Hà Nội - Sài Gòn tiếp tục biểu tình phản đối Tập Cận Bình
Một cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng ngày 5/11/2015 phản đối chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình.Ảnh: Nguồn Facebook
Đến Hà Nội vào hôm nay, 05/11/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được chính quyền Việt Nam đón tiếp trọng thể. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, khác với chính quyền, một phần dư luận Việt Nam vẫn công khai bày tỏ thái độ bất bình trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo AFP, vài giờ trước lúc Chủ tịch Trung Quốc đặt chân xuống Hà Nội, nhiều người đã tổ chức những cuộc biểu tình nhỏ chống Bắc Kinh ngay tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội, khoảng hơn một chục người đã mang theo các khẩu hiệu như « Phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình », hay áp phích cho thấy ảnh của Chủ tịch Trung Quốc bên trên tô thêm một gạch chéo hình chữ X.
Theo một số nhân chứng, trái với những lần biểu tình vào những hôm trước đây, công an đã nhanh chóng giải tán nhóm biểu tình, quây bắt những người tham gia và đưa lên xe buýt chở đi.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc biểu tình đông đảo hơn cũng đã diễn ra, và các trang mạng xã hội cho biết là đã có khoảng 20 người bị bắt. Một đoạn video video cho thấy một người biểu tình bị thương sau khi xung đột với công an.
Theo nhận định của AFP, biểu tình là một sự kiện rất hiếm khi xẩy ra ở Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây, chính quyền đã nhắm mắt làm ngơ trước một số cuộc biểu tình nhỏ chống Trung Quốc.
Thái độ bất bình trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cũng đã được thể hiện trên mạng Internet, một diễn đàn ngày càng phổ biến cho dù trong thời gian qua đã có nhiều blogger bị bắt.
Một bản kiến nghi đòi Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động đe dọa đến tính mạng, tài sản và các quyền tự do của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, lưu hành trên Facebook trong những ngày gần đây, đã thu được hàng trăm chữ ký.
Làn sóng bất bình đối với Trung Quốc đặc biệt dâng cao từ tháng 5 năm 2014, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, và dùng vũ lực xua đuổi tàu thuyền Việt Nam đến yêu cầu dời đi.
Tâm lý chống Trung Quốc vẫn không nguôi trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục cho phép những vụ tấn công vào tàu cá và ngư dân Việt Nam ở vùng Hoàng Sa, đồng thời tăng cường bồi đắp và xây dựng cơ sở trên một số bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988 sau khi sát hại hàng chục người lính Việt Nam.
Đá Gạc Ma (South Johnson Reef) chẳng hạn là nơi đã bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm sau một trận hải chiến đẫm máu, khiến hơn 60 người lính Việt Nam tử trận. Theo các hình ảnh vệ tinh mới nhất, Bắc Kinh đã cho xây dựng trên thực thể địa lý này một loạt cơ sở kiên cố, trong đó có một ngọn hải đăng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151105-ha-noi-sai-gon-tiep-tuc-bieu-tinh-phan-doi-tap-can-binh
Biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Saigon ngày 04/11/2015.Facebook
Tại Hà Nội, khoảng hơn một chục người đã mang theo các khẩu hiệu như « Phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình », hay áp phích cho thấy ảnh của Chủ tịch Trung Quốc bên trên tô thêm một gạch chéo hình chữ X.
Theo một số nhân chứng, trái với những lần biểu tình vào những hôm trước đây, công an đã nhanh chóng giải tán nhóm biểu tình, quây bắt những người tham gia và đưa lên xe buýt chở đi.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc biểu tình đông đảo hơn cũng đã diễn ra, và các trang mạng xã hội cho biết là đã có khoảng 20 người bị bắt. Một đoạn video video cho thấy một người biểu tình bị thương sau khi xung đột với công an.
Theo nhận định của AFP, biểu tình là một sự kiện rất hiếm khi xẩy ra ở Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây, chính quyền đã nhắm mắt làm ngơ trước một số cuộc biểu tình nhỏ chống Trung Quốc.
Thái độ bất bình trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cũng đã được thể hiện trên mạng Internet, một diễn đàn ngày càng phổ biến cho dù trong thời gian qua đã có nhiều blogger bị bắt.
Một bản kiến nghi đòi Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động đe dọa đến tính mạng, tài sản và các quyền tự do của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông, lưu hành trên Facebook trong những ngày gần đây, đã thu được hàng trăm chữ ký.
Làn sóng bất bình đối với Trung Quốc đặc biệt dâng cao từ tháng 5 năm 2014, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, và dùng vũ lực xua đuổi tàu thuyền Việt Nam đến yêu cầu dời đi.
Tâm lý chống Trung Quốc vẫn không nguôi trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục cho phép những vụ tấn công vào tàu cá và ngư dân Việt Nam ở vùng Hoàng Sa, đồng thời tăng cường bồi đắp và xây dựng cơ sở trên một số bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988 sau khi sát hại hàng chục người lính Việt Nam.
Đá Gạc Ma (South Johnson Reef) chẳng hạn là nơi đã bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm sau một trận hải chiến đẫm máu, khiến hơn 60 người lính Việt Nam tử trận. Theo các hình ảnh vệ tinh mới nhất, Bắc Kinh đã cho xây dựng trên thực thể địa lý này một loạt cơ sở kiên cố, trong đó có một ngọn hải đăng.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151105-ha-noi-sai-gon-tiep-tuc-bieu-tinh-phan-doi-tap-can-binh
Việt Nam : 200 người biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Saigon
Hôm nay 04/11/2015 khoảng 200 người ở Saigon đã tham gia cuộc mít-tinh và tuần hành phản đối Tập Cận Bình do các nhân sĩ trí thức trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng khởi xướng, nhân dịp Chủ tịch nước Trung Quốc đến Việt Nam trong hai ngày 5 - 6 tháng 11 và theo dự kiến sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội.
Dù một số nhân vật nòng cốt đã bị ngăn chận từ nhà, vẫn có khoảng 200 người đến tham dự được cuộc mít-tinh tại tượng đài Trần Hưng Đạo, công trường Mê Linh ở quận 1 Saigon. Sau đó các nhân sĩ đã đến Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh để trao lá thư phản đối, yêu cầu các đại biểu có thái độ thích đáng đối với người đã từng khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc » trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhưng không được tiếp nhận.
Đoàn biểu tình trong đó có nhiều thanh niên đã mang theo nhiều biểu ngữ phản đối Tập Cận Bình, đòi Trung Quốc trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam đi từ địa điểm tượng Trần Hưng Đạo, ra những con đường lớn như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ. Được biết lực lượng an ninh cũng đông gần bằng số người tham dự, tuy nhiên người biểu tình không bị đàn áp.
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Lê Công Giàu, nguyên Phó tổng giám đốc Saigon Tourist xác nhận cuộc biểu tình đã diễn ra một cách tốt đẹp. Giáo sư Tương Lai, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm…đều đến được, còn những người bị ngăn chận như ông Huỳnh Kim Báu (chủ tịch Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng), tiến sĩ Phạm Chí Dũng…thì an ninh cũng có thái độ lịch sự, thường chỉ kiếm cớ trò chuyện cho đến quá giờ hẹn mít-tinh.
Ông Lê Công Giàu: Đến tham dự có anh em trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, anh em trí thức lớn tuổi cũng như thanh niên. Cuộc (biểu tình) này nhằm biểu tỏ thái độ của người dân thành phố về Hoàng Sa, Trường Sa và chuyến đi của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam trong lúc này, mà lại đến Quốc hội phát biểu nữa ! Chúng tôi phải đối việc đó !
Tôi đến đây lúc hai giờ, thì anh em đã đã đứng sẵn ở đó. Anh Huỳnh Tấn Mẫm phát biểu, rồi nhà thơ Hoàng Hưng đọc lá thư gởi cho Quốc hội Việt Nam, sau đó giáo sư Tương Lai phát biểu. Nói chung tinh thần là yêu cầu Trung Quốc trả Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa cho Việt Nam. Trong thư đề nghị Quốc hội không tiếp, hoặc bỏ ra khi Tập Cận Bình phát biểu, hoặc là không đến dự, v.v…
Anh em trong lúc phát biểu giơ những tờ giấy có khẩu hiệu – nhiều khẩu hiệu lắm : phản đối Trung Quốc, trả Hoàng Sa – Trường Sa cho Việt Nam, phản đối chuyến đi của Tập Cận Bình…Sau đó chúng tôi đi đến Văn phòng Quốc hội ở đường Lê Duẩn.
Rất tiếc là còn giờ làm việc nhưng Văn phòng Quốc hội không mở cửa, mà để cho một ông nào đó ra trả lời là không nhận thư, đề nghị gởi bưu điện. Chúng tôi cũng có gọi điện thoại cho một số dân biểu nhưng không được. Thái độ của Quốc hội như thế không đúng. Đáng lẽ phải tiếp nhận chúng tôi, tiếp nhận lá thư, mà phải là người có thẩm quyền ra tiếp. Họ lại để cho một ông không biết là ông nào, làm gì trong đó - hình như là bảo vệ - ra trả lời, như vậy là coi thường chúng tôi.
Nhưng nói chung không có gì là đàn áp. Anh Mẫm đến được, giáo sư Tương Lai và một số anh chị em khác đều đến được. Không khí sôi nổi, và anh em rất hăng hái, nhưng chúng tôi chủ trương là làm tới đó thôi. Cũng là một cách thể hiện ý chí của người Việt Nam về chuyện này.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151104-viet-nam-200-nguoi-bieu-tinh-phan-doi-tap-can-binh-o-saigon
Đoàn biểu tình trong đó có nhiều thanh niên đã mang theo nhiều biểu ngữ phản đối Tập Cận Bình, đòi Trung Quốc trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam đi từ địa điểm tượng Trần Hưng Đạo, ra những con đường lớn như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ. Được biết lực lượng an ninh cũng đông gần bằng số người tham dự, tuy nhiên người biểu tình không bị đàn áp.
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Lê Công Giàu, nguyên Phó tổng giám đốc Saigon Tourist xác nhận cuộc biểu tình đã diễn ra một cách tốt đẹp. Giáo sư Tương Lai, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm…đều đến được, còn những người bị ngăn chận như ông Huỳnh Kim Báu (chủ tịch Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng), tiến sĩ Phạm Chí Dũng…thì an ninh cũng có thái độ lịch sự, thường chỉ kiếm cớ trò chuyện cho đến quá giờ hẹn mít-tinh.
Ông Lê Công Giàu: Đến tham dự có anh em trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, anh em trí thức lớn tuổi cũng như thanh niên. Cuộc (biểu tình) này nhằm biểu tỏ thái độ của người dân thành phố về Hoàng Sa, Trường Sa và chuyến đi của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam trong lúc này, mà lại đến Quốc hội phát biểu nữa ! Chúng tôi phải đối việc đó !
Tôi đến đây lúc hai giờ, thì anh em đã đã đứng sẵn ở đó. Anh Huỳnh Tấn Mẫm phát biểu, rồi nhà thơ Hoàng Hưng đọc lá thư gởi cho Quốc hội Việt Nam, sau đó giáo sư Tương Lai phát biểu. Nói chung tinh thần là yêu cầu Trung Quốc trả Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa cho Việt Nam. Trong thư đề nghị Quốc hội không tiếp, hoặc bỏ ra khi Tập Cận Bình phát biểu, hoặc là không đến dự, v.v…
Anh em trong lúc phát biểu giơ những tờ giấy có khẩu hiệu – nhiều khẩu hiệu lắm : phản đối Trung Quốc, trả Hoàng Sa – Trường Sa cho Việt Nam, phản đối chuyến đi của Tập Cận Bình…Sau đó chúng tôi đi đến Văn phòng Quốc hội ở đường Lê Duẩn.
Rất tiếc là còn giờ làm việc nhưng Văn phòng Quốc hội không mở cửa, mà để cho một ông nào đó ra trả lời là không nhận thư, đề nghị gởi bưu điện. Chúng tôi cũng có gọi điện thoại cho một số dân biểu nhưng không được. Thái độ của Quốc hội như thế không đúng. Đáng lẽ phải tiếp nhận chúng tôi, tiếp nhận lá thư, mà phải là người có thẩm quyền ra tiếp. Họ lại để cho một ông không biết là ông nào, làm gì trong đó - hình như là bảo vệ - ra trả lời, như vậy là coi thường chúng tôi.
Nhưng nói chung không có gì là đàn áp. Anh Mẫm đến được, giáo sư Tương Lai và một số anh chị em khác đều đến được. Không khí sôi nổi, và anh em rất hăng hái, nhưng chúng tôi chủ trương là làm tới đó thôi. Cũng là một cách thể hiện ý chí của người Việt Nam về chuyện này.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151104-viet-nam-200-nguoi-bieu-tinh-phan-doi-tap-can-binh-o-saigon
Geen opmerkingen:
Een reactie posten