiều quan chức cao cấp trong bộ CA cũng đã nhận tiền chạy án của ông Dũng gồm có: Đại tá Trần Duy Thanh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) nhận hối lộ 20 ngàn đô-la và 1 chai rượu; và một cán bộ điều tra thuộc cục C48 tên Sơn nhận 10 ngàn đô-la
Theo báo Thanh Niên, trước đó ông Dương Chí Dũng cũng đã xin gặp chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhưng bị từ chối. Chủ tịch Sang cũng được nói là người đã yêu cầu phải “làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012”
Âm thanh: Ông Dương Chí Dũng khai nhận việc hối lộ 500 ngàn đô-la Mĩ cho tướng CA Phạm Quý Ngọ để chạy án và được ông Ngọ bắn tin bỏ trốn (Nguồn: Báo điện tử Một Thế Giới, Tuổi Trẻ Online)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten