Huawei ký thỏa thuận với hãng viễn thông Nga để phát triển 5G
Huawei vừa ký một thỏa thuận với công ty viễn thông MTS của Nga để phát triển công nghệ 5G tại nước này.
Các công ty sẽ phát triển mạng 5G thế hệ tiếp theo ở Nga trong năm tới.Thỏa thuận được thông qua khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm ba ngày ở Nga trong bối cảnh một số nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đang quay lưng với Huawei vì lo ngại rủi ro an ninh quốc gia.
Thỏa thuận này sẽ cho thấy "sự phát triển của công nghệ 5G và sự ra mắt thí điểm của thế hệ thứ năm của mạng lưới vào 2019 và 2020", MTS cho biết trong một tuyên bố, theo AFP.
TQ 'sẽ đóng vai trò kiến tạo tại Venezuela'
Vì sao Tập Cận Bình muốn 'Vạn lý Trường chinh'?
Ông Tập 'thăm gấu Nga, tặng gấu trúc'
TQ dùng đất hiếm làm con bài chủ trong thương chiến với Mỹ?
Điều này sẽ giúp Huawei giải tỏa phần nào khi công ty này đang phải chịu một sức ép dữ dội từ cộng đồng quốc tế trong những tháng gần đây.
Tại sao Huawei thu hút tranh cãi?
Huawei đã trở thành một phần tâm điểm của cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc, khởi đầu từ vấn đề thương mại và giờ là ở lĩnh vực công nghệ.Mỹ đã khuyến khích các đồng minh ở EU và Úc từ chối sử dụng mạng 5G của Huawei, thương hiệu sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nói rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng các sản phẩm của công ty để giám sát, theo dõi.
Huawei bác bỏ tuyên bố này và nói rằng công ty này hoạt động độc lập với chính quyền Bắc Kinh.
Tuy nhiên, một số quốc gia bao gồm Úc và New Zealand đã ngăn chặn việc Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G.
Những nỗ lực nhằm ngăn chặn Huawei của Washington đã leo thang vào tháng trước khi chính quyền Trump đưa công ty này vào "danh sách thực thể" bị cấm giao dịch với các công ty Mỹ trừ khi họ có giấy phép.
Việc Mỹ đưa Huawei vào sang danh sách đen có thể gây ra các hậu quả liên lụy.
Điều này sẽ làm tổn thương Huawei. Là hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, nửa số chip mà hãng này sử dụng trong sản xuất đến từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ.
Trong khi đó, các công ty Mỹ có thể mất một khách hàng quan trọng và sự phát triển của mạng 5G có thể bị ảnh hưởng do Huawei đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mạng công nghệ mới này, các nhà phân tích cho biết.
Những động thái chống lại Huawei của Washington đang bị một số đánh giá là một phần của chiến lược sâu rộng hơn nhằm hạn chế vị thế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trên thế giới.
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đã diễn ra hơn một năm qua, khi cả hai đã gia tăng mức thuế quan lên số hàng hóa trị giá tỷ đôla của nhau.
Tin liên quan
- Huawei bán công ty cáp dưới biển để tránh cáo buộc gián điệp
- 'Vạn lý Trường chinh' của ông Tập và vấn đề với Việt Nam
- Biển Đông: 'TQ không xâm lăng nhưng sẽ đánh trả nếu bị tấn công'
- Trung Quốc 'sẽ đóng vai trò kiến tạo tại Venezuela'
- Mỹ sắp bán hơn 2 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
- Ông Tập tặng gấu trúc và để Huawei ký hợp đồng 5G với Nga
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48538985
"Trong sáu năm qua, chúng tôi đã gặp nhau 30 lần, và ông Putin là bạn, người đồng cấp tốt nhất của tôi."
Chủ tịch Tập cũng xác nhận "Nga là nước tôi đi thăm nhiều nhất", và tặng cho Vườn thú Moscow hai con gấu trúc (panda) để bầy tỏ tình hữu nghị.
Được biết, trường cũ của ông Putin là Đại học quốc gia St Petersburg sẽ trao cho chủ tịch Tập bằng tiến sĩ danh dự.
Thông báo của hai bên cũng cho hay hai lãnh đạo bàn cả về tăng cường hợp tác quân sự.
Chính sách 'ngoại giao gấu trúc' của TQ
Mỹ sắp bán hơn 2 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
Ông Putin năng động mà vẫn bị dân 'ít tin hơn'
Trong khi trên thế giới diễn ra hai cuộc kỷ niệm, tưởng niệm Thiên An Môn (6/1989), và ngày đổ bộ D-Day của Đồng Minh chống phát-xít (06/1944) ở châu Âu, cả Nga và Trung Quốc đều không tham gia.
Trung Quốc cấm mọi nội dung nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn, còn Nga từ một thời gian qua đề cao hơn lễ Chiến thắng chống Phát-xít từ Cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại 1945.
Đặc biệt, trong lễ kỷ niệm ngày D-Day ở Portsmouth, Anh Quốc năm nay, người ta đã không mời tổng thống Nga.
Ông Vladimir Putin có dự lễ tương tự 5 năm trước, đánh dấu 70 năm ngày D-Day.
Phản ứng trước việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nói ngày đổ bộ D-Day "không nên bị phóng đại" vì "chính các nỗ lực khổng lồ của Liên Xô hồi đó mới đem lại chiến thắng" trong Thế Chiến 2.
Theo bà Zakharova, "ngày D-Day không có tác động quyết định" cho Thế Chiến 2.
Ngoài sự chia sẻ nhãn quan chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế Nga - Trung cũng ngày càng thắt chặt.
Đường dẫn khí đốt (The Power of Siberia) từ Nga sang Trung Quốc sẽ được hoàn tất năm nay, trị giá 400 tỷ USD.
Đầu tư của Trung Quốc vào Nga đạt 140 triệu USD năm 2017, còn quá nhỏ so với tiềm năng giao thương hai bên.
Cũng trong chuyến thăm của ông Tập, tập đoàn Huawei của Trung Quốc ký với Nga hợp đồng thiết kế mạng 5G ở nước này.
Huawei đang bị Hoa Kỳ đặt vào tầm ngắm và một số đồng minh Phương Tây của Mỹ cũng không muốn cho Huawei xây mạng 5G, viện cớ "an ninh về thông tin".
Xem thêm:
Trung Quốc cảnh báo công dân về việc tới Mỹ
Động thái mới nhất của Huawei
Dân Nga bi quan, Kremlin nhờ người giải thích
Ông Tập tặng gấu trúc và để Huawei ký hợp đồng 5G với Nga
Thăm Moscow ba ngày, chủ tịch Tập Cận Bình gọi tổng thống Putin là 'người bạn tốt nhất' và cam kết tăng cường quan hệ.
Chủ tịch Trung Quốc tới Moscow tối thứ Tư và đã phát biểu gọi nước Nga là đối tác thân thiết của nước ông."Trong sáu năm qua, chúng tôi đã gặp nhau 30 lần, và ông Putin là bạn, người đồng cấp tốt nhất của tôi."
Chủ tịch Tập cũng xác nhận "Nga là nước tôi đi thăm nhiều nhất", và tặng cho Vườn thú Moscow hai con gấu trúc (panda) để bầy tỏ tình hữu nghị.
Được biết, trường cũ của ông Putin là Đại học quốc gia St Petersburg sẽ trao cho chủ tịch Tập bằng tiến sĩ danh dự.
Thông báo của hai bên cũng cho hay hai lãnh đạo bàn cả về tăng cường hợp tác quân sự.
Chính sách 'ngoại giao gấu trúc' của TQ
Mỹ sắp bán hơn 2 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
Ông Putin năng động mà vẫn bị dân 'ít tin hơn'
Thời điểm sát lại gần nhau
Thời điểm diễn ra cuộc gặp cao cấp ở Moscow cũng là lúc quan hệ của Nga với Phương Tây xuống điểm lạnh nhất từ sáu năm qua, và Trung Quốc đang có cuộc thương chiến gay go với Hoa Kỳ, theo BBC News.Trong khi trên thế giới diễn ra hai cuộc kỷ niệm, tưởng niệm Thiên An Môn (6/1989), và ngày đổ bộ D-Day của Đồng Minh chống phát-xít (06/1944) ở châu Âu, cả Nga và Trung Quốc đều không tham gia.
Trung Quốc cấm mọi nội dung nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn, còn Nga từ một thời gian qua đề cao hơn lễ Chiến thắng chống Phát-xít từ Cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại 1945.
Đặc biệt, trong lễ kỷ niệm ngày D-Day ở Portsmouth, Anh Quốc năm nay, người ta đã không mời tổng thống Nga.
Ông Vladimir Putin có dự lễ tương tự 5 năm trước, đánh dấu 70 năm ngày D-Day.
Phản ứng trước việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nói ngày đổ bộ D-Day "không nên bị phóng đại" vì "chính các nỗ lực khổng lồ của Liên Xô hồi đó mới đem lại chiến thắng" trong Thế Chiến 2.
Theo bà Zakharova, "ngày D-Day không có tác động quyết định" cho Thế Chiến 2.
Ngoài sự chia sẻ nhãn quan chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế Nga - Trung cũng ngày càng thắt chặt.
Đường dẫn khí đốt (The Power of Siberia) từ Nga sang Trung Quốc sẽ được hoàn tất năm nay, trị giá 400 tỷ USD.
Đầu tư của Trung Quốc vào Nga đạt 140 triệu USD năm 2017, còn quá nhỏ so với tiềm năng giao thương hai bên.
Cũng trong chuyến thăm của ông Tập, tập đoàn Huawei của Trung Quốc ký với Nga hợp đồng thiết kế mạng 5G ở nước này.
Huawei đang bị Hoa Kỳ đặt vào tầm ngắm và một số đồng minh Phương Tây của Mỹ cũng không muốn cho Huawei xây mạng 5G, viện cớ "an ninh về thông tin".
Xem thêm:
Trung Quốc cảnh báo công dân về việc tới Mỹ
Động thái mới nhất của Huawei
Dân Nga bi quan, Kremlin nhờ người giải thích
Tin liên quan
- TQ cảnh báo công dân về 'rủi ro' khi tới Mỹ
- Huawei bán công ty cáp dưới biển để tránh cáo buộc gián điệp
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48542583
Geen opmerkingen:
Een reactie posten