Nhật Bản tăng cường hệ thống trên biển để đối phó với Trung Quốc
Khu trục hạm chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản, ngày 06/12/2016, tại căn cứ quân sự Yokosuka.KAZUHIRO NOGI / AFP
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo vào hôm qua, 27/02/2018, tiếp theo kế hoạch lắp đặt hệ thống tên lửa chống hạm trên đảo nhỏ Miyako, chính quyền Tokyo đã nghĩ đến việc triển khai một hệ thống tương tự trên đảo chính ở tỉnh Okinawa. Theo giới phân tích, mục tiêu mà Tokyo không nói ra chính là củng cố hệ thống phòng thủ của mình để sẵn sàng đối phó với tham vọng trên biển ngày càng lộ rõ của Bắc Kinh.
Kế hoạch phòng thủ vùng quần đảo phía tây nam nước Nhật đã được Tokyo bắt đầu thực hiện, với việc triển khai một đơn vị tên lửa đất đối hạm lên đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa, để tăng sức phòng thủ tại các hòn đảo xa xôi ở khu vực tây nam.
Thế nhưng, chính quyền Nhật Bản cũng thấy rằng Okinawa, đảo lớn nhất của tỉnh Okinawa, cũng cần được trang bị một đơn vị tên lửa khác, trong bối cảnh tàu Hải Quân của Trung Quốc thường xuyên qua lại khu vực eo biển Miyako nằm giữa đảo Miyako và đảo Okinawa.
Tên lửa bố trí trên các đảo này là loại hỏa tiễn địa đối hạm Type-12 của Lục Quân Nhật Bản có tầm bắn hơn 100 km. Theo tính toán của Tokyo, mục tiêu của công cuộc triển khai lực lượng này là nhằm kiểm soát được toàn bộ khu vực eo biển Miyako.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, vấn đề dự phòng bất trắc tại vùng eo biển Miyako càng lúc càng được đặt ra một cách gay gắt hơn cho chính quyền Nhật Bản, vì lẽ chiến hạm Trung Quốc ngày càng thường xuyên sử dụng eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương. Việc này hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế, nhưng Tokyo vẫn luôn cảnh giác trước các hoạt động của tàu Trung Quốc.
Đề phòng Trung Quốc cũng là nguyên do thúc đẩy bộ Quốc Phòng Nhật Bản triển khai các đơn vị điều hành tên lửa chống hạm và phòng không lên đảo Amami-Oshima, ở tỉnh Kagoshima và đảo Ishigaki ở Okinawa. Các đảo Miyako và Ishigaki cách không xa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý trên biển Hoa Đông, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Từ nhiều năm nay, tàu công vụ Trung Quốc cũng thường xuyên thâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo này, được cho là để thách thức Nhật Bản.
Song song với việc bố trí tên lửa trên các đảo xa, Nhật Bản cũng đã nghĩ đến việc trang bị hàng không mẫu hạm cho quân đội của mình. Từ khi Tokyo đưa loại khu trục hạm chở trực thăng lớp Izumo của họ vào hoạt động, mọi người đều cho rằng thực ra loại tàu đó chỉ mang danh nghĩa là khu trục hạm, chứ trong thực tế, đó là những chiếc tàu sân bay trá hình.
Cho đến gần đây, chính quyền Nhật Bản luôn bác bỏ lập luận cho rằng lớp tàu Izumo có thể biến thành hàng không mẫu hạm, thế nhưng, vào hôm qua 28/02/2018, một số quan chức bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã công nhận thẳng với báo Asahi Shinbum rằng ngay từ đầu, loại tàu lớp Izumo đã được thiết kế để được cải tiến dễ dàng thành hàng không mẫu hạm, sử dụng loại máy bay hiện đại có khả năng lên thẳng hay cất cánh trên đường bay ngắn, như loại chiến đấu cơ F-35B của Mỹ.
Theo Asahi, việc Hải Quân Trung Quốc ngày càng bành trướng ảnh hưởng không xa lạ gì với tính toán chiến lược kể trên của Tokyo. Các chiến lược gia Nhật Bản đã nhận thấy rằng không thể chỉ dựa vào 3 căn cứ không quân cố định Naha của Nhật, Kadena và Futenma của Mỹ ở Okinawa, vì nếu xẩy ra chiến tranh, các căn cứ này chắc chắn là mục tiêu tấn công của tên lửa Trung Quốc.
Trong tình hình đó, việc sở hữu những căn cứ nổi như tàu sân bay sẽ trở thành cần thiết, nhất là khi các chiếc tàu này sẽ cho phép Tokyo đưa hỏa lực hùng hậu đến sát vùng Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc nhòm ngó.
Nhìn chung, khi giải thích về nhu cầu tăng cường quốc phòng, chính quyền Tokyo thường viện dẫn mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Nhưng phải nói là nhân tố Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ vào tiến trình gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180228-nhat-ban-tang-cuong-he-thong-tren-bien-de-doi-pho-voi-trung-quoc
Thế nhưng, chính quyền Nhật Bản cũng thấy rằng Okinawa, đảo lớn nhất của tỉnh Okinawa, cũng cần được trang bị một đơn vị tên lửa khác, trong bối cảnh tàu Hải Quân của Trung Quốc thường xuyên qua lại khu vực eo biển Miyako nằm giữa đảo Miyako và đảo Okinawa.
Tên lửa bố trí trên các đảo này là loại hỏa tiễn địa đối hạm Type-12 của Lục Quân Nhật Bản có tầm bắn hơn 100 km. Theo tính toán của Tokyo, mục tiêu của công cuộc triển khai lực lượng này là nhằm kiểm soát được toàn bộ khu vực eo biển Miyako.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, vấn đề dự phòng bất trắc tại vùng eo biển Miyako càng lúc càng được đặt ra một cách gay gắt hơn cho chính quyền Nhật Bản, vì lẽ chiến hạm Trung Quốc ngày càng thường xuyên sử dụng eo biển Miyako để ra Thái Bình Dương. Việc này hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế, nhưng Tokyo vẫn luôn cảnh giác trước các hoạt động của tàu Trung Quốc.
Đề phòng Trung Quốc cũng là nguyên do thúc đẩy bộ Quốc Phòng Nhật Bản triển khai các đơn vị điều hành tên lửa chống hạm và phòng không lên đảo Amami-Oshima, ở tỉnh Kagoshima và đảo Ishigaki ở Okinawa. Các đảo Miyako và Ishigaki cách không xa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý trên biển Hoa Đông, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Từ nhiều năm nay, tàu công vụ Trung Quốc cũng thường xuyên thâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo này, được cho là để thách thức Nhật Bản.
Song song với việc bố trí tên lửa trên các đảo xa, Nhật Bản cũng đã nghĩ đến việc trang bị hàng không mẫu hạm cho quân đội của mình. Từ khi Tokyo đưa loại khu trục hạm chở trực thăng lớp Izumo của họ vào hoạt động, mọi người đều cho rằng thực ra loại tàu đó chỉ mang danh nghĩa là khu trục hạm, chứ trong thực tế, đó là những chiếc tàu sân bay trá hình.
Cho đến gần đây, chính quyền Nhật Bản luôn bác bỏ lập luận cho rằng lớp tàu Izumo có thể biến thành hàng không mẫu hạm, thế nhưng, vào hôm qua 28/02/2018, một số quan chức bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã công nhận thẳng với báo Asahi Shinbum rằng ngay từ đầu, loại tàu lớp Izumo đã được thiết kế để được cải tiến dễ dàng thành hàng không mẫu hạm, sử dụng loại máy bay hiện đại có khả năng lên thẳng hay cất cánh trên đường bay ngắn, như loại chiến đấu cơ F-35B của Mỹ.
Theo Asahi, việc Hải Quân Trung Quốc ngày càng bành trướng ảnh hưởng không xa lạ gì với tính toán chiến lược kể trên của Tokyo. Các chiến lược gia Nhật Bản đã nhận thấy rằng không thể chỉ dựa vào 3 căn cứ không quân cố định Naha của Nhật, Kadena và Futenma của Mỹ ở Okinawa, vì nếu xẩy ra chiến tranh, các căn cứ này chắc chắn là mục tiêu tấn công của tên lửa Trung Quốc.
Trong tình hình đó, việc sở hữu những căn cứ nổi như tàu sân bay sẽ trở thành cần thiết, nhất là khi các chiếc tàu này sẽ cho phép Tokyo đưa hỏa lực hùng hậu đến sát vùng Senkaku/Điếu Ngư đang bị Trung Quốc nhòm ngó.
Nhìn chung, khi giải thích về nhu cầu tăng cường quốc phòng, chính quyền Tokyo thường viện dẫn mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Nhưng phải nói là nhân tố Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ vào tiến trình gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật Bản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180228-nhat-ban-tang-cuong-he-thong-tren-bien-de-doi-pho-voi-trung-quoc
Mỹ-Nhật-Hoa Đông : James Mattis khẳng định bảo vệ Senkaku-Điếu Ngư
Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Tomomi Inada (T) đón đồng nhiệm Mỹ James Mattis (P) tại bộ Quốc Phòng, Tokyo, ngày 04/02/2017.Reuters
Bắc Kinh lại tố Mỹ « gây bất ổn » khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sau khi thăm Seoul, ngày 04/02/2017, tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đến Tokyo và được chính thủ tướng Shinzo Abe đón tiếp. Cũng như vài giờ trước tại Seoul, chủ nhân mới Lầu Năm Góc tái xác quyết lời cam kết của Mỹ ủng hộ hai nước đồng minh khi bị xăm lăng.
Đặc biệt là đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ « tiếp tục nhìn nhận quyền quản lý của Tokyo trên các đảo ở Hoa Đông và sẽ đẩy lui mọi cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật và vào những nơi này » đúng theo điều 5 của hiệp ước quốc phòng hỗ tương. Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường thuật :
" Vừa đặt chân đến Tokyo, bộ trưởng quốc phòng Mỹ được thủ tướng Shinzo Abe, chứ không phải là người đồng cấp Tomomi Inada, tiếp kiến. Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố ngay « Hoa Kỳ 100% vai kề vai với nhân dân Nhật Bản » và sau đó ông nói thêm để trấn an lãnh đạo Nhật Bản là theo hiệp định an ninh chung, Hoa Kỳ cũng có bổn phận bảo vệ các hải đảo tí hon Senkaku-Điếu Ngư đang bị Trung Quốc, từ khi tranh giành chủ quyền, thường xuyên đưa tàu chiến vãng lai dòm ngó.
Tokyo đang tìm cách thăm dò ý định của Washington từ khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump dường như muốn xét lại những cam kết quân sự với Nhật Bản trong khu vực mà nguy cơ Bắc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân để tấn công càng ngày càng được xem là có xác suất cao.
Cựu đại tướng James Mattis rất được kính trọng tại Nhật Bản, ông từng phục vụ tại Okinawa trong một thời gian của đời binh nghiệp.
Thế nhưng chính phủ Nhật tự hỏi liệu những cam kết của chủ nhân Lầu Năm Góc có được chủ nhân Nhà Trắng chia sẻ « 100% hay không » ?
Trong mùa tranh cử vừa qua, ông Donald Trump đã gián tiếp cho biết là muốn để cho Nhật Bản một mình lo liệu, trang bị vũ khí hạt nhân để tự vệ nếu Tokyo từ chối đóng góp thêm cho các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản. Từ nay, Nhật Bản phải thích ứng với một chính quyền mị dân và khó lường tại Washington."
Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ
Theo AFP, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ tuyên bố « ủng hộ Nhật bảo vệ Senkaku-Điếu Ngư » Tân Hoa Xã Trung Quốc, trích dẫn phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng, lên án Washington « đụng chạm đến chủ quyền lãnh thổ từ xa xưa của Trung Quốc, gây bất ổn định cho khu vực ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170205-my-nhat-hoa-dong-james-mattis-khang-dinh-bao-ve-senkaku-dieu-ngu
" Vừa đặt chân đến Tokyo, bộ trưởng quốc phòng Mỹ được thủ tướng Shinzo Abe, chứ không phải là người đồng cấp Tomomi Inada, tiếp kiến. Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố ngay « Hoa Kỳ 100% vai kề vai với nhân dân Nhật Bản » và sau đó ông nói thêm để trấn an lãnh đạo Nhật Bản là theo hiệp định an ninh chung, Hoa Kỳ cũng có bổn phận bảo vệ các hải đảo tí hon Senkaku-Điếu Ngư đang bị Trung Quốc, từ khi tranh giành chủ quyền, thường xuyên đưa tàu chiến vãng lai dòm ngó.
Tokyo đang tìm cách thăm dò ý định của Washington từ khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump dường như muốn xét lại những cam kết quân sự với Nhật Bản trong khu vực mà nguy cơ Bắc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân để tấn công càng ngày càng được xem là có xác suất cao.
Cựu đại tướng James Mattis rất được kính trọng tại Nhật Bản, ông từng phục vụ tại Okinawa trong một thời gian của đời binh nghiệp.
Thế nhưng chính phủ Nhật tự hỏi liệu những cam kết của chủ nhân Lầu Năm Góc có được chủ nhân Nhà Trắng chia sẻ « 100% hay không » ?
Trong mùa tranh cử vừa qua, ông Donald Trump đã gián tiếp cho biết là muốn để cho Nhật Bản một mình lo liệu, trang bị vũ khí hạt nhân để tự vệ nếu Tokyo từ chối đóng góp thêm cho các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản. Từ nay, Nhật Bản phải thích ứng với một chính quyền mị dân và khó lường tại Washington."
Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ
Theo AFP, ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ tuyên bố « ủng hộ Nhật bảo vệ Senkaku-Điếu Ngư » Tân Hoa Xã Trung Quốc, trích dẫn phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng, lên án Washington « đụng chạm đến chủ quyền lãnh thổ từ xa xưa của Trung Quốc, gây bất ổn định cho khu vực ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170205-my-nhat-hoa-dong-james-mattis-khang-dinh-bao-ve-senkaku-dieu-ngu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten