Nhật cứu một người Trung Quốc đi khinh khí cầu xâm nhập Senkaku
Khinh khí cầu của người Trung Quốc bị rơi trên biển Hoa Đông (Ảnh do tuần duyên Nhật công bố 02/01/2014)
REUTERS
Hôm qua, 01/01/2014, một người Trung Quốc định dùng khinh khí cầu để tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản quản lý, nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền. Đây là thông tin do tuần duyên Nhật thông báo hôm nay 02/01. Phía Nhật Bản đã tìm được chiếc khinh khí cầu khi nhận được tín hiệu cấp cứu và trao trả lại người này cho một tầu tuần tiễu Trung Quốc.
AFP dẫn lại các thông tin báo chí cho biết, một người Trung Quốc, 35 tuổi, tên là Xu Shuaijun, khởi hành từ tỉnh Phúc Kiến bằng khinh khí cầu với mục tiêu bay tới Senkaku/Điếu Ngư. Vẫn theo tuần duyên Nhật Bản, trước khi đến đích, người này đã gửi tín hiệu kêu cứu do khinh khí cầu gặp trục trặc kỹ thuật.
Phía Nhật đã phát hiện ra chiếc khinh khí cầu nói trên tại một địa điểm cách quần đảo Senkaku 22 km về phía nam. Trực thăng Nhật đã đưa được nhân vật này đến một tầu tuần tiễu Trung Quốc ở bên ngoài khu vực Senkaku một cách an toàn.
Các bức ảnh được tuần duyên Nhật Bản công bố cho thấy một khinh khí cầu nhiều mầu sắc bị xẹp một nửa, nằm trên mặt biển lặng sóng.
Ông Xu Shuaijun thông báo ngắn gọn, trên mạng Vi Bác (Weibo), đã trở về nhà ở Phúc Kiến an toàn. Những người ủng hộ ông gửi các thông điệp tán dương ông là một « người anh hùng », cho dù không thực hiện được ý đồ kể trên.
Hiện tại, người định dùng khinh khí cầu đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không đưa ra thêm chi tiết nào về chuyến du hành này và cũng không đưa ra ngay các bình luận, theo đề nghị của hãng thông tấn AFP. Vào tháng 9/2013, người này đã công bố dự định tới Điếu Ngư trên mạng internet.
Những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc và Đài Loan nhiều lần mưu toan đổ bộ lên quần đảo Senkaku, nhưng gần như chưa bao giờ thành công. Ngoài một lần, vào giữa năm 2012, một số người Hồng Kông đã đặt chân lên được một hòn đảo và cắm cờ Trung Quốc, trước khi bị tuần duyên Nhật bắt giữ.
Căng thẳng Nhật – Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở nên đặc biệt dữ dội vào tháng 9/2012, sau khi chính quyền Nhật quyết định mua lại quần đảo. Cuối tháng 11/2013, tình hình thêm căng thẳng, sau khi Trung Quốc đơn phương lập một vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển Hoa Đông, bao gồm không phận của quần đảo tranh chấp.
Trong suốt thời gian hơn một năm qua, Bắc Kinh thường xuyên cử tầu chiến và đôi khi cả phi cơ đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền, khiến công luận lo ngại đụng độ vũ trang bùng nổ.
Phía Nhật đã phát hiện ra chiếc khinh khí cầu nói trên tại một địa điểm cách quần đảo Senkaku 22 km về phía nam. Trực thăng Nhật đã đưa được nhân vật này đến một tầu tuần tiễu Trung Quốc ở bên ngoài khu vực Senkaku một cách an toàn.
Các bức ảnh được tuần duyên Nhật Bản công bố cho thấy một khinh khí cầu nhiều mầu sắc bị xẹp một nửa, nằm trên mặt biển lặng sóng.
Ông Xu Shuaijun thông báo ngắn gọn, trên mạng Vi Bác (Weibo), đã trở về nhà ở Phúc Kiến an toàn. Những người ủng hộ ông gửi các thông điệp tán dương ông là một « người anh hùng », cho dù không thực hiện được ý đồ kể trên.
Hiện tại, người định dùng khinh khí cầu đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không đưa ra thêm chi tiết nào về chuyến du hành này và cũng không đưa ra ngay các bình luận, theo đề nghị của hãng thông tấn AFP. Vào tháng 9/2013, người này đã công bố dự định tới Điếu Ngư trên mạng internet.
Những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc và Đài Loan nhiều lần mưu toan đổ bộ lên quần đảo Senkaku, nhưng gần như chưa bao giờ thành công. Ngoài một lần, vào giữa năm 2012, một số người Hồng Kông đã đặt chân lên được một hòn đảo và cắm cờ Trung Quốc, trước khi bị tuần duyên Nhật bắt giữ.
Căng thẳng Nhật – Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở nên đặc biệt dữ dội vào tháng 9/2012, sau khi chính quyền Nhật quyết định mua lại quần đảo. Cuối tháng 11/2013, tình hình thêm căng thẳng, sau khi Trung Quốc đơn phương lập một vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển Hoa Đông, bao gồm không phận của quần đảo tranh chấp.
Trong suốt thời gian hơn một năm qua, Bắc Kinh thường xuyên cử tầu chiến và đôi khi cả phi cơ đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền, khiến công luận lo ngại đụng độ vũ trang bùng nổ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten