woensdag 13 december 2017

Kinh tế Venezuela và duyên nợ Việt Nam + Vì sao Venezuela hỗn loạn?

Kinh tế Venezuela và duyên nợ Việt Nam

  • 24 tháng 11 2016Tờ 100 bolivarBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Lạm phát ở Venezuela có thể lên tới 1.600% trong năm 2017, theo một số ước tính
Đây là tờ 100 bolivar của Venezuela, tờ bạc mệnh giá cao nhất nước này.
Trị giá hiện tại khoảng 10 xu Mỹ, 100 bolivar gần như không mua được gì. Một chai nước uống 500ml ở ngoài chợ cũng có giá 600 bolivar.
Venezuela không in tiền mệnh giá cao hơn, có nghĩa là nếu muốn trả tiền cho một bữa ăn 10.000 bolivar (10 đôla), bạn sẽ phải đếm một cọc 100 tờ bạc; còn nếu mua món hàng xa xỉ nào đó như bộ váy thời trang, bạn sẽ phải mang theo một va-li tiền.
Thế nhưng 100 bolivar lại có thể mua cho bạn hơn 10 lít xăng, vì giá xăng là khoảng dưới 10 bolivar/lít, rẻ hơn nước lọc.
Nghịch lý này phản ánh thực trạng kinh tế ở quốc gia từng có thời giàu có thuộc loại nhất Mỹ Latin.
Khi Hugo Chávez lên cầm quyền năm 1999, thu nhập từ dầu lửa đang ở mức cao được ông dùng để trợ giá cho các mặt hàng chính yếu như gạo, đường, thuốc men..., xây nhà cho người thu nhập thấp và một số chương trình xã hội khác.
Chavez qua đời năm 2013, kế nhiệm ông là Nicolás Maduro, cựu tài xế xe buýt và lãnh đạo công đoàn.
Năm 2014 giá dầu thế giới bắt đầu sụt mạnh, tới nay đã giảm 60%. Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu, ỷ lại và mất tính cạnh tranh, nay dần bộc lộ các khiếm khuyết của nó.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Khủng hoảng kinh tế và biểu tình chống chính phủ ở Venezuela

Khủng hoảng kinh tế và biểu tình chống chính phủ ở Venezuela

'Khó tốt lên trước 2019'

Một số chính sách dân túy từ thời Chávez, nay vẫn đang tiếp tục được Maduro thực hiện, như nhu yếu phẩm giá rẻ hay nhà ở cho người thu nhập thấp, ngay cả khi lạm phát lên tới 500%-600%.
Cũng bởi vậy mà nhiều người cho rằng chính sách kinh tế của nhà nước không có gì sai, mọi vấn đề là do đế quốc Mỹ, tư bản nước ngoài và phe đối lập tạo ra.
Paulo Giménez là kinh tế gia, giảng viên khoa kinh tế chính trị Đại học Tổng hợp Venezuela tại Caracas. Ông Giménez nói khủng hoảng kinh tế Venezuela phải được đặt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các thay đổi về địa chính trị.
Hoa Kỳ luôn muốn chi phối các nước Mỹ Latin trong kế hoạch giành ảnh hưởng của mình, theo ông Giménez.
Tuy nhiên ông thừa nhận: "Chúng tôi đã nhận ra các bất cập của hình mẫu kinh tế quá phụ thuộc vào dầu lửa và đang tìm cách thay đổi cơ cấu".
Chuyên gia này lạc quan cho rằng, nếu như giá dầu tăng 50%-60% trong thời gian tới thì chỉ trong vòng hai năm kinh tế Venezuela hồi phục về mức trước khủng hoảng.
Kinh tế gia Paulo GiménezBản quyền hình ảnh Nga Pham/BBC
Image caption Kinh tế gia Paulo Giménez cho rằng nếu điều kiện thuận lợi, kinh tế Venezuela có thể sớm hồi phục từ cuối năm 2017
Ông Giménez cũng nói sự phát triển ở Việt Nam hay Trung Quốc cho thấy điều chỉnh chính sách kinh tế có thể mang lại các thay đổi nhanh chóng và thần kỳ.
Việt Nam là một trong các nước làm ăn lâu nay với Venezuela và giới chức Việt Nam cho hay vẫn đang tiếp tục trợ giúp Venezuela để "xốc lại" nền kinh tế.
Theo Đại sứ quán Việt Nam ở Caracas, nhiều đoàn chuyên gia Việt Nam đã được điều sang "giúp bạn" kinh nghiệm về tăng cường phát triển nông ngư nghiệp, giảm phụ thuộc vào dầu khí.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã vào thị trường Venezuela nhiều năm nay, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác dầu và sản xuất hàng tiêu dùng cũng như tham gia dự án phát triển hạ tầng. Thế nhưng dường như họ không lạc quan cho lắm về triển vọng kinh tế tại nơi đây.
Có đánh giá rằng tình trạng của Venezuela khó có thể tốt lên, ít nhất cho đến hết năm 2019.

'Dấu ấn Đinh La Thăng'

Ít người biết đương kim Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, khi còn là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), là một trong những người tiền khởi quan hệ hợp tác Việt Nam - Venezuela trong lĩnh vực dầu khí.
Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thị trường Venezuela từ năm 2006, trên cơ sở "đề xuất ưu tiên mối quan tâm chính trị kinh tế giữa hai nước", đặc biệt là trong các lĩnh vực thăm dò khai thác và chế biến dầu khí.
Theo một nguồn tin từ PVEP, phía Việt Nam có giai đoạn ba năm đánh giá và chuẩn bị đầu tư. Đến tháng 6/2010, hai bên chính thức ký hợp đồng thành lập Công ty Liên doanh PetroMacareo mà phía Việt Nam góp vốn 40% để phát triển khai thác, nâng cấp dầu nặng tại lô Junin 2 thuộc vành đai dầu Orinoco, một trong những vùng trầm tích có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới.
Tuy các bên cho hay hoạt động dầu khí vẫn đang tiếp tục được triển khai đến thời điểm hiện tại, nhưng thực chất chỉ cầm chừng duy trì cơ quan đại diện, sau khi Chính phủ và PetroVietnam chỉ đạo PVEP tạm dừng việc khai thác thử tại mỏ Junin 2 từ năm 2013.
Tổng cộng PetroVietnam đã đầu tư 1,8 tỷ đôla vào hoạt động của mình ở Venezuela, và có thể không khó đoán các nhà đầu tư đang lo lắng như thế nào trước viễn cảnh kinh tế không lấy gì sáng sủa ở quốc gia cách một vòng trái đất này.
Có cáo buộc rằng trong hợp đồng ký hồi tháng 6/2010 giữa Việt Nam và Venezuela, có điều khoản Việt Nam cam kết tiền "bonus" cho Venezuela trên số lượng thùng dầu trữ lượng dự đoán ở mỏ Junin-2. Có lẽ đây là khoản tiền giúp "xúc tác" cho dự án mà Việt Nam từng hy vọng sẽ giúp bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam trước khi giới chức Venezuela chấp thuận hợp tác.
Ông Đinh La Thăng bên trái trong chuyến thăm làm việc tại Venezuela hồi tháng 4/2011Bản quyền hình ảnh PetroVietnam
Image caption Ông Đinh La Thăng bên trái trong chuyến thăm làm việc tại Venezuela hồi tháng 4/2011
Phía Việt Nam dường như thua thiệt khá nhiều khi phải dừng hoạt động khai thác, quyết định được đưa ra sau khi phân tích các khó khăn trong môi trường đầu tư ở Venezuela.
Các khó khăn này, theo một người làm việc trong ngành dầu khí , có thể tóm tắt như sau: Thể chế chính trị đặc thù, bất ổn; Đảng phái chính trị tập trung tranh giành quyền lực, thiếu quan tâm đến phát triển kinh tế ở giai đoạn hiện nay; Chính phủ không kiểm soát được vấn đề an ninh an toàn; Quản lý tỷ giá phức tạp và đặc thù, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà đầu tư; Chính sách liên quan đến đầu tư thiếu ổn định: thuế, phí, quản lý tỷ giá; Rủi ro cao về liên quan đến các vấn đề bất khả kháng như quốc hữu hóa, thay đổi thể chế, …; Phương thức làm việc đặc thù, văn hóa làm việc không theo chuẩn thế giới; Xã hội bất ổn, thiếu thốn nên ảnh hưởng đến vấn đề nguồn lực; Lạm phát hàng năm quá cao; Thiếu vốn đối ứng...

Yếu tố ý thức hệ

Ngần ấy khó khăn chắc hẳn đủ làm nhụt chí bất cứ nhà đầu tư nào. Doanh nghiệp Việt Nam còn ở lại Venezuela, ngoài lý do đã đâm lao phải theo lao, liệu có còn lý do nào khác?
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Venezuela Carlos Figuera nói rằng không thể không tính đến nét tương đồng về ý thức hệ giữa hai quốc gia theo lý thuyết đều theo xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản không phải đảng cầm quyền ở Venezuela, nhưng đảng Liên minh Xã hội Chủ nghĩa (PSUV) cầm quyền do ông Hugo Chávez sáng lập cũng là đảng cánh tả, thậm chí còn tự nhận là theo định hướng tân Mác-xít.
Bản thân ông Chávez đã thăm Việt Nam năm 2006, năm hai bên ký hợp đồng hợp tác dầu khí và thiết lập đại sứ quán ở Hà Nội và Caracas. Các lãnh đạo Việt Nam từ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đều đã thăm Venezuela.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Venezuela Carlos Figuera (bên phải)Bản quyền hình ảnh Nga Pham/BBC
Image caption Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Venezuela Carlos Figuera (bên phải) nói Venezuela muốn học bài học của Việt Nam
Tổng Bí thư Figuera nói: "Chúng tôi yêu mến và cảm phục Việt Nam từ thời cuộc chiến chống Mỹ, nay lại khâm phục Việt Nam hơn vì các thành tựu kinh tế. Chúng tôi muốn học bài học Việt Nam".
"Hasta la victoria siempre! (Chúng ta nhất định thắng!)," ông Carlos Figuera nhắc lại câu nói bất hủ của Che Guevara.
Thế nhưng có lẽ không một ai, kể cả ông, có thể tiên đoán bao giờ thì xã hội chủ nghĩa chiến thắng ở đất nước Venezuela đang kiệt quệ trong khủng hoảng kinh tế hiện thời.


http://www.bbc.com/vietnamese/world-38077275

Vì sao Venezuela hỗn loạn?

  • 30 tháng 10 2016
Căng thẳng vẫn đang tăng cao ở Quốc Hội trong suốt những phiên họp khẩn cấp gần đâyBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Căng thẳng vẫn đang tăng cao ở Quốc Hội trong suốt những phiên họp khẩn cấp gần đây
Căng thẳng ở Venezuela vẫn đang ở mức cao khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang bủa vây nước này cho thấy rất ít dấu hiệu suy yếu.
Chính phủ và phe đối lập đổ lỗi lẫn nhau cho tình trạng tồi tệ của nền kinh tế.
Tỉ lệ lạm phát ở Venezuela vốn đang ở mức cao nhất thế giới được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên tới 1,660% vào năm tới.
Phe đối lập ở Quốc Hội đã bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc xét xử chính trị chống lại tổng thống Nicolas Maduro, một động thái mà tổng thống cho là bất hợp pháp.
Mỗi bên đều tố cáo bên còn lại đã kích động bạo động.
Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu hơn vào những vấn đề mà Venezuela và tổng thống nước này đang đối mặt.

Vì sao Venezuela lại bị chia rẽ?

Hugo Chavez vẫn nhận được sự tôn trọng của nhiều người, nhưng những người khác cho rằng đảng của ông đã quản lý không tốt nền kinh tếBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Hugo Chavez vẫn nhận được sự tôn trọng của nhiều người, nhưng những người khác cho rằng đảng của ông đã quản lý không tốt nền kinh tế
Venezuela được chia thành Chavistas - cái tên được đặt cho những người theo chính sách xã hội chủ nghĩa của tổng thống quá cố Hugo Chavez và nhóm thứ 2- những người chỉ muốn chấm dứt 17 năm cầm quyền của Đảng Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) của ông.
Sau khi nhà lãnh đạo Xã hội Chủ nghĩa mất vào năm 2013, Nicolas Maduro, cũng thuộc đảng PSUV được chọn làm tổng thống với lời hứa sẽ tiếp nối những chính sách của ông Chavez.
Chavistas tán dương hai vị tổng thống này đã sử dụng sự giàu có về dầu của Venezuela để làm giảm đáng kể sự bất bình đẳng và đưa nhiều người dân ra khỏi đói nghèo.
Nhưng phe đối lập cho rằng kể từ khi lên cầm quyền vào năm 1999, đảng PSUV đã làm sói mòn thể chế dân chủ và quản lý tồi nền kinh tế.
Đến lượt phe Chavistas tố cáo phe đối lập vì lợi ích nhóm và về việc bóc lột người nghèo để gia tăng sự giàu có của họ.
Họ cũng cho rằng lãnh đạo phe đối lập được hậu thuẫn bởi Mỹ - một quốc gia mà Venezuela có quan hệ căng thẳng trong những năm gần đây.

Vì sao sự yêu mến với ông Maduro lại giảm sút nhanh chóng như vậy?

Tổng thống Maduro nhận được ít sự ủng hộ hơn người tiền nhiệm của ôngBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Tổng thống Maduro nhận được ít sự ủng hộ hơn người tiền nhiệm của ông
Ông Maduro đã không thể truyền cảm hứng cho những Chavistas theo cách mà người tiền nhiệm của ông đã làm được trước đó. Thêm vào đó chính phủ của ông bị cản trở bởi giá dầu giảm mạnh.
Dầu chiếm khoảng 95% doanh thu xuất khẩu của Venezuela và là nguồn tài chính cho một số chương trình xã hội hào phóng của chính phủ mà theo những số liệu chính thống thì những chương trình này đang cung cấp nhà ở cho hơn 1 triệu người nghèo của Venezuela.
Suy giảm nguồn thu từ dầu đã buộc chính phủ dừng những chương trình xã hội của họ, gây sói mòn sự ủng hộ từ những cử tri then chốt của họ.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Xếp hàng ở Venezuela

Xếp hàng ở Venezuela
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây bởi công ty Datanalisis cho thấy hơn 75% người dân Venezuela không hài lòng với cách mà ông Maduro điều hành đất nước.

Phe đối lập muốn gì?

Những người chỉ trích chính phủ muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ýBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Những người chỉ trích chính phủ muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ý
Phe đối lập kêu gọi ông Maduro từ nhiệm và tổ chức bầu cử lại.
Họ đổ lỗi cho tổng thống Maduro đã gây ra khủng hoảng kinh tế và lập luận rằng chỉ có thay đổi trong lãnh đạo mới có thể kéo Venezuela ra khỏi bờ vực.
Họ cũng cho rằng sự quản lý tồi của chính phủ và những chính sách xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến lạm phát gia tăng, thiếu thốn thực phẩm, thiếu thiết bị y tế, thuốc men và tình trạng cắt giảm năng lượng mà người dân Venezuela đang chịu đựng.
Phe đối lập cũng chỉ ra rằng chính phủ xã hội chủ nghĩa lẽ ra nên tiết kiệm tiền khi giá dầu ở mức cao để dành cho những thời điểm như hiện tại khi mà giá dầu xuống thấp.

Ông Maduro có thể bị bãi nhiệm?

Theo hiến pháp của Venezuela, một cuộc kêu gọi trưng cầu dân ý có thể được tổ chức khi một tổng thống đã tại nhiệm hơn một nửa nhiệm kỳ và đáp ứng được các giai đoạn yêu cầu.
Cho đến nay phe đối lập đã hoàn tất bước đầu tiên của quá trình.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Biểu tình lớn tại Venezuela

Biểu tình lớn tại Venezuela
Các giai đoạn để kêu gọi trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ tổng thống của ông Maduro
Giai đoạn 1: Đơn kiến nghị đầu tiên
Những người phản đối vượt qua chướng ngại đầu tiên bằng cách lấy chữ ký của 1% cử tri ở mỗi bang trong số 24 bang của Venezuela. Con số vào khoảng 200,000 người.
Giai đoạn 2: Đơn kiến nghị lần hai
Những người phản đối có thời gian 03 ngày để thu thập chữ ký của 20% cử tri ở mỗi bang trong số 24 bang của Venezuela. Con số này đủ cho một cuộc trưng cầu dân ý.
Giai đoạn 3: Trưng cầu dân ý
Trong cuộc trưng cầu dân ý, những người phản đối phải có được số phiếu ủng hộ việc bãi nhiệm tổng thống nhiều hơn số phiếu ủng hộ mà tổng thống nhận được trong cuộc bầu cử vào tháng 4 năm 2013.
Phe đối lập đã lên kế hoạch để bắt đầu giai đoạn hai của quá trình vào ngày 26 tháng 10.
Nhưng vào ngày 20 tháng 10, những nhà chức trách phụ trách bầu cử đã thông báo rằng việc thu thập chữ ký sẽ bị trì hoãn sau những tố cáo gian lận trong giai đoạn 1.
Thông báo này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập, họ tố cáo Hội đồng bầu cử quốc gia đã làm theo chỉ thị của chính phủ và gây ra nhiều sự trì hoãn mỗi khi có có cơ hội.

Ông Maduro có thể ra hầu tòa?

Những nhà làm luật phe đối lập nói rằng tổng thống đã làm sói mòn thể chế dân chủ của VenezuelaBản quyền hình ảnh AP
Image caption Những nhà làm luật phe đối lập nói rằng tổng thống đã làm sói mòn thể chế dân chủ của Venezuela
Theo sau sự trì hoãn của cuộc kêu gọi trưng cầu dân ý, Quốc hội kiểm soát bởi phe đối lập đã thúc giục người dân Venezuela đứng lên để bảo vệ hiến pháp.
Họ đã phê duyệt một nghị quyết tuyên bố rằng Venezuela đã bị đảo chính và trật tự hiến pháp đã bị phá vỡ bởi chính quyền của tổng thống Maduro.
Nghị quyết cũng chủ trương:
  • Yêu cầu sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ người dân Venezuela
  • Chọn mới chánh án của Tòa án tối cao và những thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc gia.
  • Kêu gọi những lực lượng vũ trang của Venezuela bất tuân bất kỳ mệnh lệnh nào không theo Hiến Pháp và đi ngược lại nhân quyền.
Quốc hội cũng bỏ phiếu tán thành việc tổ chức một "buổi xét xử hình sự và chính trị" với tổng thống Maduro.
Tuy nhiên những nhà phân tích cho rằng, buổi xét xử khó có thể tiến hành được. Nguyên nhân là do Tòa án tối cao trước đó đã công bố rằng những hành động của Quốc hội là không có hiệu lực cho tới khi cáo buộc ba nhà làm luật mua phiếu ủng hộ được dỡ bỏ.

Có cơ hội nào cho đối thoại?

Vatican đồng ý làm trung gian trong các buổi đối thoại giữa chính phủ và phe đối lậpBản quyền hình ảnh EPA
Image caption Vatican đồng ý làm trung gian trong các buổi đối thoại giữa chính phủ và phe đối lập
Sau cuộc gặp giữa tổng thống Maduro và Giáo hoàng Francis, Vatican đã thông báo họ có thể sẽ làm trung gian thu xếp những buổi đối thoại để hòa giải giữa chính phủ và lãnh đạo phe đối lập.
Những buổi đối thoại được sắp xếp để bắt đầu vào 30/10 và tổ chức ở đảo Margarita ở Caribe.
Cảm xúc bên mộ Hugo Chavez
Nhưng bản thân thông cáo về những cuộc đối thoại đã gây ra sự chia rẽ. Lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles tố cáo tổng thống đã lợi dụng thiện chí của Giáo hoàng cho mục đích của mình.
Những vết nứt cũng đã xuất hiện trong Liên minh bàn tròn Thống nhất Dân chủ của phe đối lập khi một số lãnh đạo nói rằng họ không được tham vấn về những buổi đối thoại.
Phó tổng thống Diosdado Cabello của đảng PSUV đến lượt mình cũng tố cáo phe đối lập cố gắng tận dụng những cuộc đối thoại như bức bình phong để che giấu kế hoạch lật đổ ông Maduro bằng vũ lực.
Những nổ lực trước đây của một nhóm các nguyên lãnh đạo quốc tế để xúc tiến đối thoại giữa hai bên đến thời điểm này vẫn chưa đem lại kết quả nào.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten