maandag 18 december 2017

Samsung Vietnam bác bỏ tố cáo 'cư xử khắc nghiệt' với lao động nữ ở Việt Nam của một tổ chức phi chính phủ tại Thụy Điển hôm 6/11/2017

Samsung VN bác bỏ 'tình trạng khắc nghiệt' với lao động nữ

  • 15 tháng 12 2017
CHOI JAE-KU/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnh CHOI JAE-KU/AFP/Getty Images
Image caption Nhân viên đứng làm việc trong một nhà máy lắp ráp điện tử của Samsung tại Hàn Quốc
Một tổ chức phi chính phủ tại Thụy Điển hôm 6/11/2017 công bố báo cáo về tình trạng lao động khắc nghiệt của công nhân nữ tại các nhà máy của Samsung tại miền bắc Việt Nam.
Báo cáo của IPEN nói rằng các công nhân nêu ra tình trạng cực kỳ mệt mỏi, ngất xỉu và chóng mặt tại nơi làm, và tình trạng sảy thai xảy ra rất phổ biến.
Nội dung báo cáo cũng nói công nhân phải đứng suốt ca làm việc từ 8 đến 12 giờ, làm việc thay phiên theo ca ngày đêm, bất kể cuối tuần. Đáng chú ý, báo cáo viết, công nhân có thai thường đứng suốt ca làm việc để tránh bị công ty trừ lương vì nghỉ nhiều.
Một lãnh đạo tập đoàn Samsung từ chức
Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong lĩnh án 5 năm tù
Việt Nam: 'Lãnh đạo ngân hàng dễ bị khép tội'
Báo cáo cũng kêu gọi cần có thêm nghiên cứu về tình trạng phơi nhiễm hóa chất.
Báo cáo của IPEN, một mạng lưới toàn cầu liên kết với hơn 500 tổ chức phi chính phủ ở 100 quốc gia, được thực hiện dựa trên nghiên cứu phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) tại Việt Nam.

Samsung bác bỏ

Ngay sau khi báo cáo được đưa ra, Samsung nhanh chóng lên tiếng bác bỏ.
"Báo cáo này chưa có cơ sở khoa học mà mang tính quy chụp, bởi chỉ phỏng vấn 45 người trong số 160.000 lao động tại Samsung VN rồi đưa ra kết luận," ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Electronics VN được báo chí trong nước trích lời.
CGFEDBản quyền hình ảnh CGFED
Image caption Cảnh bên ngoài một khu nhà ở của các nữ công nhân Samsung. Hình được sử dụng trong bảo báo cáo của IPEN
Ông cũng nói nhiều nội dung trong báo cáo "đều sai sự thật" và "tùy tiện".
Đại diện Samsung nói rằng IPEN đã "không hề đến thăm nhà máy Samsung Điện tử Việt Nam", theo báo Dân Trí.
Kinh tế VN tăng trưởng chậm lại trong quý I/2017
Việt Nam: Kinh tế tăng trưởng chậm nhất trong ba năm
Samsung xác nhận lỗi pin gây sự cố Note 7
Samsung khẳng định rằng các nữ công nhân có thai không bị đối xử tệ, và môi trường làm việc đảm bảo an toàn về mặt hóa chất.

Kết quả nghiên cứu

Trước những tuyên bố của Samsung, CGFED nói với BBC rằng nghiên cứu đã được thực hiện một cách khoa học, có đối chiếu kết quả từ phỏng vấn sâu với các điều tra từng được công bố.
IPENBản quyền hình ảnh IPEN
"Chúng tôi sử dụng nghiên cứu định tính với công cụ phỏng vấn sâu theo phương pháp kể chuyện lịch sử đường đời," bà Phạm Thị Minh Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm CGFED.
"Cách nghiên cứu này cho phép những người được phỏng vấn có thể nói chuyện một cách thoải mái và tự nhiên nhất về những trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ của họ, đồng thời, tự họ có thể so sánh đối chiếu tình hình sức khoẻ, mối quan hệ cộng đồng và xã hội qua các mốc thời gian chính trong suốt cuộc đời họ."
"Do vậy, đây là 45 câu chuyện điển hình của những nữ công nhân làm việc trong các nhà máy Samsung Việt Nam."
Samsung bị bố ráp vì vụ bê bối của bà Park
Sự cố Galaxy Note 7 ‘tác động tới VN’?
Samsung thiệt hại 5,4 tỷ đôla vì Note 7
CGFED cho biết nhóm nghiên cứu dự định nói chuyện với nhiều nữ công nhân hơn, nhưng họ "đã rất khó khăn trong việc tìm được người sẵn sàng nói chuyện".
Lý do, theo bà Phạm Thị Minh Hằng, là "từ những nữ công nhân đã tiếp xúc, chúng tôi được họ cho biết "trong công ty có quy định không được nói chuyện bất lợi về công ty với người bên ngoài".
Ngay cả những người đã từng trả lời nhóm nghiên cứu, gần đây khi được liên hệ lại để mời tiếp xúc một số phóng viên quốc tế, cũng có thái độ lo lắng, bất an, bà Minh Hằng nói. "Họ lo sợ việc họ trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ bị Công ty biết và họ có thể bị đuổi việc, hoặc bị kiện."
IPENBản quyền hình ảnh IPEN
Image caption Hôm 4/12, IPEN và CGFED tiếp tục ra thông cáo theo đó nói báo cáo của họ 'đưa ra cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống bên trong nhà máy Samsung', một hãng khét tiếng là giữ bí mật

Điều kiện làm việc của nữ công nhân mang thai

Bản báo cáo của IPEN nhận định rằng "hầu hết họ [nữ công nhân có thai] cố gắng không nghỉ ngơi vì nếu Samsung nghĩ họ nghỉ nhiều quá, công ty có thể giảm lương của họ."
Tiến sỹ Joseph DiGangi, cố vấn khoa học và kỹ thuật của IPEN nói với BBC: "Những phụ nữ chúng tôi phỏng vấn cho biết nỗi sợ bị giảm lương khiến công nhân có thai đứng suốt ca làm việc."
Ông dẫn lời một người tham gia trả lời nhóm nghiên cứu theo đó nói người này nhận mức lương cơ bản khoảng 6,5 triệu đồng. Sau khi trang trải các khoản tiền nhà trọ, tiền ăn ở, cô tiết kiệm được 3 triệu đồng mỗi tháng.
"Tôi cố gắng làm việc khi tôi bệnh, ví dụ khi tôi cảm thấy chóng mặt và buồn nôn tôi vẫn đi làm dù tôi rất mệt. Tôi có thể mất nhiều tiền thưởng nếu tôi nghỉ làm một ngày. Tiền lương hàng ngày không cao, nhưng nếu tôi nghỉ việc một ngày, tôi có thể bị mất 1 triệu đồng," người này được Tiến sỹ DiGangi dẫn lời.
Tác động của môi trường làm việc đối với nữ công nhân có thai cũng được nêu rõ trong báo cáo của IPEN.
"Cố vấn công nghiệp của Samsung từng khẳng định 'không có trường hợp sảy thai nào liên quan đến điều kiện làm việc được xác định'," đại diện của IPEN nói với BBC.
"Trong khi đó, những phụ nữ chúng tôi phỏng vấn nói rõ sảy thai là một vấn đề, thậm chí 'phổ biến'."
IPENBản quyền hình ảnh IPEN
Image caption Hình ảnh được sử dụng trong báo cáo của IPEN
IPEN kêu gọi Samsung hãy "công bố báo cáo của bên tư vấn để vấn đề này có thể được đánh giá độc lập."
IPEN cũng dẫn một nghiên cứu trước đó có tên "tổng quan ngành công nghiệp điện tử và vấn đề với công nhân Samsung ở Việt Nam" năm 2014, theo đó nói trong năm 2013 tại xưởng sản xuất của Samsung đã xảy ra sáu vụ sẩy thai, trong đó có một trường hợp thai nhi bảy tháng tuổi chết lưu.
IPEN yêu cầu Samsung "minh bạch công bố danh sách đầy đủ các hóa chất sử dụng tại các cơ sở sản xuất và mô tả việc kiểm soát hóa chất", và nói rằng "Ở Hàn Quốc, Samsung thường xuyên từ chối cung cấp thông tin về hóa chất sử dụng để tránh các công nhân bị bệnh đòi bồi thường."

Giới chức nhắc nhở về "Tiếng nói một chiều"

Sau khi IPEN công bố bản báo cáo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tuyên bố đã tiến hành thanh tra tại hai nhà máy của Samsung ở phía bắc.
Giới chức kết luận rằng hãng "cơ bản là chấp hành tốt các quy định pháp luật Việt Nam".
Chánh thanh tra Nguyễn Tiến Tùng được báo Vietnam Finance dẫn lời nói báo cáo của IPEN nói nhân viên phải làm tới kiệt sức là chưa thuyết phục.
Một quan chức khác, Phó Cục trưởng An toàn Lao động Nguyễn Anh Thơ, được báo Người Lao động dẫn lời nói ông chưa tiếp cận báo cáo của IPEN, nhưng "qua thông tin báo chí" ông đánh giá bản báo cáo đó là "có vấn đề".
Ông nói rằng cá nhân ông "đã đến Samsung để kiểm tra và thấy không nghiêm trọng như báo cáo của IPEN và CGFED nêu".
Trong lúc đó, Thứ trưởng Doãn Mậu Hiệp nói rằng "nếu phía công bố báo cáo chỉ dựa vào phỏng vấn một chiều từ phía công nhân thì cũng khó mà kiểm chứng được số liệu" và nói giới chức "không thể vì một báo cáo của một tổ chức phi chính phủ mà vội vàng có đánh giá không khách quan", cũng báo Người Lao động trích dẫn.
IPENBản quyền hình ảnh IPEN
Image caption Báo cáo của IPEN nói rằng đa số các công nhân nữ làm việc tại nhà máy Samsung Bắc Ninh trong độ tuổi ngoài 20. Trong hình là cảnh các nữ nhân viên trong giờ nghỉ trưa
Tuy nhiên, Chánh thanh tra Nguyễn Tiến Tùng nói Samsung đã vi phạm Bộ luật Lao động về thời gian làm việc khi quy định mỗi ca làm việc kéo dài 12 tiếng, với tổng số giờ làm mỗi tuần lên tới 60 tiếng, cao hơn nhiều so với mức tối đa luật định là không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần.
Samsung cũng được giới chức cho thời hạn 60 ngày để khắc phục một số sai phạm khác về nội quy lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên.
Cho đến nay, dường như chưa có quan chức nào tiếp xúc với IPEN và CGFED để xác minh tính chân thực, chính xác của nội dung bản báo cáo.

'Tiếng nói một chiều' trên truyền thông?

Bên cạnh việc nêu quan điểm của giới chức, báo chí chính thống Việt Nam cũng đăng tải rộng rãi các tuyên bố của lãnh đạo Samsung.
Bản tin trên VTV và VTV24 nói: "Samsung Electronics Việt Nam đã có phản hồi khẳng định hoàn toàn không đồng tình với những cáo buộc đối xử tệ với công nhân Việt Nam."
Các báo Dân Trí, Thời báo Kinh tế, Tuổi trẻ, ICTNews, Zing và nhiều trang báo khác đều dành chỗ cho tuyên bố của Samsung hoặc những cuộc phỏng vấn với ông Phó tổng giám đốc Bang Hyun Woo.
JTBCBản quyền hình ảnh JTBC
Image caption Đài JTBC của Hàn Quốc hôm 7/11 tường thuật chi tiết về báo cáo của IPEN
Tuy nhiên, ngoài một số ít các bài viết ban đầu nêu các nội dung báo cáo, truyền thông trong nước dường như đã không tiếp cận IPEN và CGFED.
CGFED cho BBC biết vào cuối tháng 11 họ đã nhận được công văn thứ hai từ Samsung với nội dung như lần trước, trong đó hãng tiếp tục yêu cầu những người thực hiện "không công bố bản báo cáo" trước khi "được Samsung kiểm chứng và xác thực".
Tuy nhiên, Samsung "vẫn không phản hồi cho CGFED về những điểm họ không đồng ý".
"Đây là hành động khá khó hiểu vì họ đã gửi những phản biện của họ về kết quả nghiên cứu cho các cơ quan truyền thông, trong khi đó, họ lại không thể gửi những phản biện đó cho chúng tôi, là những tác giả trực tiếp của báo cáo," bà Phạm Thị Minh Hằng nói.
CGFED cho biết đến nay, họ "vẫn chưa được phép công bố bản báo cáo bằng tiếng Việt", tuy bản tiếng Anh và tiếng Hàn đã được loan tải trên trang web của IPEN.
"Chúng tôi đã 'được tư vấn' là 'không được công bố' do 'báo cáo này ảnh hưởng đến hình ảnh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam'. Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa được phép công bố báo cáo," bà Minh Hằng nói.
BBC đã đặt câu hỏi với Samsung về bản báo cáo của IPEN, nhưng không nhận được phản hồi.
Samsung là hãng có đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam. Trong năm 2015, hoạt động của hãng tại Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,5 tỷ đô la, với 50% tổng điện thoại di động của hãng được lắp ráp tại Việt Nam; riêng hai nhà máy tại Bắc Ninh đã cung ứng 200 triệu điện thoại di động cho toàn cầu.
Trong năm 2016, Samsung xuất khẩu 39,9 tỷ đô la, chiếm 22,7% tổng xuất khẩu của Việt Nam.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten