Việt Nam: Người khổng lồ ngành cà phê
- 26 tháng 1 2014
Nhắc tới cà phê người ta thường nghĩ đến Brazil, Colombia hay Ethiopia. Nhưng thực ra nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới ngày nay là Việt Nam.
Họ đã làm thế nào để đẩy thị phần từ 0.1% lên tới 20% trong vòng 30 năm, và sự thay đổi nhanh chóng này ảnh hưởng tới đất nước như thế nào?Khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975, đất nước này còn đang đói khổ, và chính sách kinh tế cóp nhặt lại từ Xô Viết chẳng giúp được gì.
Hình thức hợp tác xã nông nghiệp là quyết định thảm họa, thế nên đến năm 1986 Đảng Cộng sản thực hiện bước thay đổi đột ngột – một cuộc cá cược lớn, dựa vào cà phê.
Sản xuất cà phê trong những năm 90 tăng 20% – 30% mỗi năm. Ngành công nghiệp này hiện có khoảng 2.6 triệu nhân công, với nửa triệu các hộ canh tác nhỏ gieo trồng trên mỗi mảnh đất rộng khoảng 1- 2 hectare.
Điều này giúp biến đổi kinh tế Việt Nam. Năm 1994 có khoảng 60% người Việt sống dưới mức nghèo, con số này giờ chưa tới 10%.
“Truyền thống của người Việt là uống trà, cũng giống như người Trung Quốc, và họ vẫn có thói quen đó,” nhà tư vấn cà phê ở Việt Nam, ông Will Frith nói.
Người Việt cũng uống cà phê – với sữa đặc, hay cà phê đánh trứng – nhưng đây thường là mặt hàng xuất khẩu nhiều hơn.
Cà phê được người Pháp mang tới Việt Nam từ thế kỷ 19 và quá trình trồng cây, sản xuất cà phê xay sẵn bắt đầu hoạt động từ năm 1950.
Đây là cách uống cà phê Việt Nam, và cũng là lý do mà một phần tư số cà phê vẫn uống ở Anh đến từ Việt Nam.
Người Anh vẫn uống loại cà phê này nhiều hơn những loại cao cấp hơn như espresso, latte hay cappucino.
Các hàng cà phê đắt tiền thường mua hạt cà phê Arabica, trong khi Việt Nam trồng loại hạt Robusta cứng hơn.
Hạt Arabica có chứa khoảng 1% đến 1.5% chất caffeine trong khi Robusta chứa khoảng 1.6% đến 2.7% caffeine, khiến nó đắng hơn.
Thế nhưng cà phê ngon không chỉ được quyết định bởi caffeine.
“Cách pha trộn vị phức tạp làm dậy lên những mùi vị có sẵn trong cà phê,” ông Frith nói.
“Caffeine chỉ là phần rất nhỏ trong tổng thể hỗn hợp, nhất là nếu so sánh với các chất alkaloid khác [chất chuyển hóa phụ trong thực vật], và nó có rất ít tác động tới mùi vị.”
Một số công ty như Nestle đã cho trồng, chế biến, rang xay và đóng gói ở Việt Nam.
Nhưng Thomas Copple, kinh tế gia ở Tổ chức Cà phê Quốc tế tại London nói phần lớn cà phê được xuất khẩu từ dạng hạt tươi và sau đó được chế biến ở nơi khác, Đức là một ví dụ.
Trong khi một số lớn người Việt Nam đủ sống nhờ cây cà phê, một vài người trở nên rất giàu.
Chẳng hạn như triệu phú Đặng Lê Nguyên Vũ. Tập đoàn Trung Nguyên của ông đặt tại thành phố Hồ Chí Minh – nhưng sức mạnh của nó đến từ khu vực Tây Nguyên, quanh thành phố Buôn Ma Thuột, thủ đô cà phê của đất nước.
Chủ tịch Vũ, biệt danh của ông, là chủ nhân của năm chiếc Bentley và 10 chiếc Ferrari, được tạp chí Forbes đánh giá tài sản trị giá khoảng 100 triệu đô la Mỹ. Mà đây là đất nước thu nhập trung bình trên đầu người mỗi năm khoảng 1.300 đô la Mỹ.
Nhưng sự mở rộng của cà phê cũng có mặt trái của nó.
Mọi hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam đều ẩn chứa nguy hiểm, do số lượng bom mình chưa nổ còn dưới lòng đất sau chiến tranh.
Ở tỉnh Quảng Trị, 83% đất đai được cho là còn chứa bom.
Các nhà môi trường cũng cảnh báo rằng thảm họa đang tới dần. Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới WWF dự tính rằng khoảng hơn 100.000 km vuông rừng đã bị chặt đốn từ năm 1973, một phần trong đó để trồng cà phê, và các chuyên gia nói phần lớn đất canh tác cà phê nay đã dần thoái hóa.
Nông dân Việt Nam lạm dụng tưới nước và đạm, theo Tiến sỹ người Bỉ Dave D’Haeze, một chuyên gia về đất.
“Họ tin vào cách làm truyền thống và chưa có ai thực sự được đào tạo cách trồng, sản xuất cà phê,” ông nói.
“Mỗi người nông dân ở Việt Nam là nhà nghiên cứu trên chính mảnh đất của họ.”
Một số người thuộc các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng nói họ bị ép phải giao đất.
Nhưng Chủ tịch Vũ nói cà phê tốt cho Việt Nam.
Ông đang lên kế hoạch thiết lập chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế kiểu Việt Nam.
“Chúng tôi muốn mang văn hóa cà phê Việt Nam đến với thế giới. Sẽ không dễ đâu nhưng trong năm tới chúng tôi muốn cạnh tranh với các hãng tên tuổi như Starbucks,” ông nói.
“Nếu chúng tôi thực hiện được và giành được thị trường Mỹ chúng tôi có thể khuất phục cả thế giới.”
Tin liên quan
- Vì một nền dân chủ cà phê toàn cầu
- Video 'Cà phê sẽ là tương lai của kinh tế VN?'
- Quán cafe Pháp thưởng khách hàng lịch sự
- Starbucks kiện cà phê 'nhái' ở Thái Lan
- Cà phê 'giảm rủi ro ung thư tiền liệt tuyến'
- http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/01/140126_vietnam_coffee_industry
'Cà phê sẽ là tương lai của kinh tế VN?'
22 tháng 8 2013 Cập nhật lúc 19:43 ICT
(Video)
Người Việt Nam đã phải nghe khá nhiều tin xấu về nền kinh tế trong mấy năm gần đây.
Vì một nền dân chủ cà phê toàn cầu
Cập nhật: 13:35 GMT - thứ
hai, 26 tháng 11, 2012
Toàn thể xã hội loài người chúng ta được dẫn dắt bởi ba
lực lượng chính đó là chính trị, kinh tế, và tôn giáo – văn hóa; tương ứng với 3
dạng thức quyền lực: quyền lực cứng, quyền lực kinh tế, và quyền lực
mềm.
Diễn trình toàn cầu hóa cho đến hiện nay đã ghi nhận sự phát triển đến cực
điểm của hai yếu tố kinh tế và chính trị, và nguyên nhân dẫn đến tính bất hiệu
lực của các nỗ lực đối phó với các khủng hoảng toàn cầu cũng nằm ở chỗ giới tinh
hoa hiện nay thực chất vẫn chỉ dùng nhãn quan chính trị và kinh tế, tức là sử
dụng quyền lực cứng và quyền lực kinh tế để giải quyết vấn đề mà thiếu đi sự bổ
sung, thậm chí còn phải là vai trò chủ đạo của nhãn quan tôn giáo và hiệu lực
của các giải pháp quyền lực mềm, để trở thành một giải pháp chung có tính tổng
hợp và hài hòa.Diễn trình này cần được hài hòa hóa lại với nhau để có thể tiếp tục ổn định và phát triển bền vững. Nếu không, với diễn trình biến động ngày càng phức tạp của hàng loạt các khủng hoảng toàn cầu như hiện nay, chắc chắn, toàn thể nhân loại sẽ sớm đi đến bền bờ diệt vong. Phát triển bền vững đã, đang và sẽ trở thành mục tiêu và niềm tin chung mang vai trò cứu cánh của toàn nhân loại.
Hệ giá trị mới
Tương ứng với niềm tin chung đó, chúng ta cần một hệ giá trị mới tương ứng, theo đó, giá trị cốt lõi trung tâm chính là tính hài hòa và tinh thần chủ đạo sẽ là sáng tạo có trách nhiệm. Xét cho cùng, lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự sáng tạo. Nhưng nếu như trước đây và một thói quen không còn thích hợp cho hiện tại là sự sáng tạo của chúng ta là sáng tạo vì lòng tham, vì lợi ích mang tính cục bộ của cá nhân, nhóm, hay quốc gia; thì giờ đây, tương ứng với giai đoạn hài hòa hóa của tiến trình toàn cầu hóa, chúng ta cần dịch chuyển sang một tinh thần phát triển mới, tinh thần sáng tạo có trách nhiệm. Trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường phải được đặt trước và ưu tiên hơn các lợi ích cục bộ của nhóm, của quốc gia, của từng cá nhân.Một trách nhiệm toàn diện tinh thần trách nhiệm ngày càng toàn diện, kết nối không chỉ chiều ngang của xã hội loài người mà còn cả chiều dọc, giữ còn người với đất trời, thiên nhiên, vũ trụ. Thực sự là, chúng ta đang sống trong một thời kỳ mang tính chuyển đổi lịch sử của nhân loại.
Tác nhân thứ hai chính là nguy cơ mang tính hủy diệt đối với nhân loại từ sự biến đổi khí hậu. Trước đây, các chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong diễn trình này, nhưng theo tôi, chính các nhà lãnh tụ tôn giáo và văn hóa mới có hiệu lực chính để thay đổi ý thức và hành xử của con người đối với thiên nhiên như một nền đạo đức chung, một hệ thống các tín điều mang tính chất tôn giáo và văn hóa.
Tác nhân thứ ba chính là diễn trình phát triển của nền kinh tế mới, kinh tế xanh và tri thức, một loại hình kinh tế đảm bảo sự phát triển mà không gây tổn hại đến môi trường sống, cho phép giảm thiểu tối đa các giao dịch bất công bằng có tính thắng thua.
"Thế giới đang cần một siêu think tank mới, một diễn đàn mới về truyền thông toàn cầu để hướng đến việc hình thành một mạng lưới xã hội tri thức toàn cầu cùng hướng đến giá trị sáng tạo có trách nhiệm."
Chúng ta có thể thấy, tương ứng với ba tác nhân vừa nêu ở trên, tác nhân kinh tế, đã có diễn đàn kinh tế thế giới Davos. Tuy nhiên, mục tiêu chính của Davos vẫn là phát triển kinh tế nói chung, chưa tập trung toàn bộ và toàn diện vào mục tiêu duy nhất là dịch chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế thế giới hiện nay sang nền kinh tế mới, kinh tế xanh, kinh tế tri thức với phương thức sản xuất cộng tác đại chúng toàn cầu, biến nền kinh tế thế giới thành một hệ thống sinh thái kép kín và bền vững, phát triển một cách không loại trừ lợi ích. Chúng ta có các cuộc hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng như chúng tôi đã đề cập ở trên, cần có thêm hoặc tích hợp vào đó vai trò của các vị lãnh tụ tôn giáo, khoa học và văn hóa.
Diễn đàn truyền thông toàn cầu
Thế giới đang cần một siêu think tank mới, một diễn đàn mới về truyền thông toàn cầu để hướng đến việc hình thành một mạng lưới xã hội tri thức toàn cầu cùng hướng đến giá trị sáng tạo có trách nhiệm.
Think tank này sẽ tập hợp các bộ não hàng đầu thế giới, cùng đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá mới dựa trên bối cảnh hài hòa hóa và giá trị trung tâm sáng tạo có trách nhiệm cho các nhóm quyền lực, các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới; sử dụng hạ tầng và sự phát triển của mạng xã hội toàn cầu để kết nối và tạo ra sự giám sát xã hội đối với các tiêu chuẩn mới; đồng thời, đó cũng chính là cơ chế để tập hợp và huy động nguồn lực đại chúng nhằm hỗ trợ thực hiện các sáng kiến mới.
Với nguồn lực và tầm ảnh hưởng của các quý vị ở đây, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một diễn đàn sáng tạo có trách nhiệm cho thế giới hài hòa và phát triển bền vững.
Nếu thực hiện được điều đó, đây sẽ là sự nâng cấp ý nghĩa của cơ chế Hội nghị của chúng ta ở đây. Với sự có mặt hết sức đa dạng của các khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, ý thức hệ, trình độ phát triển,... nhưng lại đang là khu vực có tốc độ phát triển cao trên thế giới, cũng như có vị trí địa chính trị hết sức chiến lược trên thế giới hiện nay; Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ là địa bàn thích hợp nhất để tồ chức diễn đàn thường niên này, và đây cũng là địa bàn thích hợp nhất để thực thi các mô hình mẫu cho lý thuyết phát triển hài hòa và không xung đột nêu trên.
Biểu tượng cà phê
Một là, với thuộc tính tạo ra tỉnh thức, năng cao khả năng tập trung và kích thích sự sáng tạo của mình; cà phê đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong như một nguồn năng lượng chủ đạo cho hàng loạt các phát minh, sáng kiến, các cuộc cách mạng quan trọng của loài người trên mọi lĩnh vực của đời sống mà không một loại thực phẩm nào có thể sánh bằng.
Cà phê chính là năng lượng cho sáng tạo của quá khứ và hiện tại, trong tương lai năng lực sáng tạo này lại ngày càng trở nên cần thiết và sống còn. Hai là, ngày nay, cà phê ngày càng đóng vai trò quan trọng kết nối nhân loại, kết nối các quốc gia, các nền văn hóa và văn minh, kết nối các tổ chức xuyên quốc gia. Hiện tại trên thế giới đang có trên 2,5 tỷ người dùng cà phê không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, dân tộc, quốc gia, ý thức hệ chính trị,..
"Chúng ta có thể nhìn ra viễn cảnh về một cộng đồng cà phê toàn cầu, bao gồm những người sành cà phê, cùng sáng tạo có trách nhiệm, cùng thành công bền vững để cứu thế. "
Ngành cà phê là một ngành có giá trị trao đổi hàng hóa cơ bản chỉ đứng thứ hai sau dầu lửa, có khả năng liên kết và kết nối các quốc gia với nhau, trở thành một hình mẫu liên kết toàn cầu theo mô hình kinh tế bền vững của một hệ sinh thái cân bằng. Do vậy, cà phê có điều kiện thuận lợi nhất để kết nối và phát triển nhân loại đến một thế giới mới phồn vinh, tiến bộ và hạnh phúc hơn.
Lý do cuối cùng, toàn bộ các sáng kiến chúng tôi nêu ra từ đây hoàn toàn xuất phát từ cà phê, và rõ ràng là cà phê sẽ là phương tiện truyền tải các giá trị sáng tạo có trách nhiệm đến cho từng cá nhân, từng đơn vị quốc gia, và từng tổ chức xã hội nghề nghiệp toàn cầu.
Tới đây, chúng ta có thể nhìn ra viễn cảnh về một cộng đồng cà phê toàn cầu, bao gồm những người sành cà phê, cùng sáng tạo có trách nhiệm, cùng thành công bền vững để cứu thế. Đây rõ ràng là một cộng đồng hùng mạnh và tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại.
Chúng tôi gọi đây là tinh thần cà phê mà tất cả chúng ta đều cùng chia sẻ và gặp gỡ nhau ở đó. Và tại sao khi đó chúng ta không kết nối hơn 2,5 tỷ công dân cà phê đó để hình thành một nền dân chủ cà phê toàn cầu? Khi đó, tôi tin rằng, toàn bộ các vấn đề rắc rối nhất của nhân loại hiện nay đều sẽ được giải quyết triệt để.
Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả, người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Đây là bản rút ngắn của tham luận được tác giả đọc tại Hội thảo Thiết lập nghị sự quốc tế lần thứ 13 diễn ra từ ngày 1-3/11/2012 tại Luzern, Thụy Sĩ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten