Hy Lạp nắm ghế chủ tịch luân lưu Liên Hiệp Châu Âu
Getty Images/E+/scibak
Liên Hiệp Châu Âu bước vào năm 2014 với ba sự kiện quan trọng : « Hy Lạp khủng hoảng » thay thế Letonia (Latvia) làm chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu trong sáu tháng đầu năm 2014. Cũng kể từ ngày đầu năm hôm nay, Lituania trở thành thành viên thứ 18 sử dụng đồng tiền chung euro trong khi công dân hai nước Bulgari và Rumani được tự do làm việc trong toàn vùng Liên Hiệp Châu Âu.
Bốn hồ sơ quan trọng đang chờ Hy Lạp trong nhiệm kỳ 6 tháng làm chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu : thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm cho giới trẻ, đúc kết tiến trình thống nhất hoạt động ngân hàng, cải cách chính sách di dân nhập cư và phát triển chính sách biển.
Tuy nhiên, với nền kinh tế và tài chính chưa phục hồi sau cơn khủng hoảng dài 6 năm cũng như sống nhờ « dưỡng khí » của các nước thành viên và các định chế tài chính quốc tế, Hy Lạp khó có thể chủ động.
Năm 2013 vừa kết thúc, Hy Lạp đã khắc phục được thâm thủng ngân sách nhưng thuế khóa vẫn không mang lại kết quả như mong muốn.
Theo các nguồn tin ngoại giao, chính quyền Athena vẫn chưa thuyết phục được các đối tác châu Âu về nỗ lực cải cách đang thực hiện.
Hôm nay cũng là ngày Letonia bắt đầu thay thế đơn vị tiền tệ quốc gia (đồng lats) bằng đồng tiền chung euro mặc dù đa số dân chúng (2 triệu người) dè dặt.
Letonia là nước cộng hòa vùng Baltic thứ hai thuộc khối Liên Xô cũ, sau Estonia, và là nước cộng sản Đông Âu cũ thứ tư (sau Slovenia năm2007, Slovaquia năm 2008 và Estonia năm 2011) gia nhập khu vực đồng tiền chung euro.
Như vậy, kể từ khi ban hành đồng euro vào năm 1999 đến nay, đã có tổng cộng 18 nước Liên Hiệp Châu Âu sử dụng.
Nước Baltic cuối cùng sẽ gia nhập vùng euro là Lituania (Litva, thủ đô Vilnius) kể từ năm tới 2015.
Sự kiện mới thứ ba trong Liên Hiệp Châu Âu kể từ ngày đầu năm nay là công dân hai thành viên Bulgari và Rumani được quyền làm việc tại bất cứ quốc gia thành viên nào trong Liên Hiệp.
Điều này gây lo ngại cho Anh Quốc và Đức, hai thị trường lao động thu hút rất nhiều dân nhập cư, vì lý do kinh tế.
Tuy nhiên, với nền kinh tế và tài chính chưa phục hồi sau cơn khủng hoảng dài 6 năm cũng như sống nhờ « dưỡng khí » của các nước thành viên và các định chế tài chính quốc tế, Hy Lạp khó có thể chủ động.
Năm 2013 vừa kết thúc, Hy Lạp đã khắc phục được thâm thủng ngân sách nhưng thuế khóa vẫn không mang lại kết quả như mong muốn.
Theo các nguồn tin ngoại giao, chính quyền Athena vẫn chưa thuyết phục được các đối tác châu Âu về nỗ lực cải cách đang thực hiện.
Hôm nay cũng là ngày Letonia bắt đầu thay thế đơn vị tiền tệ quốc gia (đồng lats) bằng đồng tiền chung euro mặc dù đa số dân chúng (2 triệu người) dè dặt.
Letonia là nước cộng hòa vùng Baltic thứ hai thuộc khối Liên Xô cũ, sau Estonia, và là nước cộng sản Đông Âu cũ thứ tư (sau Slovenia năm2007, Slovaquia năm 2008 và Estonia năm 2011) gia nhập khu vực đồng tiền chung euro.
Như vậy, kể từ khi ban hành đồng euro vào năm 1999 đến nay, đã có tổng cộng 18 nước Liên Hiệp Châu Âu sử dụng.
Nước Baltic cuối cùng sẽ gia nhập vùng euro là Lituania (Litva, thủ đô Vilnius) kể từ năm tới 2015.
Sự kiện mới thứ ba trong Liên Hiệp Châu Âu kể từ ngày đầu năm nay là công dân hai thành viên Bulgari và Rumani được quyền làm việc tại bất cứ quốc gia thành viên nào trong Liên Hiệp.
Điều này gây lo ngại cho Anh Quốc và Đức, hai thị trường lao động thu hút rất nhiều dân nhập cư, vì lý do kinh tế.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten