dinsdag 4 juni 2019

Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989 [...cộng sản tầu ác độc như vậy đó ! RIP ! ]

Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989

  • 25 tháng 4 2019

Người biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Chiangan hôm 1/6/1989 Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Người biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Tràng An hôm 1/6/1989

Điều gì đã khiến xảy ra vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989?
Ngày 15 tháng 4, 1989, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang đã qua đời vì một cơn đau tim. Được biết đến là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách dân chủ, một số lượng lớn người dân Bắc Kinh và sinh viên đại học đã tổ chức một lễ tang lớn cho ông.
Từ tang lễ đó, hàng trăm ngàn sinh viên và người dân đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn để biểu tình thúc đẩy cải cách dân chủ.
'Khoảng 10.000' người chết vụ Thiên An Môn
TQ: Hãng camera Leica 'gặp rắc rối' vì quảng cáo
30/04: VNCH để lại gì cho đất nước hôm nay?
Chính xác thì những gì đã xảy ra vào mùa xuân 30 năm trước? Làm thế nào mà cái chết của Hồ Diệu Bang lại dần dần trở thành một phong trào biểu tình đòi tự do dân chủ kết thúc một cách đẫm máu?
Đây là những diễn biến chính của Phong trào Sinh viên năm 1989 sau được biết đến nhiều hơn với tên Cuộc Thảm sát Thiên An Môn.
Sau sự kiện ngày 4/6/1989, các quan chức Trung Quốc đã mô tả nó như là một "cuộc bạo loạn phản cách mạng" và do đó đã bắt giữ và đàn áp những người liên quan đến phong trào. Nhiều lãnh đạo sinh viên phải di tản lưu vong sang các nước phương Tây.
Sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với phong trào sinh viên đã bị nhiều nước trên thế giới chỉ trích. Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã quyết định áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ truyền thông báo chí, không cho phép đưa tin về sự kiện này. Sách giáo khoa cũng không hề đề cập.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48020653

Số người chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn 'là khoảng 10.000'

Một chiếc xe tăng đang cháy hôm 4/6/1989, gần Quảng trường Thiên An Môn Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một chiếc xe tăng đang cháy hôm 4/6/1989, gần Quảng trường Thiên An Môn
Vụ quân đội Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã làm ít nhất 10.000 người thiệt mạng, theo tài liệu mới được công bố của Anh.
Số liệu được nêu trong một điện tín ngoại giao bí mật do ông Alan Donald, Đại sứ Anh tại Trung Quốc hồi năm 1989, gửi đi.
Nguồn tiết lộ con số này là bạn của một thành viên trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, vị đại sứ cho hay.
Những ước tính trước đây về số người chết trong các cuộc biểu tình dân chủ Thiên An Môn là vào khoảng vài trăm cho đến trên 1.000 người.
Theo một thông báo của Trung Quốc hồi cuối tháng 6/1989, 200 người dân và vài chục nhân viên an ninh đã thiệt mạng ở Bắc Kinh sau cuộc đàn áp "những kẻ nổi dậy phản cách mạng" hôm 4/6/1989.
Bức điện của ông Donald được gửi đi hôm 5/6. Ông cho biết nguồn tin của mình là một người "truyền lại thông tin từ một người bạn thân, người hiện đang là ủy viên của Hội đồng Nhà nước [Trung Quốc]".
Hội đồng này thực chất là nội các chính phủ của Trung Quốc và do thủ tướng làm chủ tịch.
Sinh viên tuyệt thực biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 14/5/1989 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Sinh viên tuyệt thực biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 14/5/1989
Bức điện của ông Donald được giữ tại Kho lưu trữ Quốc gia Anh ở London. Hồi tháng 10, tài liệu này được giải mật và trang tin HK01 đã được xem.
Ông Donald nói nguồn tin của ông là đáng tin cậy, và là người luôn "thận trọng để tách biệt sự thật với suy đoán và tin đồn."
Ông viết: "Các sinh viên tưởng là họ có một giờ đồng hồ để rời quảng trường nhưng chỉ sau năm phút, các xe tăng đã tấn công.
"Sinh viên khoác tay nhau nhưng họ bị xe bọc thép cán, trong đó có cả binh lính. Sau đó xe bọc thép cán đi cán lại trên thân thể họ để làm thành 'bánh' và thi thể họ bị xe ủi chuyển đi. Xác người bị đốt rồi xả xuống cống."
"Bốn nữ sinh viên cầu xin tha mạng nhưng họ bị đâm."
Ông Donald nói thêm rằng "một số ủy viên của Hội đồng Nhà nước cho rằng nội chiến sắp xảy ra."
Cuộc biểu tình chính trị kéo dài bảy tuần trước khi quân đội được điều đến. Đó là đợt biểu tình lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc thời cộng sản.
Vụ thảm sát Thiên An Môn cho đến nay vẫn là chủ đề hết sức nhạy cảm ở Trung Quốc.
Trung Quốc cấm các nhà hoạt động kỷ niệm và kiểm soát rất chặt các thảo luận trên mạng về sự kiện này, thậm chí còn kiểm duyệt các ý kiến chỉ trích.
Tuy vậy, cuộc thảm sát Thiên An Môn vẫn được các nhà hoạt động trên thế giới kỷ niệm hàng năm, đặc biệt là ở Hong Kong và Đài Loan.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-42478158

Chủ đề liên quan



Geen opmerkingen:

Een reactie posten