Nữ hoàng truyện ngắn Alice Munro
Nhà văn Canada Alice Munro giành giải Nobel Văn học 2013. Ảnh chụp trong một sự kiện tại Toronto, Canada 2007.
REUTERS/Mike Cassese/Files
Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ RFI, nhà văn Nguyễn Đức Tường từ bang Quebec cho biết thêm về vị trí của « Nữ hoàng truyện ngắn, Alice Munro » trên văn đàn Canada, về văn phong của bà và nhất là vì sao Alice Munro, sau hơn một nửa thế kỷ cầm bút, mỗi tác phẩm của bà đều rất được chờ đợi. Bà được mệnh danh là một Tchekkov của Canada. Nhà văn Nguyễn Đức Tường nguyên là giáo sư Toán và Vật Lý tại Mỹ và Canada, nhưng đã đã có nhiều duyên nợ với văn chương. Ông từng là ban tập viên của tạp chí Thế Kỷ XIX.
Ấp ủ giấc mơ viết văn từ bé, truyện ngắn đầu tay « The Dimensions of a Shadow – Kích thước của một chiếc bóng » của bà được xuất bản năm 1950. Nhưng phải đợi đến cuối thập niên 1960 Alice Munro mới được độc giả biêt đến một cách rộng rãi qua Dance of the Happy Shades – Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc ».
Những năm gần đây, chiếu cao nhất trên văn đàn Canada được giành cho hai nhà văn nữ nặng ký : Magaret Atwood và Alice Munro. Hàng năm, cứ đến “mùa” Nobel là các tổ chức truyền thông Canada lại thi nhau tiên đoán ai sẽ được giải Nobel văn học.
Ở một góc đài là Magaret, già nửa thế kỷ trong nghề cầm bút với trên 50 cuốn sách/truyện đã xuất bản và mỗi lần ra mắt sách là một sự kiện – event. Góc bên kia là Alice, bà Hoàng truyện ngắn, cũng già nửa thế kỷ trong nghề cầm bút nhưng có vẻ nhẹ ký hơn, chỉ mới có 14 tập truyện đã xuất bản nhưng xuất hiện thường xuyên trên những tạp chí như The New Yorker, The Atlantic Monthly, The Paris Review... và được nhà văn Mỹ Jonathan Franzen ca tụng hết mình trên The New York Times nhân dịp tập truyện Runaway của bà được giải Giller 2004 lần thứ nhì, một giải văn học có hạng của Canada, kêu gọi đồng bào nên đọc Munro.
Điều này có lẽ rất quan trọng vì 10 năm trước, năm 1994, Munro xuất bản Open Secrets, bà được đề nghị cho giải thưởng văn học uy tín nhất của Canada lần thứ 5, Giải Toàn quyền Canada (Governor General's Award). Nhân dịp này, tạp chí The Paris Review cũng đã gửi hai phóng viên đến nhà bà ở Clinton để phỏng vấn cho một bài viết về Nghệ thuật Hư cấu.
Lần này khác, ngày 10/10/2013, Viện Hàn lâm Thụy Điển thông báo Giải thưởng Văn học 2013 được trao về tay một nhà văn của Canada, Alice Munro, “bậc thầy của truyện ngắn hiện đại”! Đây là lần đầu tiên giải văn học này vinh danh một nhà văn chỉ viết truyện ngắn.
Alice Munro là nhà văn nữ thứ 13 và là người phụ nữ Canada đầu tiên đã đoạt giải Nobel Văn học. Đúng ra, năm 1976 Saul Bellow, một tác giả sinh đẻ ở Lachine (Quebec), cũng đã đoạt giải Nobel, nhưng vì năm lên 9 tuổi, Bellow theo gia đình sang Chicago rồi sau đó lấy quốc tịch Hoa Kỳ, nên trước Alice Munro, Canada vẫn chưa có ai được trao giải Nobel.
Alice Munro, tên thật là Alice Ann Laidlaw, sinh ngày 10/07/1931 tại Wingham, một thị trấn nhỏ miền tây-nam Ontario, Canada. Năm 1949, cô được học bổng hai năm tại Đại học Western Ontario, chuyên về tiếng Anh và báo chí. Trong thời gian này cô cũng đồng thời phải làm đủ mọi thứ nghề: hầu bàn, hái thuốc lá hay phụ việc thư viện, để phụ thêm học bổng.
Năm 1951, cô rời đại học để kết hôn với James Munro, một sinh viên cùng trường. Họ dọn nhà đi Vancouver, British Columbia, nơi James có việc làm với Eaton, một nhà hàng bách hóa lớn. Năm 1963, hai vợ chồng chuyển đến Victoria, mở tiệm sách Munro's Books. Ngày nay vẫn còn hoạt động. Họ có bốn cô con gái, nhưng một người đã qua đời sớm.
Alice và James ly dị vào năm 1972. Năm 1973 Munro trở lại Đại học Western Ontario, bây giờ với tư cách một nhà văn nội trú. Năm 1976, Alice kết hôn với Gerald Fremlin, một bạn cũ thời còn là sinh viên. Hai vợ chồng dọn về Clinton, cách nhà thời thơ ấu của bà ở Wingham chừng nửa giờ lái xe và ở đây, Fremlin đã qua đời năm 2013 ở tuổi 88.
