vrijdag 22 december 2017

Trung Quốc : Doanh thu mì ăn liền năm 2016 giảm xuống còn... 38,5 tỉ gói, vì người tiêu dùng muốn ăn... ngon hơn !

Doanh thu mì ăn liền giảm tại Trung Quốc

  • 20 tháng 12 2017
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cho mì ăn liềnBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cho mì ăn liền
Giá rẻ và dễ chế biến, mì ăn liền từ lâu đã trở thành món ăn tiện lợi được người Trung Quốc ưa chuộng.
Đó là một món ăn vặt cho sinh viên, một bữa ăn nhanh trên tàu, một lựa chọn đơn giản cho các công nhân trong giờ nghỉ. Hơn 46,2 tỉ gói mì được bán tại Trung Quốc và Hong Kong năm 2013.
Nhưng đến năm 2016, con số này đã giảm xuống còn 38,5 tỉ gói, tương đương với 17%.
Con số này thể hiện điều gì về sự thay đổi của Trung Quốc?

Nguyện vọng sử dụng thực phẩm chất lượng hơn

Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng tới lựa chọn của người tiêu dùng Trung Quốc là kỳ vọng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.
"Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống hơn là lấp đầy cái bụng đói", Zhao Ping từ Học viện của Hội đồng Trung Quốc, thuộc Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho biết.
mìBản quyền hình ảnh Getty Images
Thay đổi dân số: Công nhân nông thôn về quê
Theo lý thuyết, công nhân di trú là đối tượng khách hàng lớn của mì ăn liền. Họ sống xa nhà với điều kiện nhà ở chật hẹp, hạn chế về cơ sở vật chất và bếp núc, đồng thời muốn tiết kiệm tiên để gửi về cho gia đình.
Cho đến năm 2014, số lượng người nông thôn Trung Quốc chuyển lên thành phố vẫn tăng.
Tuy nhiên con số này đã đảo ngược trong 2 năm trở lại đây, giảm 1,7 triệu người vào năm 2016 so với 2015.
mìBản quyền hình ảnh Getty Images

Cải thiện cơ sở hạ tầng, thay đổi thói quen

Nếu di chuyển bằng tàu tại Trung Quốc cách đây 20 năm, hành khách có thể tiêu thụ rất nhiều mì gói trên những chuyến tàu đi dọc đất nước, có thể kéo dài 3 ngày trở lên.
Nhưng tàu và các nhà ga ở Trung Quốc đã được cải thiện. Các chuyến đi được rút ngắn, và nhiều lựa chọn món ăn hơn - có nghĩa là doanh thu bán mì ăn liền qua dịch vụ đường sắt cũng giảm.
Bên cạnh đó là sự bùng nổ của ngành hàng không do giới trung lưu Trung Quốc trả hàng tỉ nhân dân tệ để bay nội địa và quốc tế thay vì đi tàu.
Tàu siêu tốc Trung Quốc và trải nghiệm đáng nhớ
TQ lần đầu tiên đưa du khách bay tới Nam Cực

Internet và điện thoại thông minh: lựa chọn khác cho đồ ăn nhanh

Khoảng 730 triệu người Trung Quốc sử dụng Internet. Và khoảng 95% trong số đó sử dụng điện thoại thông minh.
Các ứng dụng điện thoại cho phép gọi đồ ăn tới tận nhà, văn phòng hoặc bất kì nơi nào đang phát triển mạnh tại Trung Quốc.
Mặc dù các thực đơn này đắt hơn một bát mì ăn liền, nhưng giá cả vẫn hợp lý, và tất nhiên là ngon hơn mỳ rồi.
Tập đoàn công nghệ nào dám thách thức Trung Quốc?
Số gói mỳ ăn liền bán ra năm 2016 (tính theo tỷ gói)
Image caption Số gói mỳ ăn liền bán ra năm 2016 (tính theo tỷ gói)

Sự lạc quan

Nhưng so với thế giới, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cho mì ăn liền.
Thị trường mì tại Trung Quốc tương đương với các thị trường Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc và Philippines cộng lại.
Và điều này có nghĩa là các nhà sản xuất mì ăn liền khó có thể quay lưng lại với Trung Quốc.
Chẳng hạn, hãng sản xuất mỳ ăn liền Nhật Bản Nissin Foods, đang dự định niêm yết trên sàn chứng khoán ở Hong Kong.
"Có những người tiêu dùng thôi không ăn mì ăn liền, nhưng hầu hết người tiêu dùng muốn nâng cao chất lượng (của thực phẩm mà họ ăn)," ông Kiyotaka Ando, giám đốc của hãng này nói với CNBC tuần trước.
"Chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm có chất lượng cao vì thế chúng tôi có nhiều khả năng phát triển kinh doanh hơn."

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten