Hồng Kông tê liệt vì biểu tình, dự luật dẫn độ bị hoãn lại
Biều tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông ngày 12/06/2019.REUTERS/Athit Perawongmetha
Chính quyền Hồng Kông hôm nay 12/06/2019 hoãn lại việc thảo luận dự luật cho phép dẫn độ các nghi can sang Trung Quốc, trong lúc khoảng mấy chục ngàn người biểu tình phong tỏa nhiều đại lộ chính ở trung tâm thành phố.
Đặc phái viên Stéphane Lagarde tại Hồng Kông tường thuật :
« Cũng là một rừng dù của những người phản kháng, cũng là những rào cản bằng kim loại trên đại lộ Harcourt và Long Hòa (Lung Wo) kết nối với nhau để cố gắng ngăn trở các dân biểu đến khu Kim Chung (Admiralty).
Tiếp theo đợt thủy triều áo trắng hôm Chủ nhật, là một đám đông thanh niên mặc áo đen, xuất hiện tại trung tâm Hồng Kông từ sáng sớm nay, phong tỏa lối vào Quốc Hội. Một số người đã ngủ qua đêm trong công viên bên cạnh, với các vật dụng đủ để tọa kháng : thức ăn, nước uống, khăn, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và nilon để bao cánh tay trong trường hợp phải đối đầu với cảnh sát chống bạo động trang bị khiên, nón sắt.
Một lớp trẻ đầy quyết tâm, có sự hỗ trợ của những tín đồ Công giáo đến cầu nguyện ngay trước mặt lực lượng an ninh tối qua. Giáo dân hưởng ứng thông cáo của giám mục Hồng Kông kêu gọi chính quyền hoãn lại, thậm chí từ bỏ dự luật dẫn độ đang gây lo ngại cho cả giới kinh doanh.
Trên 100 tiệm buôn đóng cửa hôm nay để các nhân viên có thể đi biểu tình. Những văn phòng kiểm toán lớn như Deloitte, KPMG…, các cơ quan tư vấn và ba ngân hàng lớn của Hồng Kông (Standard Chartred, HSBC, Hang Seng) cũng cho phép các nhân viên muốn phản đối dự luật dẫn độ được làm việc từ xa. »
Chính quyền nói rằng dự luật nhằm bổ sung một khiếm khuyết trong luật pháp hiện nay, cam đoan không nhắm vào các nhà đối lập chính trị. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân Hồng Kông không còn tin tưởng vào chính quyền đặc khu, nghi ngờ các ý đồ của Bắc Kinh. Cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, với 1 triệu trên tổng số 7 triệu cư dân xuống đường hôm Chủ nhật 9/6 đã dẫn đến quyết định tạm hoãn thảo luận dự luật dẫn độ, dự kiến sẽ được biểu quyết vào ngày 20/6.
Thông tín viên Florence de Changy nhận định :
« Đó là một sự lùi bước, thậm chí còn là sự nhìn nhận chính quyền đã thất bại khi tỏ thái độ không nhân nhượng. Đặc biệt trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), vốn nổi tiếng là cố chấp, nghĩ rằng có thể cứ cho thông qua dự luật. Một mặt, bà ta làm ngơ trước lời kêu gọi của một triệu người Hồng Kông đã đồng loạt xuống đường hôm Chủ nhật vừa rồi, mặt khác cho tăng cường lực lượng cảnh sát – việc này đã góp phần làm căng thẳng tăng cao trong những ngày gần đây.
Điều mà người ta vẫn chưa biết được, là dự luật được hoãn lại vô thời hạn và sẽ bị bỏ quên trong nhiều tháng hay nhiều năm ; hay chỉ là một sự thụt lùi tạm thời, rồi sau đó dấn tới mạnh mẽ hơn. Dù sao đi nữa, quyết định này không đủ để xoa dịu người biểu tình. Những người phản kháng muốn chính quyền hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, và đã có dự định xuống đường ồ ạt ngay từ tối nay ».
Theo tin giờ chót, những vụ đụng độ dữ dội đã xảy ra ở khu vực xung quanh Quốc Hội từ sau 15 giờ, thời hạn mà những người phản kháng đưa ra cho chính phủ để rút lại dự luật. Hơi cay, vòi rồng và dùi cui được sử dụng để đối phó với người biểu tình, hầu hết là thanh niên, sinh viên. Cảnh sát chống bạo động trang bị đầy đủ vũ khí dàn hàng tiến lên, nhưng nhanh chóng bi đám đông người biểu tình áp đảo. Một số người đã xâm nhập được vào khuôn viên nghị viện.
Người ta lo ngại cuộc chiến đấu để bảo vệ bản sằc Hồng Kông sẽ còn gay go : Bắc Kinh đã không hề khoan nhượng trước phong trào dân chủ « Cách mạng Dù » hồi cuối năm 2014.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190612-hong-kong-te-liet-vi-bieu-tinh-du-luat-dan-do-bi-hoan-lai
Hồng Kông tiếp tục huy động chống dự luật dẫn độ
Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019.REUTERS/Thomas Peter/File Photo
Hai ngày sau cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ của hơn một triệu người, hôm nay 11/06/2019, Hồng Kông chuẩn bị cho một ngày hành động mới. Trong khi đó, chính quyền đặc khu vẫn tỏ quyết tâm thông qua dự luật.
Một kiến nghị trên mạng kêu gọi 50 nghìn người tập hợp vào lúc 22 giờ địa phương (14h GMT) trước trụ sở Hội đồng Lập pháp (Nghị Viện Hồng Kông). Người biểu tình dự kiến sẽ bám trụ qua đêm cho đến ngày mai, ngày mà Nghị Viện thảo luận về dự luật cho phép đặc khu hành chính dẫn độ các đối tượng phạm pháp tại Hồng Kông về Hoa lục theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Phong trào phản đối dự luật đã cuốn hút được đông đảo các tầng lớp xã hội ở Hồng Kông tham gia, từ học sinh – sinh viên, giới luật sư, doanh nhân và giới đấu tranh vì dân chủ, cho đến các cộng đồng tôn giáo.
Trên thực tế, Hồng Kông đã có cam kết với Bắc Kinh về việc trả về Trung Quốc các nghi phạm để xét xử. Dự luật dẫn độ lần này nhằm đơn giản hóa các thủ tục.
Nguyên do dự luật vấp phải sự phản đối quyết liệt là vì dư luận Hồng Kông cho rằng tư pháp Trung Quốc không công bằng, xét xử hay bắt giữ người tùy tiện, bức cung ép tội…
Theo Reuters, gần 2000 người buôn bán nhỏ, cửa hiệu ăn, cửa hàng sách, văn phòng luật sư thông báo đình công trên internet. Khoảng 4000 giáo viên dự định tham gia vào cuộc tập hợp ngày mai trước trụ sở Nghị Viện.
Công đoàn lái xe bus kêu gọi chiến dịch chạy xe chậm gây ùn tắc. Trên Facebook 10 nghìn người đăng ký sẽ cắm trại gần khu vực các tòa nhà chính quyền.
Như muốn thách thức phong trào phản kháng, lãnh đạo chính quyền Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trong một cuộc họp báo hôm nay hứa sẽ cho thông qua dự luật và cảnh cáo nhuwnxgn người tham gia phong trào.
Hôm qua, Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên Ngoại Giao Morgan Ortagus, đã bày tỏ lo ngại về dự luật dẫn độ, cho rằng dự luật này có nguy cơ « phá hỏng » quy chế tự trị của Hồng Kông cũng như môi trường làm ăn kinh tế của đặc khu này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190611-hong-kong-tiep-tuc-huy-dong-chong-du-luat-dan-do
Hồng Kông viết nên lịch sử : Biển người áo trắng phản kháng Bắc Kinh
Một triệu người Hồng Kông mặc áo trắng tượng trưng cho công lý đã xuống đường chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019.REUTERS/Tyrone Siu
Tập hợp mọi tầng lớp của xã hội Hồng Kông, một biển người biểu tình mặc toàn đồ màu trắng hôm qua 09/06/2019 bất chấp sức nóng kinh người, nối đuôi nhau đông đảo xuống đường tại trung tâm cựu thuộc địa Anh, với khẩu hiệu : bảo vệ bản sắc độc đáo của Hồng Kông trước sự can thiệp của Bắc Kinh.
AFP mô tả, có những gia đình với các em bé tay phất những lá cờ, những người cao tuổi đi xe lăn, người nước ngoài làm việc tại đặc khu, nhạc sĩ, nghệ sĩ, cán bộ quản lý, các nhà đấu tranh thuộc nhiều hiệp hội… Đa số mặc trang phục màu trắng tượng trưng cho công lý. Tất cả có mặt để nhất tề bác bỏ một dự luật của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh, cho phép dẫn độ sang Hoa lục.
Ryan Leung trong đoàn biểu tình nhận định : « Dự luật này nếu được thông qua sẽ xóa nhòa hoàn toàn biên giới giữa Hồng Kông và Hoa lục. Nó sẽ phá hủy toàn bộ các quyền tự do mà chúng tôi luôn có, và Nhà nước pháp quyền mà người dân Hồng Kông rất tự hào ».
Theo thỏa thuận năm 1984 giữa Luân Đôn và Bắc Kinh về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được quyền bán tự trị và được hưởng những quyền tự do « không mơ thấy nổi » ở Hoa lục cho đến năm 2047 – trên lý thuyết.
« Chúng tôi không thể ngồi yên »
Tuy vậy từ hơn một chục năm qua, cựu thuộc địa Anh là nơi diễn ra nhiều xung đột chính trị mạnh mẽ, do người dân lo sợ sự can thiệp ngày càng lớn của Bắc Kinh vào việc nội bộ của Hồng Kông, và cảm giác thỏa thuận trao trả không còn được tôn trọng.
Nhưng nếu thành phố này thường diễn ra những cuộc biểu tình ngoạn mục trên bối cảnh một rừng các tòa nhà chọc trời, thì cuộc xuống đường đại quy mô hôm Chủ nhật 09/06/2019 đã đi vào lịch sử với số lượng người hiện diện.
Những người tổ chức cho biết có một triệu người biểu tình, còn cảnh sát nói rằng có 240.000 người. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai kể từ khi Hồng Kông bị trao trả cho Trung Quốc.
Tuy vào giai đoạn kết thúc đã xảy ra những vụ đụng độ giữa các thanh niên mang khẩu trang với lực lượng cảnh sát chống bạo động, nhưng suốt cả ngày cuộc biểu tình đã diễn ra một cách ôn hòa. Ngọn triều dâng màu trắng kéo dài nhiều kilomet trên mặt đường trải nhựa, trong bầu không khí nóng ẩm khó chịu của miền nhiệt đới.
Cô bé Fiona Lau, 15 tuổi nói : « Ngay cả trước dự luật này, đã có vụ các nhà xuất bản bị bắt cóc rồi. Một khi nó được thông qua, tình hình chúng tôi sẽ trở nên bi kịch. Chúng tôi không thể ngồi yên ». Chan Sze Chai, thành viên một nghiệp đoàn sinh viên tố cáo : « Chính quyền Hồng Kông không hề bình đẳng với Trung Quốc ».
Bắt bớ vì mục đích chính trị
Đối với sinh viên này, nếu Bắc Kinh yêu cầu dẫn độ một nhà ly khai hay muốn dùng biện pháp truy tố để dập tắt những tiếng nói đối lập, « thì chính quyền Hồng Kông chỉ có việc thi hành. Người dân Hồng Kông không thể nào tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc và các lãnh đạo đặc khu ».
Shaun Martin, một người Anh sống tại Hồng Kông từ 5 năm qua, nói rằng anh xuống đường biểu tình vì Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada ngay sau khi Vancouver bắt một nhà lãnh đạo công ty Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc. Theo anh, nếu dự luật dẫn độ được thông qua, không có gì ngăn cản Hồng Kông trở thành nơi diễn ra những vụ bắt bớ mang tính chính trị, trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và một số cường quốc phương Tây đang xấu đi. Martin giải thích : « Những người lao động nước ngoài như tôi thực sự lo ngại Trung Quốc sẽ bắt giữ công dân một số nước để trả đũa ».
Ngay cả khi màn đêm buông xuống, không khí trong đám đông vẫn mang vẻ lễ hội. Họ nồng nhiệt vỗ tay khi nghe loan báo con số người tham dự. Jimmy Shun, một trong những nhà tổ chức nói : « Hồng Kông đã viết nên lịch sử ».
Nhưng đến khuya, tình hình xấu dần đi với các vụ đụng độ giữa các nhà đấu tranh trẻ tuổi, khuôn mặt giấu sau những chiếc khẩu trang, và cảnh sát sử dụng hơi cay.
Thất bại của « Cách mạng Dù », phong trào đòi dân chủ quy mô đã làm tê liệt Hồng Kông trong nhiều tuần lễ hồi cuối năm 2014, đã mang lại hậu quả là một bộ phận giới trẻ trở nên cứng rắn hơn, họ không còn tin vào những cuộc biểu tình ôn hòa. Một số nay còn đòi độc lập, điều mà với Bắc Kinh tuyệt đối là lằn ranh đỏ.
Philip Leung, 23 tuổi, trước những cảnh tượng xô xát với cảnh sát vào buổi tối, đã đặt câu hỏi : « Nếu chính quyền tiếp tục làm ngơ trước ý kiến của hơn một triệu người, làm thế nào có thể nói rằng Hồng Kông là một lãnh thổ tự do ? »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190610-hong-kong-viet-nen-lich-su-bien-nguoi-ao-trang-phan-khang-bac-kinh
Hong Kong: cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình
Cảnh sát Hong Kong đã bắn đạn cao su và xịt hơi cay vào người biểu tình ở Hong Kong, nơi sự tức giận về luật dẫn độ trong dân chúng đã chuyển thành bạo lực.
Người biểu tình chặn những ngả đường chính xung quanh các tòa nhà chính phủ và ném gạch đá và các vật thể vào cảnh sát.
Chính phủ vẫn đang tiếp tục thúc đẩy đạo luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Dự luật này dự kiến sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng vào ngày 20/6.
Nhưng Hội đồng Lập pháp (LegCo) đã trì hoãn lần thảo luận lần thứ hai về dự luật này.
Hong Kong: Biểu tình có bao giờ đạt kết quả?
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Đụng độ tại biểu tình hơn nửa triệu người ở Hong Kong
Hội đồng Lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nói cuộc thảo luận đáng lẽ diễn ra hôm thứ Tư sẽ được tổ chức tại "một thời điểm sau".
Đây là lần đầu tiên đạn cao su được sử dụng ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ. 22 người bị thương nhưng không ai được cho là bị thương nặng.
Nhưng hôm thứ Tư, cuộc biểu tình đã leo thang, với hơi cay, đạn cao su được bắn vào các nhà hoạt động khi họ tìm cách tràn vào các tòa nhà chính phủ.
Cảnh sát đã dựng một hàng rào chắc chắn với các lá chắn và vẫy biểu ngữ mang dòng chữ "Cảnh báo, hơi cay" nhằm ngăn người biểu tình tới gần, theo bản tin trực tiếp được phát trên truyền hình địa phương.
Nhưng người biểu tình có vẻ như không nản, họ ném các cọc tiêu giao thông và các vật thể khác họ vớ được vào cảnh sát.
Phóng viên BBC Gabriel Gatehouse đang có mặt trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp nơi cảnh sát đã chiếm đóng. Ông cho biết một cảnh sát bị thương và được đưa đi. Tất cả các cửa ra vào đã bị khóa chặt.
Xe cấp cứu đang trên đường tới tòa nhà này, theo hãng tin Anh Reuters.
Cảnh sát Trưởng Stephen Lo Wai-chung mô tả cuộc đụng độ là "nổi loạn", có thể phải chịu án 10 năm tù, theo tờ South China Morning Post.
Ông nói cảnh sát "không có sự lựa chọn nào khác" và phải dùng vũ khí để ngăn người biểu tình phá hàng rào.
"Chúng tôi lên án những hành vi vô trách nhiệm như vậy. Không cần phải làm người vô tội bị thương để biểu đạt ý kiến của các bạn."
Nhưng một người biểu tình trẻ tuổi, đeo mặt nạ và găng tay đen, nói với hãng tin AFP rằng họ "sẽ không rời cho tới khi họ xóa bỏ luật này."
Chính phủ đã hứa ràng buộc về mặt pháp lý các biện pháp bảo vệ nhân quyền và các biện pháp khác mà họ nói sẽ làm giảm bớt những lo ngại.
Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay tại Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được người Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Cảnh sát cho biết đang điều tra các lời đe dọa giết lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam và các thành viên của bộ tư pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh TVB, bà Lam chối bỏ cáo buộc của người biểu tình nói bà đã "bán đứng" Hong Kong.
"Tôi đã lớn lên ở đây cùng với tất cả người dân Hong Kong," bà nói. "Tình yêu của tôi đối với nơi này đã khiến tôi chịu nhiều hy sinh cá nhân".
Hàng trăm doanh nghiệp bao gồm một tạp chí cho biết họ sẽ đóng cửa để cho phép nhân viên của họ biểu tình và gần 4.000 giáo viên cho biết họ sẽ đình công.
Một số ngân hàng, bao gồm HSBC, đã sắp xếp công việc linh hoạt cho thứ Tư 12/7.
Các tổ chức vận động hành lang lớn cho biết họ sợ các kế hoạch này sẽ làm hỏng khả năng cạnh tranh của Hong Kong như là một trung tâm kinh tế.
Vào Chủ Nhật, các nhà tổ chức cho biết hơn một triệu người đã xuống đường với các khẩu hiệu yêu cầu chính phủ từ bỏ các sửa đổi Luật Dẫn độ, mặc dù cảnh sát đưa con số thấp hơn nhiều, khoảng 240.000 người.
Sau cuộc biểu tình chủ yếu trong ôn hòa, một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà LegCo, một số người bị thương và bị bắt giữ.
Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, đã cảnh báo các cuộc biểu tình và đình công hàng loạt đi xa hơn, nói: "Tôi kêu gọi các trường học, phụ huynh, tổ chức, tập đoàn, đoàn thể xem xét nghiêm túc nếu họ ủng hộ những hành động cực đoan này".
Người biểu tình chặn những ngả đường chính xung quanh các tòa nhà chính phủ và ném gạch đá và các vật thể vào cảnh sát.
Chính phủ vẫn đang tiếp tục thúc đẩy đạo luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Dự luật này dự kiến sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng vào ngày 20/6.
Nhưng Hội đồng Lập pháp (LegCo) đã trì hoãn lần thảo luận lần thứ hai về dự luật này.
Hong Kong: Biểu tình có bao giờ đạt kết quả?
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Đụng độ tại biểu tình hơn nửa triệu người ở Hong Kong
Hội đồng Lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nói cuộc thảo luận đáng lẽ diễn ra hôm thứ Tư sẽ được tổ chức tại "một thời điểm sau".
Đây là lần đầu tiên đạn cao su được sử dụng ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ. 22 người bị thương nhưng không ai được cho là bị thương nặng.
Chuyện gì đang xảy ra?
Các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình khi hàng trăm ngàn người biểu tình xuống đường và tìm cách chặn lối vào các tòa nhà chính phủ trước cuộc thảo luận luật dẫn độ.Nhưng hôm thứ Tư, cuộc biểu tình đã leo thang, với hơi cay, đạn cao su được bắn vào các nhà hoạt động khi họ tìm cách tràn vào các tòa nhà chính phủ.
Cảnh sát đã dựng một hàng rào chắc chắn với các lá chắn và vẫy biểu ngữ mang dòng chữ "Cảnh báo, hơi cay" nhằm ngăn người biểu tình tới gần, theo bản tin trực tiếp được phát trên truyền hình địa phương.
Nhưng người biểu tình có vẻ như không nản, họ ném các cọc tiêu giao thông và các vật thể khác họ vớ được vào cảnh sát.
Phóng viên BBC Gabriel Gatehouse đang có mặt trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp nơi cảnh sát đã chiếm đóng. Ông cho biết một cảnh sát bị thương và được đưa đi. Tất cả các cửa ra vào đã bị khóa chặt.
Xe cấp cứu đang trên đường tới tòa nhà này, theo hãng tin Anh Reuters.
Cảnh sát Trưởng Stephen Lo Wai-chung mô tả cuộc đụng độ là "nổi loạn", có thể phải chịu án 10 năm tù, theo tờ South China Morning Post.
Ông nói cảnh sát "không có sự lựa chọn nào khác" và phải dùng vũ khí để ngăn người biểu tình phá hàng rào.
"Chúng tôi lên án những hành vi vô trách nhiệm như vậy. Không cần phải làm người vô tội bị thương để biểu đạt ý kiến của các bạn."
Nhưng một người biểu tình trẻ tuổi, đeo mặt nạ và găng tay đen, nói với hãng tin AFP rằng họ "sẽ không rời cho tới khi họ xóa bỏ luật này."
Chính phủ đã hứa ràng buộc về mặt pháp lý các biện pháp bảo vệ nhân quyền và các biện pháp khác mà họ nói sẽ làm giảm bớt những lo ngại.
Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay tại Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được người Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Cảnh sát cho biết đang điều tra các lời đe dọa giết lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam và các thành viên của bộ tư pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh TVB, bà Lam chối bỏ cáo buộc của người biểu tình nói bà đã "bán đứng" Hong Kong.
"Tôi đã lớn lên ở đây cùng với tất cả người dân Hong Kong," bà nói. "Tình yêu của tôi đối với nơi này đã khiến tôi chịu nhiều hy sinh cá nhân".
Những ai liên quan?
Một loạt các nhóm đã lên tiếng chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc trong những ngày gần đây bao gồm các trường học, luật sư và doanh nghiệp, với hàng trăm kiến nghị được đưa ra.Hàng trăm doanh nghiệp bao gồm một tạp chí cho biết họ sẽ đóng cửa để cho phép nhân viên của họ biểu tình và gần 4.000 giáo viên cho biết họ sẽ đình công.
Một số ngân hàng, bao gồm HSBC, đã sắp xếp công việc linh hoạt cho thứ Tư 12/7.
Các tổ chức vận động hành lang lớn cho biết họ sợ các kế hoạch này sẽ làm hỏng khả năng cạnh tranh của Hong Kong như là một trung tâm kinh tế.
Vào Chủ Nhật, các nhà tổ chức cho biết hơn một triệu người đã xuống đường với các khẩu hiệu yêu cầu chính phủ từ bỏ các sửa đổi Luật Dẫn độ, mặc dù cảnh sát đưa con số thấp hơn nhiều, khoảng 240.000 người.
Sau cuộc biểu tình chủ yếu trong ôn hòa, một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà LegCo, một số người bị thương và bị bắt giữ.
Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, đã cảnh báo các cuộc biểu tình và đình công hàng loạt đi xa hơn, nói: "Tôi kêu gọi các trường học, phụ huynh, tổ chức, tập đoàn, đoàn thể xem xét nghiêm túc nếu họ ủng hộ những hành động cực đoan này".
Geen opmerkingen:
Een reactie posten