« Dance of the Happy Shades » khúc quanh định mệnh
Munro có ý định viết văn từ năm 12 tuổi, nhưng xuất bản tương đối muộn. Gần đây người ta phát hiện truyện ngắn đầu tiên, Kích thước của một Chiếc Bóng, (The Dimensions of a Shadow), xuất bản năm 1950, đăng trong tạp chí đại học Folio, được tái bản năm 2011 trong tạp chí Her Royal Majesty số 12. Đây là lần đầu tiên Munro ở tuổi mười tám được phổ biến rộng rãi. Kích thước của một Chiếc Bóng kể truyện một cô giáo mới nhậm chức trong thị trấn, cô đơn đi bộ về nhà vào ngày cuối cùng của niên học, một mình với trí tưởng tượng và nỗi sợ hãi của mình. Giọng văn đượm chút irony như thể báo hiệu những gì sẽ đến trong tương lai.
Năm 1968, ở tuổi 37, Alice Munro xuất bản tập truyện đầu tay, Dance of the Happy Shades – Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc. Với tác phẩm này Munro đoạt Giải Toàn quyền Canada, giải thưởng văn học hàng năm quan trọng nhất; bà sẽ còn đoạt giải này thêm hai lần nữa.
Dance of the Happy Shades cũng là tên một truyện ngắn trong tập truyện, lấy từ tiêu đề của bản dịch tiếng Anh của ba-lê/nhạc kịch Orpheus & Eurydice của Glück khi được trình diễn tại London lần đầu tiên. Vì liên hệ thần thoại này, chữ Shade ở đây cũng có thể chỉ một bóng ma, một cõi u minh nào đó – the Realm of the Shades.
Trong thần thoại Hy Lạp, đây là một chuyện tình rất thương tâm; Orpheus là một thi nhạc sĩ, tiếng nhạc của anh quyến rũ được thú hoang hay sỏi đá. Orpheus đi cứu vợ, Eurydice, từ thế giới bên kia; Hades, vua của cõi U Minh nhỏ lệ trước lời ca của Orpheus và cho Eurydice về dương thế, nhưng vì Orpheus phạm một lời nguyền nên vợ chết một lần nữa. Buồn bã trở về, Orpheus chết dưới bàn tay của kẻ thù không bị cảm hóa bởi âm nhạc thần thánh của mình, đầu anh ta trôi ra biển vẫn không ngừng ca hát. Trong vở nhạc kịch, Orpheus đau khổ, định tự tử, nhưng thần Tình yêu ngăn cản, cứu sống vợ để cho cả hai vợ chồng cùng về dương thế, happy ending.
Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc kể chuyện một bà giáo già độc thân và buổi độc tấu dương cầm hàng năm của học trò của bà. Học trò của bà gồm ít nhất hai thế hệ, cô bé kể truyện và mẹ của cô. Bà giáo ngày càng già, đời sống vật chất của bà ngày càng eo hẹp, chỉ có buổi độc tấu dương cầm là cố định, được sửa soạn với cùng một quan tâm vô tận và do đấy, vào buổi chiều tháng Sáu nóng bức này, trở nên có vẻ như không bao giờ ngừng cho những bà mẹ phải đi kèm con. Bà giáo già hoàn toàn vô tư trước cảnh những bà mẹ ngồi bồn chồn, chịu trận chờ cho đến hết. Nhưng lần này khác, khi tưởng như đã xong thì đột nhiên xuất hiện một đám trẻ con cùng có một chút gì khác lạ, khiếm khuyết, chừng mươi đứa, cũng là học trò của bà. Tài nghệ dương cầm của chúng trung bình như mọi trẻ khác cho đến khi bà giới thiệu đứa trẻ cuối cùng, một cô bé tóc bạch kim. Cô ngồi trước dương cầm, vụng về, đầu hơi cúi xuống rồi tiếng nhạc của cô bắt đầu lơ lửng trong không gian, bay qua cửa sổ ra ngoài đường phố mùa hè hừng hực nóng. Mọi người đã quen với những buổi biểu diễn dương cầm như thế này nhưng không ai chờ đợi được nghe âm nhạc. Có lẽ đến tận lúc cuối cùng của cuộc đời, bà đã tìm được một người để dậy nhạc.
Dùng Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc làm tiêu đề của toàn tập truyện, chắc hẳn Munro không đơn thuần chỉ chọn cái tên bắt mắt để bán sách mà phải rất đắc ý với câu chuyện. Tôi đọc ở đâu đó, Munro nghiên cứu rất cẩn thận khi viết lách, liên hệ giữa thần thoại Hy Lạp và bà giáo dương cầm già tất không phải chuyện tình cờ. Và như vậy những ngụ ý, ẩn dụ, ám chỉ... có thể có, nằm đâu đó trong truyện; xin để độc giả, qua thẩm định cá nhân, mỗi người một cách vui thích làm cuộc thám hiểm cho riêng mình.
Alice Munro đã xuất bản tất cả 14 tập truyện; được Giải Toàn quyền Canada (Governor General's Award) 3 lần: Dance of the Happy Shades (1968), Who Do You Think You Are? (1978) và The Progress of Love (1986); Giải Giller 2 lần: The Love of a Good Woman (1998) và Runaway (2004). Năm 2009 Munro được Giải thưởng Quốc tế Man Booker (Man Booker International Prize) cho toàn bộ tác phẩm, rồi tất nhiên, năm 2013, Giải Nobel Văn học.
Văn phong chân thực, giản dị của Munro
Alice Munro được giải Nobel! Tất nhiên dân Canada vui mừng và hãnh diện, nhưng tình cảm này không nhất quán. Đã từ lâu, Alice Munro trở thành một tác giả tiếng tăm quốc tế về các hư cấu ngắn, không còn bắt buộc phải viết cho thị trường của các tác giả đang tìm cách đi lên ở trong nước. Đa số những độc giả truyện ngắn khám phá ra hư cấu của Munro lần đầu tiên trong các tạp chí bóng mượt của Hoa Kỳ như tờ The New Yorker và Atlantic Monthly. Nhà xuất bản của Munro là Random House, trụ sở ở Manhattan. Vì dân số Hoa Kỳ đông gấp mười lần dân số Canada tất nhiên số độc giả cũng đông, nhưng cốt lõi, Munro vẫn là một tác giả miệt vườn Canada.
Có một thời tôi sống ở vùng hồ Huron, một trong năm Đại Hồ của Canada chụm lại với nhau, hồ bát ngát, gió thường tung sóng cao như biển. Một căn nhà gạch đỏ gọn ghẽ ở cuối đường, đánh dấu ranh giới của thị trấn, bên kia là cánh đồng chạy thoải xuống sông Maitland, có thể như Munro đã tả căn nhà thời thơ ấu, những cây ngô đã khô xào xạc trong cơn gió nhẹ, đây đó thêm mấy hàng cây phong. Lạ hơn là đôi khi giữa cánh đồng đột nhiên mọc lên một tiệm ăn rất sang, French cuisine; có một tiệm ở bên cạnh suối nước, có cả đập nước để sinh điện, điện còn thừa bán cho công ty điện lực Ontario. Tôi thường đi thử những tiệm ăn này mỗi cuối tuần, tôi hỏi mấy chốc họ vỡ nợ. Bạn đồng hành trả lời họ không trông đợi ở mình, họ chờ mấy fat cats có cottages ở dọc ven hồ.
Đó là xứ sở của Munro và cũng là sân chơi của những ông bự béo hay béo bự, phần lớn đến từ Toronto, hơn hai giờ lái xe; họ không là mẫu cho nhân vật của Munro. Mặc French cuisine hay Stratford Festival không xa, hàng năm trình diễn những vở kịch cổ điển hay đương đại, từ tháng Tư đến tháng Mười, thu hút khách thập phương, bầu không khí trong truyện ngắn của Munro luôn luôn là bầu không khí tỉnh lẻ nếu không nói miệt vườn.
Nhân vật của Munro là những người bình thường của vùng này, ở quanh Wingham, nơi Munro sinh ra và lớn lên hay Clinton, nơi bà sống sau này. Ở đây, khi ánh sáng và bóng tối bắt đầu trộn lẫn trên cánh đồng đã cầy lên chờ mùa đông sắp đến, có thể họ lén lút làm tình trong các ruộng ngô, hay là những con người hung dữ nóng nẩy chạy rượu lậu, cuộc sống và hy vọng có thể bị nghiền nát trong khoảnh khắc một cuộc đối thoại.
Văn phong của Munro chân thực, giản dị – như Wingham, nhưng rộn ràng với những cảm xúc chính xác, đã được giảm nhẹ đi. Dẫu vậy, nhiều khi hãy còn quá nhạy cảm cho một số người. Như truyện Giờ Chết (The Time of Death). Đến ba thế hệ của một gia đình hãy còn hằn học với Munro chỉ vì chuyện một ông chú của họ qua đời, bỏng nước sôi khi mới được 18 tháng, giống như đứa bé Benny trong truyện. Như đã nói ở trên, Munro rất thận trọng làm nghiên cứu. Trong thư khố của tuần báo địa phương, có đến hai trường hợp đứa bé bị chết bỏng nước sôi; câu chuyện xẩy ra năm 1877 đăng trên tờ Huron Expositor giống truyện của Munro một cách kỳ lạ. Tuy vậy, theo một sử gia địa phương, “Khi tôi đọc Alice Munro, tôi không thể đọc bà ta như những người khác, tôi nhìn thấy rất nhiều Wingham ở trong đó, mặc dù tôi biết đó là truyện hư cấu.”
Gần đây Alice Munro nói có ý định viết tiểu luận và đã viết một vài bài, tôi có đọc một bài bà viết nhưng bây giờ không nhớ ở đâu; còn lại tất cả các tác phẩm của bà đều là truyện ngắn, vậy thì câu trả lời dễ, gọn và an toàn nhất là Alice Munro được giải Nobel là vì bà là một “bậc thầy của truyện ngắn hiện đại”. Tôi cũng có thể nói một cách rất lương thiện là đó cũng là quan điểm của tôi.
Munro viết về đời sống thôn dã vùng hạt Huron cùng những người sống trong vùng: chính mình, kinh nghiệm của mình khi lớn lên, rồi gia đình và những người chung quanh. Thật sự, toàn là những người bình thường, không có gì đặc sắc, sinh hoạt đời thường lặp đi lặp lại, tẻ nhạt. Nhưng viết về con người bình thường trong hoàn cảnh bình thường, sống đời sống bình thường không bao giờ dễ; chỉ dưới ngòi bút thần diệu của một nhà văn bực thầy ta mới có thể thấy được những con người, hoàn cảnh hay đời sống đó không những có thể tin được mà còn sống động một cách thần kỳ.
Đọc đi đọc lại vài truyện nhiều lần, tôi nhận thấy truyện của Munro mở ra từ từ dễ dàng nhưng cấu trúc hết sức tinh tế và chính xác, một cử chỉ nhỏ bất ngờ của nhân vật thường làm thay đổi sắc thái của cả câu chuyện. Munro kể lúc ban đầu viết truyện ngắn chỉ là tạm thời, sửa soạn cho truyện dài về sau. Rồi bà viết truyện dài, nhưng không bao giờ vừa ý nên lại cắt ra thành những truyện ngắn. Nhưng những truyện ngắn chừng mươi, mười lăm trang này chi tiết cô đọng như những truyện dài 200 trang. Theo biên tập viên của bà ở The New Yorker, “Truyện ngắn của Munro dường như rất đầy đủ, có tất cả các tính chất của một cuốn tiểu thuyết.” Và thêm, “Bạn cắt một câu tưởng như thừa ở đầu truyện để rồi về sau nhận ra câu đó là cần thiết.”
Người đi sau phải học người đi trước, nếu không ta sẽ tiếp tục phát minh lại cái bánh xe và văn minh của nhân loại sẽ đứng yên một chỗ; Munro tất nhiên phải học những nhà văn đi trước nhưng văn phong của Munro có nét vẻ riêng của Munro. Có người nói Munro là “Chekhov của chúng tôi.” Nhưng tại sao phải như vậy? Tại sao Munro không thể chỉ đơn thuần là Munro?
“Boys and Girls” và thân phận
Một truyện của Munro mà tôi đặc biệt ưa thích là Trai và Gái (Boys and Girls). Văn viết uyển chuyển. Tâm lý sâu sắc. Diễn biến tế nhị.
“My father was a fox farmer.” Munro vào truyện, rõ ràng, chính xác, không những không che dấu nguồn gốc khiêm nhượng, miệt vườn của mình mà còn như có vẻ ngạo mạn, thách đố.
Alice Munro thường dùng cái thế giới mà bà biết rõ nhất, miền tây-nam Ontario, làm nền trong các tác phẩm. Trai và Gái là truyện xẩy ra ở vùng này trong đó Munro kể lại những năm thơ ấu của mình vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Một gia đình sống trong một trang trại nuôi cáo, gồm cha làm nghề nuôi cáo, mẹ nội trợ và hai chị em, cô chị 11 tuổi là người kể truyện. Truyện tả sự trưởng thành của hai chị em, nhất là cô chị, với tất cả những bối rối gai góc của nó. Hai chị em thường phụ giúp cha, thằng bé em lóng ngóng làm việc lặt vặt nơi chuồng cáo, còn cô là người quán xuyến hết mọi việc. Cô cảm thấy vai trò của mình trong trang trại được đảm bảo; cha cô có lần nói chuyện với khách, chỉ cô giới thiệu, “Tay đàn ông phụ việc tôi mới thuê,” khiến cô đỏ mặt vì vui sướng.
Như một bản nhạc gồm hai giọng chạy theo nhau, quyện lấy nhau. Hai cuộc đời triển khai theo nhịp sống của trang trại; phụ giúp cha trông nom, cho cáo ăn uống rồi giết cáo để lấy da. Cuộc đời tưởng như không có gì thay đổi, nhưng mùa đông này cô nhận ra rằng mẹ cô không muốn cô cả ngày lúi húi dưới chuồng cáo mà muốn cô giúp bà với việc trong nhà.
Một trong những nét nổi bật nhất của câu chuyện là sự tương phản gợi ra bởi ý tưởng “cậu bé” và “cô gái”, luôn luôn phản ảnh trong mọi khía cạnh của thế giới người kể truyện. Truyện tiếp tục kể chi tiết về thời gian trong cuộc sống của cô khi cô qua khỏi thời thơ ấu, bỏ lại đằng sau sự tự do, nhận ra rằng mình là một “cô gái” và cuối cùng, một phụ nữ. Đứa trẻ bắt đầu hiểu rõ phân loại xã hội đòi hỏi những tác động nghiêm trọng. Do đó trở thành một “cô gái” trên đường đến phái nữ là một thời gian đầy khó khăn cho nhân vật chính bởi vì cô quan niệm phụ nữ thuộc giai cấp thấp hơn (“đỏ mặt vì vui sướng” chỉ vì được bố gọi là tay đàn ông). Ban đầu, cô cố gắng chống lại nỗ lực của cha mẹ cố đào tạo cho cô những sở thích, thói quen, hành vi và công việc của một phụ nữ. Tuy nhiên, kháng cự này vô ích. Cô gái kết thúc câu chuyện rõ ràng là xã hội đã dành riêng một chỗ đứng cho cô, một cô gái; một cái gì đó làm cô lo sợ, ngại ngùng.
Mặc dù Munro không là người quan tâm đến nữ quyền một cách rõ ràng và thuyết phục, câu chuyện có thể được xem như một dụ ngôn, chứng minh hùng hồn công việc người phụ nữ cần làm để thay đổi vị trí xã hội của họ.
Cuộc đời trôi đi, cho đến một hôm cô biết cha cô có ý định giết một con ngựa để nuôi cáo; không suy tính trước, cô thả con ngựa. Và đây cũng là lần đầu tiên trong đời cô không vâng lời cha, không những không đóng cửa trang trại mà còn mở rộng cho ngựa chạy ra. Thằng bé em đi theo bố suốt buổi để đuổi bắt rồi giết ngựa, trở về, quần áo dính máu, nó đã nghiễm nhiên chiếm chỗ của cô; không những thế nó còn mách lẻo với bố là cô đã giúp cho ngựa chạy.
Cô không ngạc nhiên về việc bố bắt lại được con ngựa nhưng ngạc nhiên thấy ông không tức giận và không trừng phạt cô; như cam chịu, đôi chút cởi mở, ông nói, “Nó chỉ là một cô gái.” Ngạc nhiên hơn nữa là phản ứng của cô gái trước câu nói của bố: “Tôi không phản đối điều đó, ngay tự trong thâm tâm tôi. Có lẽ đó là sự thật.” Bữa cơm gia đình tối hôm đó là một bức tranh đẹp tuyệt vời.
“I didn’t protest that, even in my heart. Maybe it was true.” Chấm hết, một ngày không tốt mấy cho nữ quyền.
Ấp ủ giấc mơ viết văn từ bé, truyện ngắn đầu tay « The Dimensions of a Shadow – Kích thước của một chiếc bóng » của bà được xuất bản năm 1950. Nhưng phải đợi đến cuối thập niên 1960 Alice Munro mới được độc giả biêt đến một cách rộng rãi qua Dance of the Happy Shades – Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc ».
Những năm gần đây, chiếu cao nhất trên văn đàn Canada được giành cho hai nhà văn nữ nặng ký : Magaret Atwood và Alice Munro. Hàng năm, cứ đến “mùa” Nobel là các tổ chức truyền thông Canada lại thi nhau tiên đoán ai sẽ được giải Nobel văn học.
Ở một góc đài là Magaret, già nửa thế kỷ trong nghề cầm bút với trên 50 cuốn sách/truyện đã xuất bản và mỗi lần ra mắt sách là một sự kiện – event. Góc bên kia là Alice, bà Hoàng truyện ngắn, cũng già nửa thế kỷ trong nghề cầm bút nhưng có vẻ nhẹ ký hơn, chỉ mới có 14 tập truyện đã xuất bản nhưng xuất hiện thường xuyên trên những tạp chí như The New Yorker, The Atlantic Monthly, The Paris Review... và được nhà văn Mỹ Jonathan Franzen ca tụng hết mình trên The New York Times nhân dịp tập truyện Runaway của bà được giải Giller 2004 lần thứ nhì, một giải văn học có hạng của Canada, kêu gọi đồng bào nên đọc Munro.
Điều này có lẽ rất quan trọng vì 10 năm trước, năm 1994, Munro xuất bản Open Secrets, bà được đề nghị cho giải thưởng văn học uy tín nhất của Canada lần thứ 5, Giải Toàn quyền Canada (Governor General's Award). Nhân dịp này, tạp chí The Paris Review cũng đã gửi hai phóng viên đến nhà bà ở Clinton để phỏng vấn cho một bài viết về Nghệ thuật Hư cấu.
Lần này khác, ngày 10/10/2013, Viện Hàn lâm Thụy Điển thông báo Giải thưởng Văn học 2013 được trao về tay một nhà văn của Canada, Alice Munro, “bậc thầy của truyện ngắn hiện đại”! Đây là lần đầu tiên giải văn học này vinh danh một nhà văn chỉ viết truyện ngắn.
Alice Munro là nhà văn nữ thứ 13 và là người phụ nữ Canada đầu tiên đã đoạt giải Nobel Văn học. Đúng ra, năm 1976 Saul Bellow, một tác giả sinh đẻ ở Lachine (Quebec), cũng đã đoạt giải Nobel, nhưng vì năm lên 9 tuổi, Bellow theo gia đình sang Chicago rồi sau đó lấy quốc tịch Hoa Kỳ, nên trước Alice Munro, Canada vẫn chưa có ai được trao giải Nobel.
Alice Munro, tên thật là Alice Ann Laidlaw, sinh ngày 10/07/1931 tại Wingham, một thị trấn nhỏ miền tây-nam Ontario, Canada. Năm 1949, cô được học bổng hai năm tại Đại học Western Ontario, chuyên về tiếng Anh và báo chí. Trong thời gian này cô cũng đồng thời phải làm đủ mọi thứ nghề: hầu bàn, hái thuốc lá hay phụ việc thư viện, để phụ thêm học bổng.
Năm 1951, cô rời đại học để kết hôn với James Munro, một sinh viên cùng trường. Họ dọn nhà đi Vancouver, British Columbia, nơi James có việc làm với Eaton, một nhà hàng bách hóa lớn. Năm 1963, hai vợ chồng chuyển đến Victoria, mở tiệm sách Munro's Books. Ngày nay vẫn còn hoạt động. Họ có bốn cô con gái, nhưng một người đã qua đời sớm.
Alice và James ly dị vào năm 1972. Năm 1973 Munro trở lại Đại học Western Ontario, bây giờ với tư cách một nhà văn nội trú. Năm 1976, Alice kết hôn với Gerald Fremlin, một bạn cũ thời còn là sinh viên. Hai vợ chồng dọn về Clinton, cách nhà thời thơ ấu của bà ở Wingham chừng nửa giờ lái xe và ở đây, Fremlin đã qua đời năm 2013 ở tuổi 88.
« Dance of the Happy Shades » khúc quanh định mệnh
Munro có ý định viết văn từ năm 12 tuổi, nhưng xuất bản tương đối muộn. Gần đây người ta phát hiện truyện ngắn đầu tiên, Kích thước của một Chiếc Bóng, (The Dimensions of a Shadow), xuất bản năm 1950, đăng trong tạp chí đại học Folio, được tái bản năm 2011 trong tạp chí Her Royal Majesty số 12. Đây là lần đầu tiên Munro ở tuổi mười tám được phổ biến rộng rãi. Kích thước của một Chiếc Bóng kể truyện một cô giáo mới nhậm chức trong thị trấn, cô đơn đi bộ về nhà vào ngày cuối cùng của niên học, một mình với trí tưởng tượng và nỗi sợ hãi của mình. Giọng văn đượm chút irony như thể báo hiệu những gì sẽ đến trong tương lai.
Năm 1968, ở tuổi 37, Alice Munro xuất bản tập truyện đầu tay, Dance of the Happy Shades – Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc. Với tác phẩm này Munro đoạt Giải Toàn quyền Canada, giải thưởng văn học hàng năm quan trọng nhất; bà sẽ còn đoạt giải này thêm hai lần nữa.
Dance of the Happy Shades cũng là tên một truyện ngắn trong tập truyện, lấy từ tiêu đề của bản dịch tiếng Anh của ba-lê/nhạc kịch Orpheus & Eurydice của Glück khi được trình diễn tại London lần đầu tiên. Vì liên hệ thần thoại này, chữ Shade ở đây cũng có thể chỉ một bóng ma, một cõi u minh nào đó – the Realm of the Shades.
Trong thần thoại Hy Lạp, đây là một chuyện tình rất thương tâm; Orpheus là một thi nhạc sĩ, tiếng nhạc của anh quyến rũ được thú hoang hay sỏi đá. Orpheus đi cứu vợ, Eurydice, từ thế giới bên kia; Hades, vua của cõi U Minh nhỏ lệ trước lời ca của Orpheus và cho Eurydice về dương thế, nhưng vì Orpheus phạm một lời nguyền nên vợ chết một lần nữa. Buồn bã trở về, Orpheus chết dưới bàn tay của kẻ thù không bị cảm hóa bởi âm nhạc thần thánh của mình, đầu anh ta trôi ra biển vẫn không ngừng ca hát. Trong vở nhạc kịch, Orpheus đau khổ, định tự tử, nhưng thần Tình yêu ngăn cản, cứu sống vợ để cho cả hai vợ chồng cùng về dương thế, happy ending.
Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc kể chuyện một bà giáo già độc thân và buổi độc tấu dương cầm hàng năm của học trò của bà. Học trò của bà gồm ít nhất hai thế hệ, cô bé kể truyện và mẹ của cô. Bà giáo ngày càng già, đời sống vật chất của bà ngày càng eo hẹp, chỉ có buổi độc tấu dương cầm là cố định, được sửa soạn với cùng một quan tâm vô tận và do đấy, vào buổi chiều tháng Sáu nóng bức này, trở nên có vẻ như không bao giờ ngừng cho những bà mẹ phải đi kèm con. Bà giáo già hoàn toàn vô tư trước cảnh những bà mẹ ngồi bồn chồn, chịu trận chờ cho đến hết. Nhưng lần này khác, khi tưởng như đã xong thì đột nhiên xuất hiện một đám trẻ con cùng có một chút gì khác lạ, khiếm khuyết, chừng mươi đứa, cũng là học trò của bà. Tài nghệ dương cầm của chúng trung bình như mọi trẻ khác cho đến khi bà giới thiệu đứa trẻ cuối cùng, một cô bé tóc bạch kim. Cô ngồi trước dương cầm, vụng về, đầu hơi cúi xuống rồi tiếng nhạc của cô bắt đầu lơ lửng trong không gian, bay qua cửa sổ ra ngoài đường phố mùa hè hừng hực nóng. Mọi người đã quen với những buổi biểu diễn dương cầm như thế này nhưng không ai chờ đợi được nghe âm nhạc. Có lẽ đến tận lúc cuối cùng của cuộc đời, bà đã tìm được một người để dậy nhạc.
Dùng Vũ điệu của những chiếc bóng hạnh phúc làm tiêu đề của toàn tập truyện, chắc hẳn Munro không đơn thuần chỉ chọn cái tên bắt mắt để bán sách mà phải rất đắc ý với câu chuyện. Tôi đọc ở đâu đó, Munro nghiên cứu rất cẩn thận khi viết lách, liên hệ giữa thần thoại Hy Lạp và bà giáo dương cầm già tất không phải chuyện tình cờ. Và như vậy những ngụ ý, ẩn dụ, ám chỉ... có thể có, nằm đâu đó trong truyện; xin để độc giả, qua thẩm định cá nhân, mỗi người một cách vui thích làm cuộc thám hiểm cho riêng mình.
Alice Munro đã xuất bản tất cả 14 tập truyện; được Giải Toàn quyền Canada (Governor General's Award) 3 lần: Dance of the Happy Shades (1968), Who Do You Think You Are? (1978) và The Progress of Love (1986); Giải Giller 2 lần: The Love of a Good Woman (1998) và Runaway (2004). Năm 2009 Munro được Giải thưởng Quốc tế Man Booker (Man Booker International Prize) cho toàn bộ tác phẩm, rồi tất nhiên, năm 2013, Giải Nobel Văn học.
Văn phong chân thực, giản dị của Munro
Alice Munro được giải Nobel! Tất nhiên dân Canada vui mừng và hãnh diện, nhưng tình cảm này không nhất quán. Đã từ lâu, Alice Munro trở thành một tác giả tiếng tăm quốc tế về các hư cấu ngắn, không còn bắt buộc phải viết cho thị trường của các tác giả đang tìm cách đi lên ở trong nước. Đa số những độc giả truyện ngắn khám phá ra hư cấu của Munro lần đầu tiên trong các tạp chí bóng mượt của Hoa Kỳ như tờ The New Yorker và Atlantic Monthly. Nhà xuất bản của Munro là Random House, trụ sở ở Manhattan. Vì dân số Hoa Kỳ đông gấp mười lần dân số Canada tất nhiên số độc giả cũng đông, nhưng cốt lõi, Munro vẫn là một tác giả miệt vườn Canada.
Có một thời tôi sống ở vùng hồ Huron, một trong năm Đại Hồ của Canada chụm lại với nhau, hồ bát ngát, gió thường tung sóng cao như biển. Một căn nhà gạch đỏ gọn ghẽ ở cuối đường, đánh dấu ranh giới của thị trấn, bên kia là cánh đồng chạy thoải xuống sông Maitland, có thể như Munro đã tả căn nhà thời thơ ấu, những cây ngô đã khô xào xạc trong cơn gió nhẹ, đây đó thêm mấy hàng cây phong. Lạ hơn là đôi khi giữa cánh đồng đột nhiên mọc lên một tiệm ăn rất sang, French cuisine; có một tiệm ở bên cạnh suối nước, có cả đập nước để sinh điện, điện còn thừa bán cho công ty điện lực Ontario. Tôi thường đi thử những tiệm ăn này mỗi cuối tuần, tôi hỏi mấy chốc họ vỡ nợ. Bạn đồng hành trả lời họ không trông đợi ở mình, họ chờ mấy fat cats có cottages ở dọc ven hồ.
Đó là xứ sở của Munro và cũng là sân chơi của những ông bự béo hay béo bự, phần lớn đến từ Toronto, hơn hai giờ lái xe; họ không là mẫu cho nhân vật của Munro. Mặc French cuisine hay Stratford Festival không xa, hàng năm trình diễn những vở kịch cổ điển hay đương đại, từ tháng Tư đến tháng Mười, thu hút khách thập phương, bầu không khí trong truyện ngắn của Munro luôn luôn là bầu không khí tỉnh lẻ nếu không nói miệt vườn.
Nhân vật của Munro là những người bình thường của vùng này, ở quanh Wingham, nơi Munro sinh ra và lớn lên hay Clinton, nơi bà sống sau này. Ở đây, khi ánh sáng và bóng tối bắt đầu trộn lẫn trên cánh đồng đã cầy lên chờ mùa đông sắp đến, có thể họ lén lút làm tình trong các ruộng ngô, hay là những con người hung dữ nóng nẩy chạy rượu lậu, cuộc sống và hy vọng có thể bị nghiền nát trong khoảnh khắc một cuộc đối thoại.
Văn phong của Munro chân thực, giản dị – như Wingham, nhưng rộn ràng với những cảm xúc chính xác, đã được giảm nhẹ đi. Dẫu vậy, nhiều khi hãy còn quá nhạy cảm cho một số người. Như truyện Giờ Chết (The Time of Death). Đến ba thế hệ của một gia đình hãy còn hằn học với Munro chỉ vì chuyện một ông chú của họ qua đời, bỏng nước sôi khi mới được 18 tháng, giống như đứa bé Benny trong truyện. Như đã nói ở trên, Munro rất thận trọng làm nghiên cứu. Trong thư khố của tuần báo địa phương, có đến hai trường hợp đứa bé bị chết bỏng nước sôi; câu chuyện xẩy ra năm 1877 đăng trên tờ Huron Expositor giống truyện của Munro một cách kỳ lạ. Tuy vậy, theo một sử gia địa phương, “Khi tôi đọc Alice Munro, tôi không thể đọc bà ta như những người khác, tôi nhìn thấy rất nhiều Wingham ở trong đó, mặc dù tôi biết đó là truyện hư cấu.”
Gần đây Alice Munro nói có ý định viết tiểu luận và đã viết một vài bài, tôi có đọc một bài bà viết nhưng bây giờ không nhớ ở đâu; còn lại tất cả các tác phẩm của bà đều là truyện ngắn, vậy thì câu trả lời dễ, gọn và an toàn nhất là Alice Munro được giải Nobel là vì bà là một “bậc thầy của truyện ngắn hiện đại”. Tôi cũng có thể nói một cách rất lương thiện là đó cũng là quan điểm của tôi.
Munro viết về đời sống thôn dã vùng hạt Huron cùng những người sống trong vùng: chính mình, kinh nghiệm của mình khi lớn lên, rồi gia đình và những người chung quanh. Thật sự, toàn là những người bình thường, không có gì đặc sắc, sinh hoạt đời thường lặp đi lặp lại, tẻ nhạt. Nhưng viết về con người bình thường trong hoàn cảnh bình thường, sống đời sống bình thường không bao giờ dễ; chỉ dưới ngòi bút thần diệu của một nhà văn bực thầy ta mới có thể thấy được những con người, hoàn cảnh hay đời sống đó không những có thể tin được mà còn sống động một cách thần kỳ.
Đọc đi đọc lại vài truyện nhiều lần, tôi nhận thấy truyện của Munro mở ra từ từ dễ dàng nhưng cấu trúc hết sức tinh tế và chính xác, một cử chỉ nhỏ bất ngờ của nhân vật thường làm thay đổi sắc thái của cả câu chuyện. Munro kể lúc ban đầu viết truyện ngắn chỉ là tạm thời, sửa soạn cho truyện dài về sau. Rồi bà viết truyện dài, nhưng không bao giờ vừa ý nên lại cắt ra thành những truyện ngắn. Nhưng những truyện ngắn chừng mươi, mười lăm trang này chi tiết cô đọng như những truyện dài 200 trang. Theo biên tập viên của bà ở The New Yorker, “Truyện ngắn của Munro dường như rất đầy đủ, có tất cả các tính chất của một cuốn tiểu thuyết.” Và thêm, “Bạn cắt một câu tưởng như thừa ở đầu truyện để rồi về sau nhận ra câu đó là cần thiết.”
Người đi sau phải học người đi trước, nếu không ta sẽ tiếp tục phát minh lại cái bánh xe và văn minh của nhân loại sẽ đứng yên một chỗ; Munro tất nhiên phải học những nhà văn đi trước nhưng văn phong của Munro có nét vẻ riêng của Munro. Có người nói Munro là “Chekhov của chúng tôi.” Nhưng tại sao phải như vậy? Tại sao Munro không thể chỉ đơn thuần là Munro?
“Boys and Girls” và thân phận
Một truyện của Munro mà tôi đặc biệt ưa thích là Trai và Gái (Boys and Girls). Văn viết uyển chuyển. Tâm lý sâu sắc. Diễn biến tế nhị.
“My father was a fox farmer.” Munro vào truyện, rõ ràng, chính xác, không những không che dấu nguồn gốc khiêm nhượng, miệt vườn của mình mà còn như có vẻ ngạo mạn, thách đố.
Alice Munro thường dùng cái thế giới mà bà biết rõ nhất, miền tây-nam Ontario, làm nền trong các tác phẩm. Trai và Gái là truyện xẩy ra ở vùng này trong đó Munro kể lại những năm thơ ấu của mình vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Một gia đình sống trong một trang trại nuôi cáo, gồm cha làm nghề nuôi cáo, mẹ nội trợ và hai chị em, cô chị 11 tuổi là người kể truyện. Truyện tả sự trưởng thành của hai chị em, nhất là cô chị, với tất cả những bối rối gai góc của nó. Hai chị em thường phụ giúp cha, thằng bé em lóng ngóng làm việc lặt vặt nơi chuồng cáo, còn cô là người quán xuyến hết mọi việc. Cô cảm thấy vai trò của mình trong trang trại được đảm bảo; cha cô có lần nói chuyện với khách, chỉ cô giới thiệu, “Tay đàn ông phụ việc tôi mới thuê,” khiến cô đỏ mặt vì vui sướng.
Như một bản nhạc gồm hai giọng chạy theo nhau, quyện lấy nhau. Hai cuộc đời triển khai theo nhịp sống của trang trại; phụ giúp cha trông nom, cho cáo ăn uống rồi giết cáo để lấy da. Cuộc đời tưởng như không có gì thay đổi, nhưng mùa đông này cô nhận ra rằng mẹ cô không muốn cô cả ngày lúi húi dưới chuồng cáo mà muốn cô giúp bà với việc trong nhà.
Một trong những nét nổi bật nhất của câu chuyện là sự tương phản gợi ra bởi ý tưởng “cậu bé” và “cô gái”, luôn luôn phản ảnh trong mọi khía cạnh của thế giới người kể truyện. Truyện tiếp tục kể chi tiết về thời gian trong cuộc sống của cô khi cô qua khỏi thời thơ ấu, bỏ lại đằng sau sự tự do, nhận ra rằng mình là một “cô gái” và cuối cùng, một phụ nữ. Đứa trẻ bắt đầu hiểu rõ phân loại xã hội đòi hỏi những tác động nghiêm trọng. Do đó trở thành một “cô gái” trên đường đến phái nữ là một thời gian đầy khó khăn cho nhân vật chính bởi vì cô quan niệm phụ nữ thuộc giai cấp thấp hơn (“đỏ mặt vì vui sướng” chỉ vì được bố gọi là tay đàn ông). Ban đầu, cô cố gắng chống lại nỗ lực của cha mẹ cố đào tạo cho cô những sở thích, thói quen, hành vi và công việc của một phụ nữ. Tuy nhiên, kháng cự này vô ích. Cô gái kết thúc câu chuyện rõ ràng là xã hội đã dành riêng một chỗ đứng cho cô, một cô gái; một cái gì đó làm cô lo sợ, ngại ngùng.
Mặc dù Munro không là người quan tâm đến nữ quyền một cách rõ ràng và thuyết phục, câu chuyện có thể được xem như một dụ ngôn, chứng minh hùng hồn công việc người phụ nữ cần làm để thay đổi vị trí xã hội của họ.
Cuộc đời trôi đi, cho đến một hôm cô biết cha cô có ý định giết một con ngựa để nuôi cáo; không suy tính trước, cô thả con ngựa. Và đây cũng là lần đầu tiên trong đời cô không vâng lời cha, không những không đóng cửa trang trại mà còn mở rộng cho ngựa chạy ra. Thằng bé em đi theo bố suốt buổi để đuổi bắt rồi giết ngựa, trở về, quần áo dính máu, nó đã nghiễm nhiên chiếm chỗ của cô; không những thế nó còn mách lẻo với bố là cô đã giúp cho ngựa chạy.
Cô không ngạc nhiên về việc bố bắt lại được con ngựa nhưng ngạc nhiên thấy ông không tức giận và không trừng phạt cô; như cam chịu, đôi chút cởi mở, ông nói, “Nó chỉ là một cô gái.” Ngạc nhiên hơn nữa là phản ứng của cô gái trước câu nói của bố: “Tôi không phản đối điều đó, ngay tự trong thâm tâm tôi. Có lẽ đó là sự thật.” Bữa cơm gia đình tối hôm đó là một bức tranh đẹp tuyệt vời.
“I didn’t protest that, even in my heart. Maybe it was true.” Chấm hết, một ngày không tốt mấy cho nữ quyền.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten