Bạo loạn ở nhà máy Samsung Thái Nguyên
Samsung muốn biến Việt Nam thành nơi sản xuất smartphone quan trọng.
REUTERS/Baz Ratner
Nguyên nhân vụ xô xát là do bảo vệ nhà máy không cho một công nhân đem đồ ăn sáng vào nhà máy và đánh ngất xỉu một công nhân không có thẻ khi vào công trường làm việc.
Phẫn nộ vì những hành động nói trên, hàng trăm công nhân nhà máy Samsung Thái Nguyên đã đuổi đánh các bảo vệ, rồi đốt nhiều xe máy và các container dùng làm nơi ở và văn phòng của bảo vệ. Khi cảnh sát cơ động đến vãn hồi trật tự, công nhân đã dùng gạch đá chống lại.
Xô xát với bảo vệ và đụng độ với cảnh sát cơ động đã khiến hơn 10 người phải nhập viện, trong đó có ít nhất 5 người bị thương nặng, vẫn đang được cấp cứu. Cũng có tin cho là đã có một người chết, nhưng chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã bác bỏ tin này và chỉ xác nhận có 11 người bị thương.
Những hình ảnh, clip video về vụ bạo loạn ở nhà máy Samsung Thái Nguyên đã được nhanh chóng phổ biến trên mạng Internet hôm nay.
Ông Dương Ngọc Long, chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định với báo chí là sau ba giờ can thiệp, cảnh sát đã tái lập trật tự ở khu vực nhà máy Samsung. Chiều nay, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã mở phiên họp khẩn về vụ xô xát ở nhà máy Samsung. Nhưng theo tờ Tuổi Trẻ, các phóng viên không được phép vào dự cuộc họp này.
Về phần hãng Samsung, trong một thông cáo đưa ra hôm nay (09/01/2014) bảo đảm là sẽ làm hết mình để tránh tái diễn những vụ xô xát tương tự, đồng thời khẳng định là công trình xây dựng nhà máy Samsung Thái Nguyên không bị ảnh hưởng.
Khu Tổ hợp Công nghệ cao của tập đoàn Samsung được khởi công xây dựng từ tháng 3/2012 tại Khu Công nghiệp Yên Bình (xã Đồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên ) với vốn đầu tư 2 tỷ đôla. Ý định của Samsung là biến Việt Nam thành một cơ sở sản xuất smartphone quan trọng.
Samsung và các tập đoàn công nghệ khác như Intel và Nokia hiện đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam, nơi có giá nhân công rẻ hơn Trung Quốc. Để thu hút đầu tư từ những tập đoàn này, chính quyền các địa phương có nhiều biện pháp ưu đãi, nhất là về thuế.
Phẫn nộ vì những hành động nói trên, hàng trăm công nhân nhà máy Samsung Thái Nguyên đã đuổi đánh các bảo vệ, rồi đốt nhiều xe máy và các container dùng làm nơi ở và văn phòng của bảo vệ. Khi cảnh sát cơ động đến vãn hồi trật tự, công nhân đã dùng gạch đá chống lại.
Xô xát với bảo vệ và đụng độ với cảnh sát cơ động đã khiến hơn 10 người phải nhập viện, trong đó có ít nhất 5 người bị thương nặng, vẫn đang được cấp cứu. Cũng có tin cho là đã có một người chết, nhưng chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã bác bỏ tin này và chỉ xác nhận có 11 người bị thương.
Những hình ảnh, clip video về vụ bạo loạn ở nhà máy Samsung Thái Nguyên đã được nhanh chóng phổ biến trên mạng Internet hôm nay.
Ông Dương Ngọc Long, chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định với báo chí là sau ba giờ can thiệp, cảnh sát đã tái lập trật tự ở khu vực nhà máy Samsung. Chiều nay, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã mở phiên họp khẩn về vụ xô xát ở nhà máy Samsung. Nhưng theo tờ Tuổi Trẻ, các phóng viên không được phép vào dự cuộc họp này.
Về phần hãng Samsung, trong một thông cáo đưa ra hôm nay (09/01/2014) bảo đảm là sẽ làm hết mình để tránh tái diễn những vụ xô xát tương tự, đồng thời khẳng định là công trình xây dựng nhà máy Samsung Thái Nguyên không bị ảnh hưởng.
Khu Tổ hợp Công nghệ cao của tập đoàn Samsung được khởi công xây dựng từ tháng 3/2012 tại Khu Công nghiệp Yên Bình (xã Đồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên ) với vốn đầu tư 2 tỷ đôla. Ý định của Samsung là biến Việt Nam thành một cơ sở sản xuất smartphone quan trọng.
Samsung và các tập đoàn công nghệ khác như Intel và Nokia hiện đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam, nơi có giá nhân công rẻ hơn Trung Quốc. Để thu hút đầu tư từ những tập đoàn này, chính quyền các địa phương có nhiều biện pháp ưu đãi, nhất là về thuế.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten