dinsdag 19 december 2017

Lào : Cơn sốt xây dựng làm cạn kiệt phù sa Mêkông + Trung Quốc bủa lưới..."đường sắt" ở lưu vực sông Mêkông

Lào : Cơn sốt xây dựng làm cạn kiệt phù sa Mêkông

mediaKhai thác sỏi, cát trên dòng MêkôngẢnh : AFP
Môi trường sông Mêkông, nguồn sống của hàng chục triệu cư dân hạ lưu, đặc biệt là cư dân đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh các đập thủy điện, nạn hút cát phục vụ các công trình xây dựng.  Theo một số nghiên cứu, trong những năm gần đây, hàng năm trầm tích trên Mêkông bị hút tới 50 triệu tấn, tức gấp hai lần rưỡi lượng trầm tích từ thượng nguồn trôi về trong cùng thời gian. 
Ngay tại khu vực gần sát thủ đô Vientiane, cấu trúc của dòng sông này cũng đang biến đổi mạnh mẽ với việc cát, sỏi, đá, bị khai thác ồ ạt để phục vụ các công trình xây dựng lớn. 80% số cát được khai thác phục vụ cho việc sản xuất bê tông.
Tại châu Á, việc hút cát sông, cát biển dùng cho xây dựng là hoạt động rất phổ biến, nhưng cho đến nay Lào vẫn được coi là tương đối không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, quốc gia vốn yên bình này đang biến thành một công trường lớn.
Nói chuyện với AFP, ông Air Phangalay, 44 tuổi, đứng đầu một công ty khai thác cát đang phát triển rất mạnh, cho biết ngày càng có nhiều doanh nghiệp, trong đó rất nhiều doanh nghiệp người Trung Quốc, ồ ạt xây dựng cơ sở tại thủ đô Lào. Ông thừa nhận việc khai thác cát quy mô lớn khiến dòng chảy thay đổi mạnh, về hướng đi, về chiều sâu, tác động đến các tầng nước ngầm.
Nhà chức trách Lào cũng chỉ thừa nhận một cách rất ngắn gọn là : « Việc hút cát Mêkông tác động đến cấu trúc dòng sông và hệ sinh thái ».
Trên thực tế, chính quyền Lào không nắm được số liệu về lượng cát được khai thác trong những năm gần đây. Chủ công ty hút cát nói trên cho biết, các công ty không bị giới hạn về số lượng cát được phép khai thác.
Người phụ trách hồ sơ nước của Quỹ Bảo Vệ thiên nhiên của vùng Mêkông, ông Marc Goicho, cảnh báo : « Việc khai thác cát như vậy trên thượng nguồn Mêkông chắc chắn sẽ để lại những hậu quả nặng nề đối với vùng châu thổ sông và việc này không thể kéo dài ».
Sông Mêkông tạo ra khoảng 20 triệu tấn trầm tích hàng năm. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, trong những năm gần đây, lượng khai thác lên đến khoảng 50 triệu tấn, tức gấp hai lần rưỡi, trong cùng thời gian.
Một chuyên gia của Quỹ Môi trường Liên Hiệp Quốc nhận xét : trong một thời gian dài, người ta đã từng cho rằng cát là một nguồn tài nguyên vô tận… Nhưng trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ cát tăng lên khủng khiếp. Chỉ trong vòng bốn năm Trung Quốc tiêu thụ bằng Hoa Kỳ trong suốt một thế kỷ, với khoảng 18 tỷ tấn, chiếm 60% tổng tiêu thụ toàn cầu.
Cơn sốt địa ốc của Trung Quốc không dừng lại ở biên giới. Giờ đây nó đang lan qua Lào.
Pak Beng : Dự án thủy điện thứ ba trên Mêkông
Tương lai con sông càng trở nên bất trắc hơn với việc các đập thủy điện đang lần lượt được xây dựng trên dòng chính. Cuối tháng 7/2016, báo chí Việt Nam bắt đầu nói đến việc Lào chuẩn bị xây dựng thêm Pak Bang, một con đập thứ ba trên dòng chính sông Mẹ Mêkông. Sau Xayaburi và Don Sahong, người ta bắt đầu nói đến Pak Bang. Từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Hữu Thiện, thành viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN), cho biết về thông tin này. : "Hiện nay ở Việt Nam chưa có thông tin gì nhiều về việc Lào chuẩn bị khởi công đập Pak Beng. Chỉ một số ít chuyên gia có theo dõi chuyện thủy điện Mêkông thì biết được thông tin từ Thông tấn xã Lào, ngoài ra không có thông tin nào khác, vì vậy công chúng đa phần là chưa hay biết gì".
Bài về Mêkông với phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thiện 29/07/2016 Nghe
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện cho biết ba tác hại chính của con đập Pak Bang, nếu công trình này được khởi công : "Thứ nhất, đập Pak Beng có thể xem là cây domino thứ ba trong chuỗi 11 cây domino sắp đổ. Pak Bang là đập thứ ba trong chuỗi 11 đập trên dòng chính Mêkông sau đập Xayaburi và đập Don Sahong đã khởi công. Theo hiệp định 1995 thì các đập này phải đi qua quy trình PNPCA tức là Thông báo, tham vấn trước, và đồng thuận nhưng kinh nghiệm đối với 2 đập vừa qua thì dù hồ sơ Đánh giá tác động môi trường của các đập đó không đầy đủ, thiếu đánh giá tác động xuyên biên giới nhưng cuối cùng thì Lào vẫn tiến hành xây dựng. Như vậy, xem ra những quan ngại của các nước láng giềng và cộng đồng bị ảnh hưởng không có ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng. Có thông tin rằng Lào đã điều chỉnh thiết kế của đập Xayaburi để giảm tác động về phù sa và thủy sản, nhưng việc điều chỉnh thiết kế như thế nào thì không rõ vì không có công bố, hơn nữa việc điều chỉnh thiết kế đó cũng chưa được chứng minh có hiệu quả hay không trên thực tế. Với hai tiền lệ là Xayaburi và Don Sahong như thế, và nay là đập Pak Beng nữa thì rất có thể toàn bộ 11 đập dòng chính sẽ được xây dựng. Như thế thì tác động tổng thể từ 11 đập đối với ĐBSCL sẽ rất nghiêm trọng.
Thứ hai, đập Pak Beng là một trong những đập có khả năng lưu giữ phù sa cao. Nếu được xây dựng, đập sẽ làm giảm lượng phù sa về vùng hạ lưu và ĐBSCL ở Việt Nam, ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp ở ĐBSCL và quan trọng hơn đó là gia tăng sự sạt lở bờ sông, bờ biển do làm mất cân bằng cán cân phù sa. ĐBSCL là một đồng bằng trẻ, được chính dòng sông Mêkông bồi đắp tạo nên trong khoảng 6,000 năm qua. Đó là quá trình tự nhiên, gọi là quá trình kiến tạo đồng bằng. Nay lượng phù sa giảm, thì quá trình kiến tạo đồng bằng sẽ ngưng và quá trình ngược lại sẽ diễn ra, tức là quá trình sạt lở sẽ dữ dội hơn.
Thứ ba, dù các đập dòng chính này là loại đập dâng (run-of-river dam) vận hành khoảng 8-12 giờ mỗi ngày, tức là trong những năm bình thường thì các đập này cho nước đi qua trong ngày, nhưng đối với những năm khô hạn thì riêng đập Pak Beng có khả năng lưu nước từ 1 đến 1.5 ngày, các đập kia trong số 11 đập có khả năng lưu nước từ 3 ngày đến 18 ngày. Như vậy trong những năm khô hạn thì nước đi qua tất cả 11 đập này sẽ rất chậm, làm nước về đến ĐBSCL muộn đi cả tháng, làm gia tăng xâm nhập mặn ở vùng ven biển ĐBSCL trong mùa khô".

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160727-pak-bang-du-an-thuy-dien-thu-ba-tren-mekong

Trung Quốc bủa lưới ở lưu vực sông Mêkông

mediaThượng đỉnh Tiểu vùng Mekong ở Bangkok ngày 20/12/2014. Từ trái qua phải: Các Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Lào Thongsing Thammavong, Cam Bốt Hun Sen, Thái Lan Chan-ocha, Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Miến Điện Thein Sein và Chủ tịch NHPTCA.REUTERS/Chaiwat Subprasom
Nhìn về Châu Á, báo Les Echos, bên cạnh hồ sơ Sony- Bắc Triều Tiên đã chú ý đến một sự kiện kinh tế nhưng rất chính trị : Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mêkông mở rộng kết thúc thứ Bảy 20/12/2014. Tờ báo chạy tựa : « Trung Quốc tiếp tục giăng lưới tại các nước lưu vực sông Mêkông ».
Tác giả bài viết Michel de Grandi, ghi nhận là Trung Quốc không bỏ lỡ dịp nào để gia tăng ảnh hưởng và ông Lý Khắc Cường vừa giành một cú đúp thắng lợi ở Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 này ở Bangkok.
Việc quy hoạch vùng lưu vực sông Mêkông cũng như việc kết nối mạng lưới hạ tầng cơ sở giữa các quốc gia mang tính chất chiến lược rất quan trọng. Trung Quốc theo bài báo đã lợi dụng dịp này để đẩy các con tốt của họ trong vùng. Mục tiêu của Bắc Kinh là có được ngõ thông ra Thái Bình Dương.
Bài báo nhắc lại là từ mấy năm qua Trung Quốc đã đổ hàng tỷ đô la để xây dựng những đoạn đường xe lửa hầu nối liền Côn Minh với Singapore, và một đề án khác nối liền Côn Minh (Vân Nam) với Vientiane (Lào), cho dù Ngân hàng Phát Triển Châu Á không mấy tán đồng vì sợ Lào bị công nợ ngập đầu.
Và tại Bangkok, bên lề Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc đã ký với người đồng nhiệm Thái Lan, Prayut Chan – Ocha một thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt, sẽ được dùng cho xe lửa cao tốc, và cũng nằm trong đề án lớn Côn Minh-Singapore.
Một cách cụ thể, thỏa thuận mới gồm hai tuyến đường khác nhau, một đường dài 730 cây số, nối liền miền bắc Thái Lan với cảng nước sâu Map Ta Phut ở đông nam Bangkok và thông ra vịnh Bangkok. Tuyến đường thứ hai chỉ dài 130 cây số nối liền Bangkok với Kaeng Khoi ở trung bộ.
Các đè án trên sẽ được khởi động ngay vào năm 2015, để được hoàn tất vào năm 2022.
Kim Jong Un nổi cộm trên thời sự quốc tế nhờ tin tặc
Lãnh đạo trẻ của Bình Nhưỡng, Kim Jong Un, có lẽ là nhân vật quốc tế được chú ý nhất trên báo Pháp hôm nay. Nguyên do bắt nguồn từ phản ứng của Tổng thống Mỹ Obama trong vụ tin tặc tấn công hãng phim Sony Pictures.
Trong một tựa trang nhất, Le Monde ghi nhận : « Obama hứa hẹn một cuộc trả đũa » ; Le Figaro cũng chạy một hàng tựa tương tự trên trang đầu : « Hoa Kỳ hứa trả đũa cuộc tấn công của tin tặc Bình Nhưỡng » ; báo Les Echos nói rõ hơn trong hàng tựa : « Obama có thể đưa Bình Nhưỡng trở lại danh sách các Nhà nước khủng bố ».
Libération dành tựa ở trang trong, trang Thế giới : « Tin tặc tấn công Sony : Bình Nhưỡng và Washington trong thế sẵn sàng rút dao ». Tuy nhiên, trên trang nhất bên cạnh bức ảnh Kim Jong Un, tờ báo lại chú ý đến « Thể thao mùa đông của một kẻ độc tài ».
Trở lại vụ tin tặc tấn công Sony, các báo nêu lại phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào thứ Sáu vùa qua, tố cáo hành động tin tặc nhắm vào Sony và hứa đáp trả đích đáng. Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích quyết đinh không chiếu phim ‘Cuộc phỏng vấn chết người’ cúa Sony Pictures là một sai lầm.
Le Figaro nhắc lại câu : « Chúng ta không thể có một xã hội trong đó một kẻ độc tài có thể bắt đầu áp đặt kiểm duyệt, tại đây, tại Hoa Kỳ ». Tờ báo không nghi ngờ gì là Bình Nhưỡng đã cho tiến hành cuộc tấn công vào Sony Pictures và giải thích là có một phòng thí nghiệm mật của quân đội cho phép Kim Jong Un tiến hành một cuộc chiến tranh chiến lược trên mạng (cyberguerre stratégique)
Tờ báo cũng có vẻ tán đồng chỉ trích của ông Obama về việc Sony Pictures quyết định không chiếu cuốn phim sau lời đe dọa của nhóm tin tặc – tự nhận là ‘Kẻ canh giữ hòa bình’ - là sẽ tổ chức ‘những vụ 11/9’ trong các rạp chiếu cuốn phim. Le Figaro cho là quyết định của Sony là một sự đầu hàng ngoạn mục có thể tạo một tiền lệ nguy hiểm.
Mối lo ngại lớn (ở Mỹ) theo tờ báo, là thành công của nhóm tin tặc nói trên sẽ khuyến khích giới tin tặc hay các quốc gia có ý đồ xấu, như Nga hay Trung Quốc, « bắt quyền tự do tư tưởng, tự do quay phim ở Mỹ làm con tin. »
Trong cuộc đọ sức Mỹ-Bắc Triều Tiên, Le Figaro nhìn thấy một bên là một Bắc Triều Tiên chặn cửa kiên cố, còn một bên là Mỹ, « một ngôi nhà khổng lồ bằng kính » như lời một viên chức Mỹ, trả lời báo Times, với các hệ thống điện và tài chính rất dễ tấn công.
Vả lại tổ chức một cuộc phản công hữu hiệu rất phức tạp trong một thế giới mạng mà khái niệm chiến tranh còn mơ hồ. Trong việc thiết kế chiến lược phòng thủ mạng, theo Le Figaro, Hoa Kỳ đã không dự kiến trường hợp một Nhà nước tấn công vào một công ty tư nhận.
Chiến tranh mạng : Chủ bài chiến lược của Bình Nhưỡng
Trong khi đó nhìn về phía Bắc Triều Tiên, Le Figaro ghi nhận trong một hàng tựa nhỏ : Chiến tranh trên mạng, con chủ bài chiến lược của Bắc Triều Tiên.
Bài viết của Sébastien Faletti từ Seoul mở đầu với nhận xét hóm hỉnh : Kim Jong Un khó thể mơ uớc một sự vinh danh tốt đẹp hơn cho người cha, độc tài và am tường điện ảnh. Để đánh dấu thời kỳ mãn tang, người thừa kế của Kim Jong Il đã gây rúng động tận Holywood.
Theo bài báo, cuộc tấn công nhắm vào Sony Pictures, trong mắt FBI, là một sự phô trương lực lượng mới của Bình Nhưỡng trong cuộc chiến trên mạng, mà Bắc Triều Tiên đã từng chứng minh từ năm 2009. Các cuộc tấn công trước đây thường được tiến hành từ Trung Quốc.
Chiến tranh trên mạng, theo Le Figaro nằm trong kho vũ khí « không cân xứng » của dòng họ Kim để buộc Mỹ và Hàn Quốc phải kiêng dè. Cùng với vũ khí hạt nhân, tin tặc bù dắp vào thế yếu của quân đội Bắc Triều Tiên, có số lượng quân lính hùng hậu, 1,2 triệu người, nhưng thua kém trên bình diện công nghệ học, đặc biệt là trong lãnh vực hàng không.
Tin tặc Bắc Triều Tiên : hàng ngàn người, hoạt động từ Trung Quốc
Về hệ thống hacker của Bình Nhưỡng, Le Fỉgaro nêu dơn vị hoạt động hiện nay, đơn vị 121, với hàng ngàn tin tặc, phần đông hoạt đông từ các thành phố Trung Quốc gần biên giới Bắc Triều Tiên, đặc biệt là Thẩm Dương (Shenyang). Đây cũng là lý do khiến Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc hợp tác.
Le Monde cũng chú ý đến khía cạnh này, cho là cuộc chiến trên mạng về mặt chiến lược đối với Kim Jong Un, quan trọng không kém chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của họ.
Tờ báo trích nguồn tin Hàn Quốc về sự hiện diện đông đảo tin tặc Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc, lợi dụng hạ tầng cơ sở Internet tốt tại đây, và họ cũng cảm thấy phần nào được bảo vệ.
Trong các giải pháp trả đũa có thể đưa ra, theo Le Monde, thì biện pháp kinh tế chẳng dẫn đến đâu, nhìn lại những gì đã áp dụng ; nhưng có hai biện pháp đã được giới chuyên gia chú ý là nhắm vào hệ thống tin học Bắc Triều Tiên, hay gia tăng hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc.
Báo Libération, trong việc trả đũa trừng phạt Bắc Triều Tiên như ông Obama đã hứa hẹn, cũng nhận định tương tự như các đồng nghiệp. Tờ báo nhận thấy biện pháp ăn miếng trả miếng với Bình Nhưỡng không dễ. Trừng phạt thì cũng sẽ giới hạn thôi, vì Bắc Triều Tiên đã là một ‘vuơng quốc quy ẩn’, bị suy sụp dưới hệ quả trừng phạt kinh tế.
Tờ báo còn nêu lên giả thuyết có phần ngược đời của một chuyên gia, John Delury, Đại học Yonsei : « Không trừng phạt nhưng dồn sức vào công nghệ học mới và kết nối mạng, mang lại quyền lực cho người dân Bắc Triều Tiên ».
Chuyên gia này cũng cho là Hoa Kỳ nên chấp nhận cuộc điều tra hỗn hợp như Bình Nhưỡng đề nghị, như thế tôn trọng một tiến trình điều tra công bằng.
Kim Jong Un được Tổng thống Nga mời đến Matxcơva
Ngoài hồ sơ Sony, Le Monde hôm nay còn chú ý đên một sự kiện khác, loan báo trong hàng tựa trang quốc tế : « Vladimir Putin mời Kim Jong Un đến Matxcơva ».
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên được mời dự lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày Nga chiến thắng Đức Quốc xã. Ngày kỷ niệm này là vào năm tới đây. Đây sẽ là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Kim Jong Un từ khi lên nắm quyền năm 2011.
Le Monde nhận thấy lời mời được điện Kremly xác nhận vào thứ Sáu, 19/12 vừa qua không phải là không có ẩn ý : ngày mùng 9 tháng 5 là một ngày rất quan trọng trong ký ức của người Nga, một ngày lễ thể hiện lòng yêu nước. Lời mời trên cũng mang dáng dấp một sự thách thức.
Theo Le Monde trong bối cảnh bị phương Tây cô lập trên vấn đề Ukraina, ông Putin tìm cách dựa vào một số quốc gia Châu Á, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, và Bắc Triều Tiên, cho dù Matxcơva rất thận trọng trước chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trong mắt của Le Monde, lời mời Kim Jong Un trong bối cảnh hiện nay là một hành động thách thức phương Tây, và cũng là cách quay lưng lại ‘các đối tác’ phương tây của Nga. một dấu hiệu nghi kỵ mới của Matxcơva.
Bài báo nhắc lại là cách đây 10 năm, nhân kỷ niệm lần thứ 60 của cùng một sự kiện, khách mời danh dự của Nga là Tổng thống Mỹ George W. Bush, Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Thủ tướng Đức Gerhard Schroder.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20141222-trung-quoc-bua-luoi-o-luu-vuc-song-mekong

Geen opmerkingen:

Een reactie posten