Dầu lửa và lao động : HĐBA nhất trí siết chặt trừng phạt Bình Nhưỡng
Phiên họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 22/12/2017 thoogn qua nghị quyết mới trừng phạt Bắc Triều Tiên.REUTERS/Amr Alfiky
Ngày 22/12/2017, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí gia tăng trừng phạt Bắc Triều Tiên theo dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ, chủ yếu nhắm vào nguồn cung cấp dầu lửa và lực lượng lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài.
Dự thảo nghị quyết được Washington trình lên Hội Đồng Bảo An ngày 21/12 sau nhiều cuộc thương lượng với Trung Quốc, đồng minh của Bình Nhưỡng. Ngay sau khi toàn bộ 15 nước thành viên của Hội Đồng thông qua văn bản của Mỹ, tổng thống Donald Trump viết trên mạng Twitter : « Thế giới muốn hòa bình, không muốn chết chóc ».
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :
Đây là đợt trừng phạt thứ 9 nhắm vào Bắc Triều Tiên và mỗi lần như vậy, các biện pháp càng chặt hơn. Thứ Sáu (22/12/2017), Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định đụng đến hàng chục nghìn lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài, buộc họ về nước. Dù phải làm việc trong điều kiện rất khó khăn, nhưng họ là nguồn thu nhập quan trọng cho Bắc Triều Tiên.
Điểm trừng phạt lớn thứ hai : Nguồn cung ứng sản phẩm dầu lửa bị hạn chế xuống mức tối thiểu. Liệu điều này có đủ để kìm hãm quyết tâm theo đến cùng chương trình hạt nhân của lãnh đạo Bình Nhưỡng? Liệu những công dân Bắc Triều Tiên bình thường có trở thành nạn nhân đầu tiên của loạt trừng phạt?
Đối với đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Mattew Rycoft, chỉ có chế độ Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm và cũng là mục tiêu duy nhất của việc tăng cường trừng phạt.
Ông nói : « Các biện pháp trừng phạt này không phải được soạn ra để làm hại nhân dân Bắc Triều Tiên. Chúng tôi không nhắm vào thường dân Bắc Triều Tiên. Các trường hợp miễn trừ vì lý do nhân đạo, cũng như các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng đối với những người đã phải sống quá khổ sở dưới chính phủ này. Chế độ Bình Nhưỡng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những biện pháp mà chúng ta thông qua hôm nay ».
Trung Quốc và Nga là những nước duy nhất dịu giọng, yêu cầu đối thoại hơn nữa với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh đã sửa đổi được một vài điểm nhẹ bớt hơn so với văn bản ban đầu vì những biện pháp trừng phạt này cũng tác động đến Trung Quốc, quốc gia tuyển nhiều lao động Bắc Triều Tiên nhất và cũng là nhà cung cấp sản phẩm dầu lửa lớn nhất cho Bình Nhưỡng.
Nhưng sau một tuần phức tạp, Hoa Kỳ đã sẵn sàng nhượng bộ để đạt được mục tiêu là toàn bộ Hội Đồng Bảo An nhất trí dự thảo nghị quyết của Mỹ ».
Trao đổi thương mại Trung-Triều tăng nhẹ trong tháng 11
Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đạt 388 triệu đô la trong tháng 11/2017, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 do các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, theo thống kê ngày 23/12 của Hải Quan Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, tổng trao đổi tháng 11/2017 tăng 12,5% so với tháng 10 là 344,9 triệu đô la.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171223-dau-lua-va-lao-dong-hdba-nhat-tri-siet-chat-trung-phat-binh-nhuong
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171130-hoa-ky-keu-goi-quoc-te-cat-dut-quan-he-voi-bac-trieu-tien
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :
Đây là đợt trừng phạt thứ 9 nhắm vào Bắc Triều Tiên và mỗi lần như vậy, các biện pháp càng chặt hơn. Thứ Sáu (22/12/2017), Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định đụng đến hàng chục nghìn lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài, buộc họ về nước. Dù phải làm việc trong điều kiện rất khó khăn, nhưng họ là nguồn thu nhập quan trọng cho Bắc Triều Tiên.
Điểm trừng phạt lớn thứ hai : Nguồn cung ứng sản phẩm dầu lửa bị hạn chế xuống mức tối thiểu. Liệu điều này có đủ để kìm hãm quyết tâm theo đến cùng chương trình hạt nhân của lãnh đạo Bình Nhưỡng? Liệu những công dân Bắc Triều Tiên bình thường có trở thành nạn nhân đầu tiên của loạt trừng phạt?
Đối với đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Mattew Rycoft, chỉ có chế độ Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm và cũng là mục tiêu duy nhất của việc tăng cường trừng phạt.
Ông nói : « Các biện pháp trừng phạt này không phải được soạn ra để làm hại nhân dân Bắc Triều Tiên. Chúng tôi không nhắm vào thường dân Bắc Triều Tiên. Các trường hợp miễn trừ vì lý do nhân đạo, cũng như các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng đối với những người đã phải sống quá khổ sở dưới chính phủ này. Chế độ Bình Nhưỡng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những biện pháp mà chúng ta thông qua hôm nay ».
Trung Quốc và Nga là những nước duy nhất dịu giọng, yêu cầu đối thoại hơn nữa với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh đã sửa đổi được một vài điểm nhẹ bớt hơn so với văn bản ban đầu vì những biện pháp trừng phạt này cũng tác động đến Trung Quốc, quốc gia tuyển nhiều lao động Bắc Triều Tiên nhất và cũng là nhà cung cấp sản phẩm dầu lửa lớn nhất cho Bình Nhưỡng.
Nhưng sau một tuần phức tạp, Hoa Kỳ đã sẵn sàng nhượng bộ để đạt được mục tiêu là toàn bộ Hội Đồng Bảo An nhất trí dự thảo nghị quyết của Mỹ ».
Trao đổi thương mại Trung-Triều tăng nhẹ trong tháng 11
Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đạt 388 triệu đô la trong tháng 11/2017, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 do các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, theo thống kê ngày 23/12 của Hải Quan Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, tổng trao đổi tháng 11/2017 tăng 12,5% so với tháng 10 là 344,9 triệu đô la.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171223-dau-lua-va-lao-dong-hdba-nhat-tri-siet-chat-trung-phat-binh-nhuong
Mỹ kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley trong phiên họp Hội Đồng Bảo An về vụ thử tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, tại New York ngày 29/11/2017.REUTERS/Lucas Jackson
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp khẩn hôm qua 29/11/2017 để lên án vụ bắn hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên, mà theo các chuyên gia có thể tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn, cảnh báo chế độ Bắc Triều Tiên sẽ bị « hủy diệt » trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên không có biện pháp trừng phạt mới nào được đưa ra. Mỹ kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc cô lập Bình Nhưỡng.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :
Sau tám lần trừng phạt vẫn chưa có được kết quả như mong muốn, nay Mỹ muốn ra tay mạnh hơn : tất cả các Nhà nước thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Bình Nhưỡng.
Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng nên đối xử với Bắc Triều Tiên như một quốc gia bị tẩy chay, đồng thời tỏ ý tiếc rằng, mặc dù đã có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục xuất khẩu được than đá.
Và trước sự lì lợm của Bình Nhưỡng, bà Nikki Haley hối thúc Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, hãy chứng tỏ vị thế của mình qua việc ngưng hẳn cung ứng dầu lửa. Đó là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh luôn từ chối vượt qua, để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.
Nhưng đối với Washington, đây là một cách để khởi đầu thương lượng, nhằm cố gắng tìm ra một thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới cứng rắn hơn, và ngăn lại chương trình đạn đạo Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cảnh báo, nếu cơ hội thương thảo bị thu nhỏ mỗi lần hỏa tiễn được bắn đi, thì nguy cơ xảy ra chiến tranh lại đến gần hơn.
Bắc Kinh vẫn lên án và tỏ quan ngại như thông lệ
Về phía Bắc Kinh, như thường lệ, đã lên án sự khiêu khích của Bình Nhưỡng. Tối qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện điện thoại với Tập Cận Bình, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt:
Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì hòa bình và ổn định vẫn là mục tiêu không lay chuyển của Trung Quốc…Đó là những gì mà chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã nói với đồng nhiệm Mỹ. Không có chuyện Bắc Kinh sẽ cứng rắn hơn trước Bình Nhưỡng, trong cuộc điện đàm với tổng thống Donald Trump - được Tân Hoa Xã đưa tin.
Lý lẽ của Bắc Kinh không thay đổi lấy một ly một tí nào. Cứ mỗi lần nước láng giềng hay gây rắc rối bắn hỏa tiễn, Trung Quốc lại ra tuyên bố lên án.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, ông Cảnh Sảng nói : « Chúng tôi phản đối và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngưng mọi hành động gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan phản ứng với sự thận trọng, và phối hợp với nhau vì hòa bình và ổn định khu vực ».
Bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo sáng nay viết : « Chắc chắn các hoạt động ngoại giao của Mỹ chỉ là một thất bại to lớn. Bây giờ là lúc để Hoa Kỳ nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ không có tác động như mong muốn ».
Tại Hàn Quốc, một bộ trưởng hôm nay bày tỏ lo ngại nếu Bắc Triều Tiên lại có hành động khiêu khích vào thời điểm diễn ra Olympic mùa đông tại Pyeongchang (từ ngày 09 đến 25/02/2017) thì sẽ là một đòn nặng cho Thế vận hội.http://vi.rfi.fr/chau-a/20171130-hoa-ky-keu-goi-quoc-te-cat-dut-quan-he-voi-bac-trieu-tien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten