maandag 4 december 2017

Việt Nam : Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy... 1 tháng ! + Thu phí đường bộ: Dân Trung Quốc, Anh 'cũng... bức xúc'

Thủ tướng Phúc tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy

  • 4 tháng 12 2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân PhúcBản quyền hình ảnh EPA
Image caption Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây yêu cầu không kéo dài tình trạng ở BOT Cai Lậy
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng ở trạm BOT Cai Lậy trong lúc tìm phương án giải quyết.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo với truyền thông Việt Nam sau cuộc họp của Thủ tướng ngày 4/12.
"Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng và giao cho Bộ Giao thông vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang để xử lý cụ thể," ông Dũng nói.
Ông Dũng giải thích: "Quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân."
"Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân phải lắng nghe, phải xem xét nghiêm túc và xử lý với tinh thần tôn trọng nhân dân."
Theo báo Zing, chỉ tính riêng trong sáng 4/12, trạm BOT Cai Lậy có đến sáu lần xả hết các cửa và một số tài xế "đã chuẩn bị 12 kg tiền xu loại 200 và 500 đồng. Tổng giá trị tiền xu là 1,4 triệu đồng."
Thu phí đường bộ: Dân Trung Quốc, Anh 'cũng bức xúc'
BOT Cai Lậy: liệu minh bạch sẽ là giải pháp?
Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là 'đại án'
Trong khi đó, theo báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, khi còn là thứ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải, đã ký quyết định phê duyệt dự án BOT Cai Lậy, đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1.
Tờ báo này kêu gọi Bộ trưởng "cần sửa sai".

'Bất công'

Trả lời BBC hôm 4/12, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp ở TPHCM, nói: "Các phản ứng của người dân đối với Trạm BOT Cai Lậy nói riêng và một số trạm BOT khác trong thời gian vừa qua đều có chung một nguyên nhân đó là sự bất công và có chung một hệ quả là ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến túi tiền của người dân."
"Do đó, để giải quyết triệt để các "ồn ào" tại trạm BOT Cai Lậy cũng như các trạm BOT khác thì cần có một giải pháp có thể đem đến sự công bằng và hợp lý cho người dân."
"Đối với BOT Cai Lậy, nguyên nhân khiến người dân bức xúc là do vị trí đặt trạm BOT không hợp lý dẫn đến việc bất công là người dân không sử dụng tuyến tránh vẫn phải trả phí cho tuyến tránh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại nền tảng để một xã hội phát triển bền vững: lẽ công bằng. Nhà nước cũng như chủ đầu tư không thể bắt người dân đóng phí cho những thứ mà họ không hề sử dụng."
Một bản đồ đánh dấu các trạm BOT ở Việt Nam
Image caption Một bản đồ đánh dấu các trạm BOT ở Việt Nam
Thay đổi thu phí ở Cai Lậy: 'Ít hơn nhưng lâu hơn'
Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế 'hiệu quả, cần thiết'
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
Tân Sơn Nhất: ‘sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng giao đất’
Ông Thăng bị giáng chức: Truyền thông nói gì?

'Hợp đồng dịch vụ'

Ông Sơn phân tích: "Nếu chủ đầu tư cho rằng ngoài việc đầu tư tuyến tránh, họ còn đầu tư để tăng cường mặt đường với chiều dài 26 km trên Quốc lộ 1 nên họ có quyền đặt trạm BOT trên Quốc lộ 1 thì cũng không công bằng. Bởi người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm rồi thì tại sao phải bắt người dân đóng thêm phí để "làm đẹp" mặt đường trong khi đây là nghĩa vụ đương nhiên của nhà nước."
"Hoặc giả sử cho rằng người dân có nghĩa vụ trả phí cho phần gia cố mặt đường quốc lộ 1 cho chủ đầu tư BOT đi chăng nữa thì việc bắt người dân đóng phí cho cả phần tuyến tránh thì cũng là bất công. Bởi bản chất giao dịch giữa người dân và chủ đầu tư là hợp đồng dịch vụ. Mà theo quy định của pháp luật, người dân sử dụng dịch vụ đến đâu thì trả tiền đến đó."
"Do đó, để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư. Trong trường hợp buộc phải cho chủ đầu tư thu phí cho "dự án" tăng cường mặt đường, để công bằng cho người dân thì phải buộc chủ đầu tư đặt hai trạm BOT."
"Một trạm BOT ở tuyến tránh để thu phí cho dự án xây dựng tuyến tránh và một trạm BOT ở quốc lộ 1 để thu cho "dự án" tăng cường mặt đường quốc lộ 1. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xem xét ấn định mức phí và thời hạn thu phí tương ứng với số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra cho từng dự án. Nếu người dân nào muốn đi nhanh thì đi tuyến tránh và chịu phí cao hơn. Những người dân đã đóng phí cầu đường hàng năm thì được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi hoàn lại số phí BOT đã trả cho "dự án" gia cố mặt đường."
botBản quyền hình ảnh Le Nguyen Huong Tra
Image caption Trạm BOT Cai Lậy xả trạm vào trưa 4/12
"Nếu chủ đầu tư không di dời trạm BOT mà vẫn kiên trì điệp khúc thu - xả trạm, chấp nhận "thất thu" trong một vài tháng thì các tài xế liệu có đủ thời gian và kiên nhẫn để duy trì cách phản ứng như cách hiện nay không? Và chủ đề này liệu còn "hot" với báo chí và dư luận xã hội không?… Tôi cho rằng là không! Và lúc đó, đâu lại vào đấy và chủ đầu tư vẫn tiếp tục thu phí BOT như hiện nay."
"Theo tôi, để giải quyết dứt điểm những bất công mà trạm BOT Cai Lậy nói riêng và các trạm BOT khác gây ra thì tài xế, doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần phải khởi kiện chủ đầu tư BOT ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm (phải di dời trạm BOT đi nơi khác hợp lý và hợp lẽ công bằng)."
"Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay thì tòa án có nghĩa vụ phải thụ lý và giải quyết. Toà không được quyền từ chối vì lý do không có luật quy định. Trong trường hợp không có luật để giải quyết thì giải quyết trên cơ sở của lẽ công bằng."
"Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu phát hiện các quy định pháp luật có bất cập thì tòa án có nghĩa vụ phải kiến nghị thay đổi những quy định bất cập đó. Và nếu phát hiện các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án BOT này thì người dân sẽ yêu cầu hủy quyết định hành chính đó."
"Về lâu dài thì phải hoàn thiện pháp luật để đảm bảo:
  • Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT phải là các dự án thực sự là cần thiết mà ngân sách nhà nước không thể tự thực hiện được
  • Chọn được nhà thầu có năng lực chứ không rơi vào tình thế "bị động" buộc phải chỉ định thầu
  • Các điều khoản trong hợp đồng BOT phải công bằng và hợp lý, không gây bất lợi cho nhà nước, cho xã hội."

'Đại án'

Trước đó, luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC: "Những sai phạm liên quan các dự án thu phí BOT giao thông vừa qua ở Việt Nam không chỉ gây thiệt hại 'hàng ngàn mà hàng vạn tỷ đồng' và nếu 'điều tra kỹ' thì đó chính là một 'đại án'.
BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày 'hỗn loạn'
Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’
"Việc giám sát BOT là một chủ trương nhiều ý kiến phản đối và cuối cùng Quốc hội đã thành lập một đoàn giám sát BOT và theo tôi nhận thức, giám sát BOT chính là giám sát chất lượng và đầu tư vào công tác BOT.
"Bởi vì đó là vốn, vốn vay nước ngoài là chính, rồi đem làm, nhưng chỉ định thầu không qua đấu thầu, rồi chất lượng đường, sau đó là các giá và các trạm [thu phí], tiền mà mất ngay tức khắc, chính là chất lượng của những công trình đó và không qua đấu thầu…"
"Người ta tính ngược lại thì giá đầu tư mà không qua đấu thầu mà chỉ định thì rõ ràng câu chuyện rất lớn và tiêu cực rất lớn."
Trạm BOT Cai Lậy thu phí từ 1/8/2017, nhưng do phản đối, phải ngừng thu hôm 15/8 và chỉ bắt đầu trở lại từ 30/11.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42212946

Thu phí đường bộ: Dân Trung Quốc, Anh 'cũng bức xúc'

  • 4 tháng 12 2017
Trung Quốc có nhiều đường thu phí nhất thế giớiBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trung Quốc có nhiều đường thu phí nhất thế giới
Dư luận Việt Nam đang quan tâm diễn biến quanh trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), nơi nhiều người lái xe cho rằng được đặt không hợp lý trên quốc lộ 1, mức phí quá cao.
Một số tiếng nói cũng cho rằng cần rà soát lại toàn bộ trạm BOT trên cả nước.
BBC nhìn lại những tranh cãi tương tự liên quan các tuyến đường thu phí ở Trung Quốc và Anh.
BOT Cai Lậy: liệu minh bạch sẽ là giải pháp?
Giải pháp chính cho BOT Cai Lậy ‘là khởi kiện’?
Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là 'đại án'

Trung Quốc

Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (gọi tắt là BOT) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông để xây đường và cầu.
Chi phí xây dựng được chia sẻ giữa nhà đầu tư tư nhân và chính quyền địa phương. Sau khi đầu tư ban đầu được hoàn lại nhờ tiền vé, quyền sở hữu được chuyển giao về cho chính quyền địa phương.
Tại Trung Quốc, theo một thống kê năm 2011, trên thế giới khi đó có 140.000 đường thu phí, thì Trung Quốc đã chiếm tới 100.000.
Mặc dù BOT chứng tỏ tính hiệu quả vì nhờ tới thị trường tư nhân, nhưng việc thu tiền vé cao cũng khiến nhiều dự án hạ tầng trở thành máy làm tiền cho địa phương và đối tác tư nhân.
Tháng Sáu 2011, sau khi dư luận phẫn nộ về hệ thống thu phí trên đường, chính phủ Trung Quốc huy động năm bộ tiến hành chiến dịch cả năm để loại bỏ các trạm thu phí phi pháp.
Nhưng chiến dịch này gặp phản kháng từ địa phương.
Đường cao tốc Quảng Đông - Thâm Quyến thường được gọi là con đường "lời nhất" tại Trung Quốc.
Đây là dự án liên doanh giữa chính quyền tỉnh Quảng Đông và công ty Hopewell của Hong Kong.
Trả tiền đi đường bằng điện thoại ở Trung QuốcBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trả tiền đi đường bằng điện thoại ở Trung Quốc
Đầu tư ban đầu, do hai bên chia sẻ, là 12,2 tỉ nhân dân tệ.
Lợi nhuận nhờ thu phí từ khi mở đường năm 1997 đến 2011 là 35 tỉ tệ, trong đó Hopewell nhận 47,5%, còn Quảng Đông lấy 52,5%.
Theo cuốn sách Urban China của Xuefei Ren, cho đến 2013, mặc dù dân chúng than phiền về tiền phí và kẹt xe, Quảng Đông vẫn không ngừng thu phí, cũng không giảm phí.
Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn
Mỗi ngày bắt ba quan chức và hạ bệ cả thủ tướng
Giá tham quan Angkor Wat tăng vọt
Theo tác giả Xuefei Ren, các thành phố Trung Quốc đã đạt tiến bộ lớn về hạ tầng nhờ dùng vốn tư nhân của trong nước và nước ngoài.
Nhưng mô hình phát triển dựa trên đầu tư vào hạ tầng cũng là đe dọa lớn cho sức khỏe kinh tế lâu dài của Trung Quốc.
Không phải cứ làm đường là tạo ra lợi nhuận, do việc xây dựng thường nhờ các khoản vay và trả lãi cao.
Thống kê của Trung Quốc năm 2013 cho thấy hệ thống đường thu phí nước này lỗ tới 66 tỉ tệ (10 tỉ đôla) vào năm đó - năm thứ ba lỗ liên tiếp - chủ yếu do phải trả nợ ngân hàng và lãi suất.
Một bài báo năm 2014 của Global Times nói rằng các chính quyền địa phương Trung Quốc đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan.
Dân chúng than phiền về tiền vé, nhưng không thu tiền thì không thể trả nợ.
Tính đến cuối 2013, các xa lộ dùng tiền tư nhân chiếm 36,4% tổng số đường thu phí tại Trung Quốc.

Anh Quốc

Anh Quốc có một số điểm thu phí đường bộ với xe hơi và xe gắn máy như Tyne Tunnel, Mersey Gateway Bridge, Dunham Bridge, xa lộ M6, Humber Bridge, Itchen Bridge...nhưng nổi tiếng nhất là Dartford Crossing qua sông Thames, gần London.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Dartford Crossing designated "rural road"

Dartford Crossing tại Anh
Nằm trên đường vành đai M25 quanh London, đây là điểm duy nhất vừa có cầu vừa có đường hầm cho xe tải và các loại xe cộ nối phía Đông Nam và đường từ Pháp sang Anh lên miền trung nước Anh (East Anglia) và phía Bắc.
Đường hầm ở Dartford đã có từ nhiều thập niên nhưng vì lưu lượng xe cộ tăng nhanh, năm 1988, một dự án 'công tư phối hợp' (Private Finance Initiative) ra đời để đầu tư xây cây cầu mang tên Nữ hoàng Anh, Cầu Elizabeth II, nhằm giải tỏa một phần giao thông.
Vì là đầu tư của tư nhân, cây cầu xây xong năm 1991 với trị giá thời đó là 120 triệu bảng Anh, được đặt trạm thu phí bên bờ phía Nam để bù lại chi phí cho công ty cho đến năm 2002.
Vì là hợp đồng công tư phối hợp (Public-Private Parnership), sau khi hợp đồng này chấm dứt, chính phủ Anh đã tiếp thu lại các trạm thu phí mà không xóa bỏ chúng, bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.
Dartford crossingBản quyền hình ảnh Alamy
Image caption Dartford Crossing có 50 triệu xe cộ qua lại một năm, đem về tới 80 triệu bảng tiền phí nhưng gây ra ô nhiễm cao cho khu vực dân cư xung quanh
Bản thân nghị sỹ Quốc hội Anh, ông Gareth Johnson, đại diện cho Dartford, đã nêu vấn đề này lên thủ tướng Anh hồi đó, ông David Cameron, nhưng không có tác dụng ngăn lại việc tiếp tục khai thác trạm thu phí mà mỗi năm đem về cho ngân sách 75-8 triệu bảng (số liệu 2016).
Chính phủ Anh đã giao lại dịch vu thu phí cho một công ty khác khai thác để kiếm tiền cho ngân sách từ 2003 và cho đến ngày nay (2017), phí qua cầu và đường hầm ở Dartford Crossing không giảm, chỉ tăng.
Dù người dân địa phương được hưởng lệ phí giảm, chỉ có 20 bảng một năm cho 50 lần qua cầu, và các trạm thu phí đã bị bỏ để thay bằng camera thu tiền bằng cách đọc biển số xe và lái xe trả qua mạng, lưu lượng xe cộ ngày một tăng khiến khu vực này ô nhiễm và giao thông ách tắc thường xuyên.
Điều đáng nói là trong nhiều năm liền, chính phủ Anh đã bỏ khu vực Dartford khỏi khu vực đo độ ô nhiễm không khí, với lý do đây là "vùng nông thôn" (rural area).
M6Bản quyền hình ảnh Clive Brunskill
Image caption Bảng giá phí giao thông trên xa lộ M6 ở Anh gần Birmingham hồi 2003
Thông số về ô nhiễm không khí (nitrogen dioxide) tại điểm có 50 triệu xe cộ qua lại một năm không được đưa vào các báo cáo môi trường của EU từ Anh.
Sự bất thường này chỉ được điều chỉnh vào tháng 3/2017 sau khi BBC News có bài phát hiện ra điều này.
Tóm lại, một khi thu phí giao thông đem lại nguồn thu cho chính quyền thì kể cả khi mô hình BOT đã hoàn tất nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư, các chính phủ ít khi bỏ nó, bất chấp các vấn đề như môi trường và ách tắc xe cộ.
Xem thêm về Chi tiêu công và Kinh tế:
TQ giảm mục tiêu tăng trưởng xuống 6,5%
Ngân sách Anh : không 'chi tiêu thoải mái'
Việt Nam: Tăng thuế VAT 'phải rà soát chi tiêu công'
Vụ Formosa: 'Cần điều chỉnh quy chuẩn xả thải'

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten