Võ cổ truyền Việt Nam khẳng định sức lan tỏa ở châu Âu
Trong hai ngày 2-3/12/2017, thành phố nhỏ Villecresnes, cách thủ đô Paris của Pháp khoảng ba chục km, đã chứng kiến một cuộc trình diễn lớn quy tụ hầu hết các môn phái của võ thuật cổ truyền Việt Nam trên quy mô quốc tế, một sự kiện được những người yêu võ Việt đánh giá là lịch sử đối với các môn võ thuật Việt Nam, kể từ khi thành lập ngôi nhà chung Liên Đoàn Thế Giới Võ Cổ Truyền Việt Nam.
Người ta có thể bắt gặp trong các dãy bàn giám khảo trong nhà thi đấu thể thao của thành phố Villecresne những tên tuổi lớn của làng võ thuật cổ truyền Việt Nam, họ không chỉ là bậc đại võ sư của võ thuật Việt Nam mà còn là là những con người đã và đang dày công giữ gìn để tinh hoa võ Việt được lan tỏa ngày càng rộng trên khắp thế giới.
Đó là các bậc đại võ sư quốc tế, Lê Kim Hòa, Trương Văn Bảo đến từ Việt Nam, hay những cái tên lớn: Đại Võ Sư Trần Nguyên Đạo, Nguyễn Công Tốt, Barbey Olivier, Marion Frédéric, Miesch Philippe, Moni Jean-Luc-Nghia. Họ chính là những sứ giả đã và đang vun đắp cho sức sống của võ cổ truyền Việt Nam ở trời Tây.
Sau đây Ghi nhận của Tạp chí Thể thao RFI tại sự kiện, với sự tham gia của ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Liên Đoàn Thế giới Võ Cổ Truyền Việt Nam, phó chủ tịch thường trực Ủy Ban Olympic Quốc Gia Việt Nam và đại Võ sư quốc tế Lê Kim Hòa Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của Liên Đoàn Thế Giới Võ Cổ Truyền Việt Nam.
Cùng chủ đề
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
- http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171217-vo-co-truyen-viet-nam-khang-dinh-suc-lan-toa-o-chau-au
Võ Sư Trần Nguyên Đạo : Người giữ lửa cho Vovinam Việt Võ Đạo ở hải ngoại
Trải qua thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Vovinam Việt Võ Đạo đã vượt qua được các trở ngại địa lý, văn hoá, truyền bá khắp năm châu và khẳng định được là một môn phái võ thuật kết tinh của nền võ học Việt Nam. Có được sự phát triển như ngày hôm nay của Vovinam Việt Võ Đạo là nhờ những đóng góp tận lực của các thế hệ võ sư, huấn luyện viên ở khắp nơi trên thế giới, những con người đầy nhiệt huyết muốn duy trì một tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt.
Ngoài sáu mươi tuổi, hơn 50 năm đi theo con đường của sáng tổ môn phái Nguyễn Lộc đã vạch ra từ cách đây gần 80 năm, võ sư Trần Nguyên Đạo là một trong những người đi tiên phong xây dựng nền móng và đưa Vovinam ra với thế giới từ đất Pháp.
Chương trình thể thao đầu năm 2017 của RFI dành cho cuộc phỏng vấn võ sư Trần Nguyên Đạo về những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển và lan tỏa Vovinam Việt Võ Đạo :
Cùng chủ đề
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
- http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170108-vo-su-tran-nguyen-dao-nguoi-giu-lua-cho-vovinam-viet-vo-dao-o-hai-ngoai
Giải Vô địch thế giới Vovinam 2013: Cơ hội quảng bá và phát triển môn võ Việt
Sau 3 ngày thi đấu, hôm nay 07/07/2013, giải Vô địch thế giới Vovinam lần thứ 3 đã kết thúc tại nhà thi đấu Học viện Quốc gia Judo (INJ), Paris. Việt Nam nhất toàn đoàn xếp trên nước chủ nhà Pháp. Thành công của giải đấu đánh dấu một bước tiến mới của môn Vovinam ra thế giới sau 75 phát triển.
Không có gì bất ngờ khi các võ sĩ Việt Nam giành ưu thế áp đảo. Đoàn Việt Nam tham dự với 29 vận động viên, chủ yếu các võ sĩ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và của quân đội. Ngay ngày đầu ra quân, các võ sĩ Việt Nam đã giành được 9 huy chương vàng trong đó 5 ở nội dung quyền và 4 ở nội dung đối kháng. Quan trọng hơn những bộ huy chương với Việt Nam, đó là ý nghĩa của giải đấu.
Đây là một sự kiện lớn có nhiều ý nghĩa nhất sau 75 hình thành và phát triển của Vovinam Việt võ đạo, khẳng định sự lan tỏa nhanh chóng của môn võ Việt ra khắp thế giới. Đến nay, Vovinam được tập luyện ở trên 40 nước
Pháp: Vùng đất có nhiều gắn bó với Vovinam
Nếu Việt Nam tự hào là nơi sáng tạo ra môn Vovinam có sức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì nước Pháp lại chiếm một vị trí quan trọng. Không chỉ là vùng đất đón nhận mà còn là cơ sở để từ đó Vovinam vươn rộng ra thế giới.
Nước chủ nhà tham gia giải Vô địch thế giới lần này, với một lực lượng khá hùng hậu với 35 võ sĩ thi đấu ở cả hai nội dung đối kháng và quyền thuật. Đây là một đội hình mạnh hy vọng cạnh tranh với Việt Nam. Với vị trí thứ 2 toàn đoàn, đội Pháp chứng tỏ sức mạnh đang lên trong làng Vovinam, xứng đáng với vị trí bàn đạp để Vovinam được tỏa sáng ra thế giới.
Ông Jaques Charprenet, phụ trách mảng võ thuật Việt Nam trong Liên đoàn Karate Pháp, một người bắt đầu luyện tập nhiều môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam từ năm 1974. Ông tỏ ra rất phấn khỏi với sự kiện giải Vô địch thế giới Vovinam làn thứ 3 được tổ chức tại Pháp. Ông cho biết :
Giải vô địch thế giới Vovinam tại Pháp lần này là dịp để phát triển hơn nữa võ thuật Việt Nam. Trong Liên đoàn chúng tôi có hai xu hướng Vovinam và võ cổ truyền. Mỗi năm, chúng tôi vẫn có dịp đi Việt Nam tham dự giải Võ cổ truyền quốc tế mở rộng cũng như các giải Vovinam.
Tôi cho là võ thuật Việt Nam có một vị trí quan trọng tại Pháp. Trước hết là về mặt lịch sử, từ những năm 1950 đã có rất nhiều võ sư Việt Nam đến nước Pháp và phổ biến phát triển, trước tiên là võ cổ truyền. Sau đó khi làn sóng thuyền nhân đã mang đến Pháp rất đông các võ sư Vovinam. Họ là những người, qua nước Pháp đã phát triển các môn phái võ Việt ở hải ngoại.
Hiện tại, trong Liên đoàn Karate Pháp, Vovinam được phát triển thông qua nhiều giải đấu.Chúng tôi có tổ chức các Cúp nước Pháp dành cho các lứa tuổi thanh thiếu niên và lớn hơn. Đặc biệt chúng tôi có một giải vô địch Pháp gồm cả các bộ môn thi đấu đối kháng cũng như biểu diễn quyền đặc trưng của Vovinam. Theo cáh đó mà chúng tôi đã phát triển môn võ này.
Về mặt tổ chức, hiện các môn sinh theo họcVovinam sinh hoạt dưới hình thức các câu lạc bộ, các hiệp hội ở hầu khắp nước Pháp. Hiện tại nằm trong Liên đoàn karate Pháp, Vovinam có 2600 môn sinh, còn với các môn võ cổ truyền chúng tôi có hơn13 nghìn người.
Đằng sau môn võ này, đó là một nét văn hóa, một lịch sử và khía cạnh rất con người. Đó là điều cốt lõi. Người theo học Vovinam còn được thu hút bởi các đòn thế kết hợp uyển chuyển và nhanh nhẹn, dứt khoát, nó khác các đòn đánh ở môn karate thường là cứng nhắc.
Ở các đòn đánh bay người, tôi cho là các võ sĩ Pháp chơi khá hay. Nhưng dù sao thì cạnh tranh với Việt Nam cũng rất khó vì các võ sĩ Việt Nam, họ là những nhà chuyên nghiệp. Với chúng tôi quan trọng là Giải vô địch này thành công, đó là điều rất tốt cho văn hóa và phát triển võ thuật Việt Nam tại Pháp.
Tennis- Wimbledon : Marion Bartoli Nữ hoàng mặt sân Luân Đôn
Tay vợt nữ Pháp Marion Bartoli, chiều qua 6/7/2013, đã giành chiến thắng trước tay vợt Đức Sabine Lisicki khá nhanh gọn bằng bằng tỷ số 6-1, 6-4, đăng quang ngôi vô địch Wimbledon. Sau một mùa bóng khá mờ nhạt, Marion Bartoli đã có cú bứt phá ngọan mục giành danh hiệu Grand Chelem đầu tiên trong sự nghiệp.
Tay vợt Pháp đã không bỏ lỡ cơ hội để giành chiến thắng đầu tiên ở Grand Chelem khi hàng loạt các tay vợt lớn như Serena William hay Maria Sharapova bị rơi rụng từ vòng ngoài. Ở trận chung kết đơn nữ, cô đã xuất sắc chế ngự hoàn toàn tay vợt người Đức Sabine Lisicki.
Tay vợt Pháp chỉ chịu nhường một game mở đầu, nhưng sau đó đã nhanh chóng hạ gục đối thủ trong 6 game đấu với thời gian nửa giờ đồng hồ. Bằng lối chơi mạnh, đối công tốt, Marion Bartoli đã tận dụng được rất nhiều sai sót của Sabine Lisicki.
Tay vợt Đức, lần đầu tiên vào đến chung kết ở một giải Grand Chelem, đã không thể nào nhập cuộc chủ động. Sang séc đấu thứ 2, Lisicki bị dẫn 5/1, tay vợt Đức dường như đã tìm được giải pháp khi mở cuộc lội ngược dòng thành công đưa tỷ số lên 5/4. Nhưng game đấu cuối cùng, cô lại không trụ nổi lối chơi mãnh mẽ, áp đảo khắp mặt sân của tay vợt Pháp. Marion Bartoli kết thúc trận chung kết trong niềm vui sững sờ, tưởng như vẫn còn trong giấc mơ.
Marion Bartoli đã phục thù được trận chung kết cách đây 6 năm, khi cô đối mặt với tay vợt Mỹ Venus William.
Tay vợt Pháp cuối cùng đã chính phục được đỉnh cao đầu tiên trong sự nghiệp quần vợt của mình ở tuổi 28. Từ sau Amélie Mauresmo năm 2006, đến giờ quần vợt Pháp mới có được nhà vô địch Grand Chelem trên mặt sân cỏ Luân Đôn.
Chung kết đơn nam cuộc đọ sức xứng tầm của hai tay vợt hàng đầu thế giới
Sau chiến thắng của Bartoli bên sân nữ, hôm nay 07/07 đến lượt sân nam bước vào chung kết với cặp đấu lý tưởng giữa Novak Djokovic và Andy Murray. Đây là cuộc đọ sức giữa hai tay vợt hàng đầu thế giới hiện nay, và rất có thể sẽ là trận siêu kinh điển ?
Dù sao đi nữa thì cuối cùng Wimbledon cũng khép lại không còn bất ngờ. Sau hai tuần thi đấu với bao nhiêu biến động như Tsonga bỏ cuộc, Nadal rồi đến Federer bị loại không thương tiếc, trận chung kết trên sân Celtral Court hôm nay được dành cho hai tay vợt số 1 và số 2 thế giới. Ai chiến thắng cũng là lẽ tất nhiên, người hâm mộ chỉ còn mong chờ một trận bóng thực sự ở đỉnh cao.
Nếu không tính Roland – Garros, hai tay vợt hàng đầu thế giới này đã gặp nhau ở 3 trong số 4 trận chung kết Grand Chelem gần đây nhất.Tỷ số của các cuộc đối đầu này hiện vẫn nghiêng về Djokovic, với hai chiến thắng và cả về bảng thành tích, tay vợt Serbia cũng thành công hơn tay vợt Scotlen.
Ngược lại hành trình của cả hai đối thủ trước trận chung kết. Chặng đường của Djokovic khá bằng phẳng, trong khi Andy Murray phải vất vả mới gạt được Verdasco của Tây Ban Nha ở tứ kết cũng như Janowicz ở bán kết hôm thứ Sáu.
Mặc dù năm ngoái đã dành được danh hiệu lớn trên mặt sân cỏ Luân Đôn trong khuôn khổ Thế Vận Hội mùa hè, tay vợt Anh vẫn chưa cho thấy đạt được 100% phong độ của nhà vô địch Olympic. Hai lần liên tiếp vào đến chung kết Wimbledon, Andy Murray đang mơ ước trở thành tay vợt Anh đầu tiên kể từ khi Fred Perry giành được chức vô địch Wimbledon từ năm 1936. Giấc mơ của Andy Murray cũng là niềm mong đợi của người hâm mộ cả nước Anh.
http://vi.rfi.fr/the-thao/20130707-giai-vo-dich-the-gioi-vovinam-2013-viet-nam-chien-thang-ap-dao
Geen opmerkingen:
Een reactie posten