Ðỗ Dzũng/Người Việt
Ca sĩ Hà Thanh ở Washington, D.C., năm 1996. (Hình: Huy Phương/Người Việt)
|
“Tôi rất xúc động và hơi bàng hoàng, không tin là sự thật (ca sĩ Hà Thanh qua đời),” ca sĩ Hoàng Oanh nói. “Tôi phải hỏi người này người kia, lúc đó tôi mới biết chị đã ra đi.”
Ca sĩ Hoàng Oanh cho biết thêm: “Tôi với chị Hà Thanh là bạn nghệ sĩ thân tình, thường thăm hỏi lẫn nhau. Hôm Tết Tây, tôi gọi điện thoại sang Boston để hỏi thăm và chúc năm mới chị thì mới được gia đình cho hay chị mất vào lúc 7 giờ 27 phút tối.”
Ca sĩ Hoàng Oanh cho biết có nhiều kỷ niệm với cố ca sĩ Hà Thanh, nhưng nhớ nhất là chuyến đi lưu diễn ở Pháp năm 1969.
“Hoàng Oanh nhớ lúc đó gọi là Ðoàn Văn Nghệ, Bộ Thông Tin VNCH,” nữ ca sĩ Hoàng Oanh hồi tưởng. “Ðoàn có hai nhóm, cải lương và tân nhạc. Bên cải lương thì diễn trong rạp, và do cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách. Nhóm chúng tôi là tân nhạc, gồm có nhạc sĩ Huỳnh Anh (guitar), nhạc sĩ Vĩnh Phan (đàn tranh), và nhạc sĩ Nguyễn Ðình Nghĩa (sáo). Ca sĩ thì có chị Hà Thanh, cá nhân tôi, và ban nhạc AVT. Chúng tôi đi trình diễn ở tám tỉnh và thường hát cho kiều bào và sinh viên Việt Nam nghe.”
Theo Wikipedia.org, ca sĩ Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, Pháp Danh Tâm Từ, sinh ngày 25 Tháng Bảy, 1937 tại Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có 10 anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát.
Hồi còn nhỏ, bà theo học trường nữ trung học Ðồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học-Ðồng Khánh trên đài phát thanh Huế.
Năm 16 tuổi, Lục Hà tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Huế tổ chức, và đoạt giải nhất, qua sáu nhạc phẩm, trong đó có bài “Dòng Sông Xanh”. Nghệ danh Hà Thanh ra đời cũng từ đây, và bà tiếp tục vừa đi học vừa hát cho đài phát thanh.
Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, ca sĩ Hà Thanh được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm, và hai năm sau, chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Thành, và trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của thủ đô hồi đó.
Tiếng hát Hà Thanh thường xuyên được nghe trên các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Ðội, Tự Do, trong các chương trình đại nhạc hội... và rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông.
Về biệt danh “họa mi xứ Huế,” trong một bài viết đăng trên nhật báo Người Việt hồi Tháng Sáu năm ngoái, ca sĩ Quỳnh Giao viết như sau: “Hà Thanh có được Huế cưng quý như vậy trước hết là nhờ giọng ca thiên phú, trong trẻo cao vút. Ðây là một trong vài giọng soprano hiếm có của Việt Nam. Hà Thanh hát dễ dàng như hơi thở. Khi lên cao, giọng lồng lộng, thoải mái cho chúng ta cảm tưởng chiếc diều phơi phới trên nền trời xanh ngắt.”
“Vì sao lại so sánh với cánh diều? Chính vì chất giọng trong trẻo nhẹ nhàng làm mình liên tưởng đến trời xanh và nắng ấm,” theo ca sĩ Quỳnh Giao.
Ca sĩ này viết tiếp: “Vì trình độ thưởng ngoạn, nhiều người cứ khen làn hơi rất mạnh. Không thiếu gì ca sĩ thời nay hay khoe làn hơi ‘mạnh’ vì thấy hát trổ giọng lại càng được vỗ tay và huýt sáo vang lừng! Trong nghệ thuật thì khác, hát nhẹ và êm mà vẫn rõ lời mới là điều khó. Khi hát nhẹ, ca sĩ phải ‘kìm’ làn hơi để phả từ từ, nhẹ nhàng mà vẫn đều đặn. Khó nhất là lúc ngân cho câu nhạc nhỏ dần, đến khi chỉ bằng sợi tơ mong manh mà không đứt, không tắt.”
Theo ca sĩ Quỳnh Giao, nhờ hát như vậy mà ca sĩ Hà Thanh được các nhạc sĩ sáng tác trân quý và yêu cầu bà hát những tác phẩm tim óc của họ.
Ca sĩ Quỳnh Giao cho biết tiếp, chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông để mắt xanh đến Hà Thanh ngay lần đầu được nghe bà từ Huế vào Sài Gòn thăm người em gái, đến phòng thu của hãng đĩa hát thử. Quả là nhạc của ông đã được giọng hát Hà Thanh chắp cánh bay cao.
Trịnh Công Sơn khi còn ở Huế đã đưa những ca khúc chưa ráo mực đến nhờ Hà Thanh hát, theo ca sĩ Quỳnh Giao, và “họa mi xứ Huế” đã đưa “Nắng Thủy Tinh,” “Lời Mẹ Ru,” hay “Nhìn Những Mùa Thu Ði” vang vọng đất Thần Kinh (Huế).
Theo tác giả bài viết, Dương Thiệu Tước cũng thích và Hoàng Trọng cũng mến Hà Thanh, Tuấn Khanh thì “mê” giọng hát này nhất, nhưng thính giả ở Huế quá ít, phải đợi khi vào Sài Gòn thì Hà Thanh mới có đất dụng võ.
––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com
Thương tiếc giọng ca vàng Hà Thanh
Danlambao - Ca sĩ Hà Thanh, tên thật là Trần Thị Lục Hà, pháp danh Tâm Tú, đã từ trần lúc 19h27 ngày 1/1/2014 tại Boston - Massachusetts, hưởng thọ 76 tuổi.
Bà là giọng ca vàng của dòng nhạc trữ tình, với chất giọng nhẹ như sương khói mà vô cùng tha thiết. Hà Thanh nổi danh với những ca khúc bất hủ, sẽ mãi đọng lại trong lòng người yêu nhạc Việt Nam, như "Chiều mưa biên giới'', ''Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp'', ''Khối tình Trương Chi'', ''Đôi mắt người Sơn Tây''... Tên tuổi của bà đặc biệt gắn với các tuyệt phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
''Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy.
Đời dâng cho núi sông.
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu, má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi...".
Bà là giọng ca vàng của dòng nhạc trữ tình, với chất giọng nhẹ như sương khói mà vô cùng tha thiết. Hà Thanh nổi danh với những ca khúc bất hủ, sẽ mãi đọng lại trong lòng người yêu nhạc Việt Nam, như "Chiều mưa biên giới'', ''Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp'', ''Khối tình Trương Chi'', ''Đôi mắt người Sơn Tây''... Tên tuổi của bà đặc biệt gắn với các tuyệt phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
''Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy.
Đời dâng cho núi sông.
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu, má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi...".
Dân Làm Báo xin được thắp một nén nhang tưởng nhớ nữ danh ca.
Xin chia Buồn cùng Gia Đình Ca Sĩ Hà Thanh. Xin thắp nén Hương lòng tiễn đưa Chị về cõi Vĩnh Hằng.
Khối Tình Trương Chi - Phạm Duy - Hà Thanh
Tiếng hát Hà Thanh
ĐÔI Uyên Ương NỀN TÂN NHẠC Miền Nam Tự Do : HÀ THANH & NGUYỄN VĂN ĐÔNG đã lưu lại một Nghệ thuật cao vời vợi về TÌNH YÊU NƯỚC Tình Người lính chiến trong bối cảnh Đất Nước chinh chiến.... CÓ LẼ giây phút này NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA Nguyễn Văn Đông VÔ CÙNG MẤT MÁT một Nữ Danh ca đã dùng tiếng hát cất cánh thanh âm của mình....
Phiên gác đêm xuân
Sáng tác: Nguyễn Văn Đông
Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi
Bấy nhiêu tình là bao nước sông
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng
Trách chi người đem thân giúp nước
Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân
[ĐK:]
Ngồi ngắm mấy nóc chòi tranh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương
Chốn biên thùy này xuân tới chi
Tình lính chiến khác chi bao người
Nếu xuân về tang thương khắp lối
Thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi
Mấy Dặm Sơn Khê
Sáng tác: Nguyễn Văn Đông
Anh đến thăm,
áo anh mùi thuốc súng
Ngoài mưa khuya lê thê,
qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi,
hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ,
nghìn sau nối nghìn xưa
Non nước ơi,
hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ,
nghìn sau nối nghìn xưa
Bao ước mơ
giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sáng,
nhưng mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời
ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh
Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi,
theo đường mây.
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương...
Nước non còn đó một tất lòng,
Không mờ xóa cùng năm tháng,
Mấy ai ra đi hẹn...về dệt nốt tơ duyên,
Khoác lên vầng hoa trắng,
Cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh,
đường xa vui đấu tranh,
Giữa khung trời gió lộng,
nghìn sau tiếc nghìn xưa.
Anh hỡi anh,
đường xa vui đấu tranh,
Giữa khung trời gió lộng,
nghìn sau tiếc nghìn xưa.
NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN
Sáng tác: Nguyễn văn Đông
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người.
Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ.
Người nơi xa xăm phương trời ấy,
Người còn buồn còn thương còn nhớ ?
Nắng phai rồi em ơi!
Chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm
Một tình thương nơi phương trời cũ.
Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá,
Chiều tàn dần phai trên ngàn lá,
Tìm đâu bóng hình ai.
Người về còn nhớ khúc hát:
“Người yêu dấu bên bờ thành Viên (Vienne)”.
Lòng này còn quyến luyến mãi,
Đêm Xuân dài mà đâu có hay.
Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô màu nhớ,
Dừng chân trông hoa xuân hồng thắm,
Buồn tìm về tình ai đằm thắm.
Giờ vun vút trời mây./.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
Đau xót và thương tiếc cho sự ra đi của Chị Hà Thanh.
Kính cẩn chia buồn tới gia đình của Cố Ca Sĩ khả kính Hà Thanh.
Một người Việt ở Boston, Massachusetts.
Hưng Lê
Mời Quý vị và Các bạn thưởng thức giọng hát Cố Ca Sĩ Hà Thanh qua bản "Hàng Hàng Lớp Lớp" của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông.
Thôi rồi, lại một tiếng hát của Miền Nam Việt Nam đã ra đi...sau VIỆT DZŨNG
...
R.I.P Hà Thanh, Cánh 'Chim Họa Mi Xứ Huế'
Chiều mưa biên giới
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông
Chiều Mưa Biên Giới - Nguyễn Văn Đông -Hà Thanh
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ
Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ
Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai
Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm
Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp (Khúc tình Kinh Kha)
Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông
Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp
Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Đông
1. Còn đây giây phút này
Còn nghe tiếng hát nụ cười xinh tươi,
còn trong ánh mắt còn cầm tay nhau
Ngày mai xa cách nhau
Một người gối chiếc cô phòng,
còn người góc núi ven rừng chân mây đầu gió
Còn đây đêm cuối cùng
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha,
ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em
Người đi giúp núi sông
Hàng hàng lớp lớp chưa về
hàng hàng nối tiếp câu thề dành lấy quê hương
Hỡi người anh thương, chưa tròn thề ước
Nhưng tình đất nước,
đâu phải khi cho mình dệt mộng thắm kết uyên ương
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng,
chung ánh trăng nhưng đôi đường ly cách trong tình thương
Và xin em hiểu rằng
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay,
lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay
Đường đi biên giới xa
Lòng này thách với tang bồng,
đừng làm má thắm phai hồng buồn lắm em ơi
2. Còn đây giây phút này
Còn nghe tiếng hát dập dìu bên hoa,
còn trông bóng dáng người mình thương yêu
Ngày mai xa cách nhau
Một người góc núi chân đèo,
còn người gối chiếc cô phòng đêm đông một bóng
Còn đây đêm cuối này
Đàn ai réo rắt nhạc lòng chia ly
sợ khi nước mắt buồn người ra đi
Đường mây chân núi xa
Dù ngàn nắng lửa mưa dầu
lòng người nhất quyết không đầu dành lấy mai sau
Hỡi người anh thương, chưa tròn thề ước
nhưng TÌNH ĐẤT NƯỚC,
ôi lớn lao không đành lòng dệt mối thắm riêng tư
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng,
chung ánh trăng cho người này gợi nhớ thương người kia
Và xin em hiểu rằng
Người đi giúp nước nào màng danh chi
cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
Đời dâng cho núi sông
cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
đừng sầu má ấy phai hồng, buồn lắm em ơi.
Hàng Hàng Lớp Lớp - Nguyễn Văn Đông - Hà-Thanh -
ĐẠI TÁ QĐ VNCH Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
http://i36.photobucket.com/alb...
http://i36.photobucket.com/alb...
XIN THÂN THĂM Nhạc sĩ TÀI HOA yêu Nước Nguyễn Văn Đông...
Vài hình ảnh Cs. Hà Thanh
Thành kính chia buồn củng tang quyến, Để tưởng nhớ Ca sỹ HÀ THANH Xin cùng nhau nghe lại ca khúc Đêm đông của Nhạc sỹ Nguyễn văn Thương, do Ca sỹ Hà Thanh trình diễn như nén hương lòng tiễn đưa người về cõi vĩnh hằng.
http://www.youtube.com/watch?v...
http://www.youtube.com/watch?v...
Geen opmerkingen:
Een reactie posten