Trục Matxcơva và Teheran tại Trung Đông
Giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Teheran, ngày 23/11/2015.REUTERS
Chuyến viếng thăm của Tổng thống Nga tại Iran ngày 23/11/2015, tuy ngắn ngủi, nhưng là một thông điệp dứt khoát cảnh báo Tây phương không được can thiệp vào nội tình Syria. Sự sống còn của chế độ Damas, hơn bao giờ hết, được trục Nga-Iran bảo vệ quyết liệt.
Sau cuộc gặp gỡ khoảng một giờ ba mươi phút giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và giáo chủ Iran, Ayatollah Khamenei tại Teheran, hai bên đã « hoàn toàn » có cùng quan điểm về tình hình Syria, nhất là « tính chất không thể chấp nhận được của các âm mưu can thiệp từ bên ngoài để áp đặt một giải pháp chính trị ». Cụm từ trên đây là do phát ngôn viên điện Kremlin cung cấp cho báo chí quốc tế.
Theo đài truyền hình Rossia-24, do nhà nước kiểm soát, Tổng thống Putin tuyên bố sau cuộc thảo luận với lãnh đạo tối cao Iran như sau : « Không ai có thể và có quyền từ bên ngoài bắt buộc người dân Syria chấp nhận một chính quyền tại Syria. Chỉ có người dân mới có quyền định đoạt ».
Lời tuyên bố này, theo AFP, mang ý nghĩa dứt khoát khước từ đòi hỏi của các cường quốc Tây phương Mỹ, Pháp và khu vực Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, theo đó, nhà độc tài Bachar al Assad, không có tính chính đáng lãnh đạo đất nước, phải ra đi.
Tại Syria, với sức mạnh của không quân Nga, vũ khí của Nga, lực lượng vệ binh Hồi giáo của Iran, lực lượng Hồi giáo võ trang Hezbollah-Liban do Iran tài trợ, và quân đội chính phủ Damas, từ thế bị áp đảo dần dần lấy lại thế quân bình trước đối thủ Daech, Al Qaida và đối lập do Tây phương hậu thuẫn.
Từ sau vụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo đặt bom phá hủy máy bay dân sự Nga trên vùng trời Ai Cập vào cuối tháng 10 và gần đây nhất là loạt khủng bố tại Paris, Tây phương và Nga có dấu hiệu muốn hợp tác để diệt khủng bố.
Trong cuộc họp tại Vienna hồi giữa tháng 11 quy tụ khoảng 20 nước, các quốc gia chủ chốt như Pháp, Mỹ, Nga, Iran đã đồng ý một kế hoạch đầy cao vọng là tổ chức được một cuộc hòa đàm trước ngày 01/01/2016 nhằm vãn hồi hòa bình tại Syria. Tuy nhiên, cho dù các bên thỏa thuận về một chính phủ chuyển tiếp, Nga và Iran vẫn không chấp nhận « hy sinh » Tổng thống Bachar al Assad.
Theo AFP, lập luận của Giáo chủ Khamenei như sau : Kế hoạch lâu dài của Mỹ là thống trị Syria và sau đó là kiểm soát toàn khu vực. Đây là một mối đe dọa lớn cho Iran và Nga.
Cũng theo lời giáo chủ Hồi giáo Iran, thì khủng bố Hồi giáo, hiểu theo nghĩa là phe Suni, nếu không bị tiêu diệt, sẽ mở rộng địa bàn hoạt động sang Trung Á. Lãnh đạo Iran còn cho rằng Tổng thống Syria là « do dân bầu lên » và Hoa Kỳ không được quên sự « lựa chọn dân chủ » này.
Lời tuyên bố này không khác chi lập luận của Tổng thống Nga khi ra lệnh cho quân đội can thiệp vào Syria lúc quân đội Damas thua khắp mặt trận.
Vào lúc Tổng thống Pháp bắt đầu cuộc vận động thành lập một liên minh quốc tế rộng lớn, và sẽ đến Matxcơva vào thứ Năm 26/11, những tuyên bố từ Teheran cho thấy rõ hơn thế chủ động của trục Nga-Iran.
Theo chuyên gia Pháp François Burgat, những nước giúp chế độ Syria ra tay một cách nghiêm túc và cứ thẳng một lập trường. Ngược lại, phía Tây phương, hậu thuẫn đối lập ôn hòa, thì luôn bị chi phối vì đạo lý.
Theo AFP, chính phủ Pháp vẫn chưa quên quyết định « thối lui » vào giờ chót của Tổng thống Obama vào năm 2013 trước lúc oanh tạc Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151124-truc-matxcova-va-teheran-tai-trung-dong
Theo đài truyền hình Rossia-24, do nhà nước kiểm soát, Tổng thống Putin tuyên bố sau cuộc thảo luận với lãnh đạo tối cao Iran như sau : « Không ai có thể và có quyền từ bên ngoài bắt buộc người dân Syria chấp nhận một chính quyền tại Syria. Chỉ có người dân mới có quyền định đoạt ».
Lời tuyên bố này, theo AFP, mang ý nghĩa dứt khoát khước từ đòi hỏi của các cường quốc Tây phương Mỹ, Pháp và khu vực Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, theo đó, nhà độc tài Bachar al Assad, không có tính chính đáng lãnh đạo đất nước, phải ra đi.
Tại Syria, với sức mạnh của không quân Nga, vũ khí của Nga, lực lượng vệ binh Hồi giáo của Iran, lực lượng Hồi giáo võ trang Hezbollah-Liban do Iran tài trợ, và quân đội chính phủ Damas, từ thế bị áp đảo dần dần lấy lại thế quân bình trước đối thủ Daech, Al Qaida và đối lập do Tây phương hậu thuẫn.
Từ sau vụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo đặt bom phá hủy máy bay dân sự Nga trên vùng trời Ai Cập vào cuối tháng 10 và gần đây nhất là loạt khủng bố tại Paris, Tây phương và Nga có dấu hiệu muốn hợp tác để diệt khủng bố.
Trong cuộc họp tại Vienna hồi giữa tháng 11 quy tụ khoảng 20 nước, các quốc gia chủ chốt như Pháp, Mỹ, Nga, Iran đã đồng ý một kế hoạch đầy cao vọng là tổ chức được một cuộc hòa đàm trước ngày 01/01/2016 nhằm vãn hồi hòa bình tại Syria. Tuy nhiên, cho dù các bên thỏa thuận về một chính phủ chuyển tiếp, Nga và Iran vẫn không chấp nhận « hy sinh » Tổng thống Bachar al Assad.
Theo AFP, lập luận của Giáo chủ Khamenei như sau : Kế hoạch lâu dài của Mỹ là thống trị Syria và sau đó là kiểm soát toàn khu vực. Đây là một mối đe dọa lớn cho Iran và Nga.
Cũng theo lời giáo chủ Hồi giáo Iran, thì khủng bố Hồi giáo, hiểu theo nghĩa là phe Suni, nếu không bị tiêu diệt, sẽ mở rộng địa bàn hoạt động sang Trung Á. Lãnh đạo Iran còn cho rằng Tổng thống Syria là « do dân bầu lên » và Hoa Kỳ không được quên sự « lựa chọn dân chủ » này.
Lời tuyên bố này không khác chi lập luận của Tổng thống Nga khi ra lệnh cho quân đội can thiệp vào Syria lúc quân đội Damas thua khắp mặt trận.
Vào lúc Tổng thống Pháp bắt đầu cuộc vận động thành lập một liên minh quốc tế rộng lớn, và sẽ đến Matxcơva vào thứ Năm 26/11, những tuyên bố từ Teheran cho thấy rõ hơn thế chủ động của trục Nga-Iran.
Theo chuyên gia Pháp François Burgat, những nước giúp chế độ Syria ra tay một cách nghiêm túc và cứ thẳng một lập trường. Ngược lại, phía Tây phương, hậu thuẫn đối lập ôn hòa, thì luôn bị chi phối vì đạo lý.
Theo AFP, chính phủ Pháp vẫn chưa quên quyết định « thối lui » vào giờ chót của Tổng thống Obama vào năm 2013 trước lúc oanh tạc Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151124-truc-matxcova-va-teheran-tai-trung-dong
Syria: trọng tâm chuyến công du Iran của Tổng thống Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Iran Hassan Rouhani tại Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở thủ đô Bishkek, 13/09/2013.REUTERS/Mikhail Klimentyev/RIA Novosti/Kremlin
Teheran và Matxcơva là hai điểm tựa quan trọng của chế độ Damas. Ngày 23/11/2015 Tổng thống Nga Vladimir Putin hội kiến lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và Tổng thống Hassan bên lề hội nghị các quốc gia xuất khẩu khí đốt. Syria và các hợp đồng mua bán vũ khí là trọng tâm các cuộc trao đổi giữa lãnh đạo Nga và Iran.
Thông tín viên đài RFI từ Matxcơva Muriel Pomponne cho biết thêm thông tin :
« Đây là một chuyến công du chớp nhoáng, nhưng lại có tầm mức hết sức quan trọng. Tổng thống Vladimir Putin sẽ lần lượt hội kiến với đồng nhiệm Rohani và giáo chủ Ali Khamenei, người thực sự nắm quyền tại Iran. Tổng thống Nga và lãnh tụ tối cao Iran gặp nhau lần cuối là vào năm 2007. Khi đó Matxcơva và Teheran ký kết một thỏa thuận để Matxcơva cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S300 cho Iran. Nhưng rồi do Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran, Nga đã phải đình chỉ hợp đồng với khách hàng. Teheran đã phản đối quyết định của Matxcơva khi đó và đưa hồ sơ này ra trước một tòa án trọng tài quốc tế.
Tất cả những khúc mắc đó đang chìm vào quên lãng. Với thỏa thuận về hạt nhân mà Iran đã đạt được với cộng đồng quốc tế vào tháng 07/2015, không có gì gây trở ngại cho việc Nga cung cấp tên lửa S300 cho Iran và như vậy hóa giải được bất hòa giữa đôi bên.
Trên thực tế, Matxcơva và Teheran chưa bao giờ cắt đứt bang giao nhưng Nga và Iran chỉ thực sự xích lại gần nhau để giải quyết khủng hoảng Syria. Vì những động lực khác nhau, cả hai quốc gia này cùng yểm trợ chính quyền của Tổng thống Bachar al Assad. Đối với Teheran, điều quan trọng là ủng hộ một đồng minh. Còn Matxcơva thì muốn qua Syria để giành lại một vị trí quan trọng ở Trung Cận Đông.
Đương nhiên, các nước Ả Rập không tán đồng trục Teheran-Matxcơva. Có lẽ đây là điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải giải thích khi tiếp Quốc vương Jordani vào ngày mai tại Sotchi ».
Về phía Hoa Kỳ, hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã tới thủ đô Abou Dhabi để đàm phán về hòa bình cho Syria. Tại đây, ngoài hoàng thân kế nghiệp và Ngoại trưởng của Abou Dhabi, ông John Kerry mong gặp các nhà lãnh đạo Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, với mục đích là thành lập một phái đoàn đối lập Syria chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về hòa bình sắp tới với chế độ Damas.
Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Israel và các vùng lãnh thổ Palestin để tìm cách xoa dịu tình hình và chấm dứt bạo lực giữa hai dân tộc tại khu vực này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151123-syria-iran-nga-qt
« Đây là một chuyến công du chớp nhoáng, nhưng lại có tầm mức hết sức quan trọng. Tổng thống Vladimir Putin sẽ lần lượt hội kiến với đồng nhiệm Rohani và giáo chủ Ali Khamenei, người thực sự nắm quyền tại Iran. Tổng thống Nga và lãnh tụ tối cao Iran gặp nhau lần cuối là vào năm 2007. Khi đó Matxcơva và Teheran ký kết một thỏa thuận để Matxcơva cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S300 cho Iran. Nhưng rồi do Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran, Nga đã phải đình chỉ hợp đồng với khách hàng. Teheran đã phản đối quyết định của Matxcơva khi đó và đưa hồ sơ này ra trước một tòa án trọng tài quốc tế.
Tất cả những khúc mắc đó đang chìm vào quên lãng. Với thỏa thuận về hạt nhân mà Iran đã đạt được với cộng đồng quốc tế vào tháng 07/2015, không có gì gây trở ngại cho việc Nga cung cấp tên lửa S300 cho Iran và như vậy hóa giải được bất hòa giữa đôi bên.
Trên thực tế, Matxcơva và Teheran chưa bao giờ cắt đứt bang giao nhưng Nga và Iran chỉ thực sự xích lại gần nhau để giải quyết khủng hoảng Syria. Vì những động lực khác nhau, cả hai quốc gia này cùng yểm trợ chính quyền của Tổng thống Bachar al Assad. Đối với Teheran, điều quan trọng là ủng hộ một đồng minh. Còn Matxcơva thì muốn qua Syria để giành lại một vị trí quan trọng ở Trung Cận Đông.
Đương nhiên, các nước Ả Rập không tán đồng trục Teheran-Matxcơva. Có lẽ đây là điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải giải thích khi tiếp Quốc vương Jordani vào ngày mai tại Sotchi ».
Về phía Hoa Kỳ, hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã tới thủ đô Abou Dhabi để đàm phán về hòa bình cho Syria. Tại đây, ngoài hoàng thân kế nghiệp và Ngoại trưởng của Abou Dhabi, ông John Kerry mong gặp các nhà lãnh đạo Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, với mục đích là thành lập một phái đoàn đối lập Syria chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về hòa bình sắp tới với chế độ Damas.
Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Israel và các vùng lãnh thổ Palestin để tìm cách xoa dịu tình hình và chấm dứt bạo lực giữa hai dân tộc tại khu vực này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151123-syria-iran-nga-qt
Nga sẽ đề nghị cung cấp tên lửa S-300 cho Iran
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay với người đồng nhiệm Iran Hassan Rouhani (T) trong cuộc gặp ở Bishkek, Kirghizstan, nhân Hội nghi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày 13,/09/2013.REUTERS/Mikhail Klimentyev/RIA Novosti/Kremlin
Báo Nga Kommersant, dẫn nguồn tin từ điện Kremlin, cho biết, Nga sẽ đề xuất bán hệ thống tên lửa hiện đại S-300 và xây dựng lò phản ứng hạt nhân thứ hai tại nhà máy điện Bouchehr cho Iran.
Bên lề Hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, khai mạc ngày hôm nay, 13/09/2013, tại Bichkek, Kirghizstan, Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với tân Tổng thống Iran Hassan Rohani và sẽ đưa ra các đề nghị cung cấp tên lửa S-300, xây dựng lò phản ứng hạt nhân thứ hai cho Iran.
Theo báo Kommersant, đề nghị của Nga bao gồm việc bán 5 dàn phóng tên lửa S-300 Antei-2500, một phiên bản mới để xuất khẩu, của loại tên lửa S-300, với điều kiện Teheran rút bỏ đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport về việc hủy bỏ hợp đồng được ký kết trước đó giữa hai nước.
Năm 2007, Nga ký với Iran hợp đồng cung cấp tên lửa S-300 có khả năng bắn chặn hỏa tiễn hoặc máy bay, với tổng giá trị lên tới 800 triệu đô la. Nga đã phải hủy bỏ hợp đồng này năm 2010, chiểu theo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran, do việc nước này thực hiện chương trình hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ là có ý đồ chế tạo vũ khí nguyên tử.
Iran đã kiện Nga ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Geneve (Thụy Sĩ) và đòi bồi thường thiệt hại 4 tỷ đô la.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội – chính trị Nga, ông Vladimir Evseiev, cho biết, theo một nghị định hướng dẫn thi hành nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, do Tổng thống Nga thời đó ký, ông Dmitri Medvedev, thì tên lửa S-300 Antei-2500 không nằm trong danh mục bị trừng phạt.
Cũng trong cuộc gặp hôm nay, phía Nga nói sẵn sàng ký với Iran một hợp đồng xây dựng lò phản ứng thứ hai cho nhà máy điện Bouchehr. Cơ sở này do Nga thực hiện, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Israel và bắt đầu sản xuất điện từ năm 2011.
Nguồn tin của báo Kommersant nhận định là dự án này không có lãi về kinh tế, nhưng mang tính chất chính trị.
Phát ngôn viên điện Kremlin đã khẳng định là nguyên thủ Nga – Iran thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử », đặc biệt là tại nhà máy Bouchehr và « những vấn đề hợp tác quân sự-kỹ thuật ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130913-nga-se-de-nghi-cung-cap-ten-lua-s-300-cho-iran
Theo báo Kommersant, đề nghị của Nga bao gồm việc bán 5 dàn phóng tên lửa S-300 Antei-2500, một phiên bản mới để xuất khẩu, của loại tên lửa S-300, với điều kiện Teheran rút bỏ đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport về việc hủy bỏ hợp đồng được ký kết trước đó giữa hai nước.
Năm 2007, Nga ký với Iran hợp đồng cung cấp tên lửa S-300 có khả năng bắn chặn hỏa tiễn hoặc máy bay, với tổng giá trị lên tới 800 triệu đô la. Nga đã phải hủy bỏ hợp đồng này năm 2010, chiểu theo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran, do việc nước này thực hiện chương trình hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ là có ý đồ chế tạo vũ khí nguyên tử.
Iran đã kiện Nga ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Geneve (Thụy Sĩ) và đòi bồi thường thiệt hại 4 tỷ đô la.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội – chính trị Nga, ông Vladimir Evseiev, cho biết, theo một nghị định hướng dẫn thi hành nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, do Tổng thống Nga thời đó ký, ông Dmitri Medvedev, thì tên lửa S-300 Antei-2500 không nằm trong danh mục bị trừng phạt.
Cũng trong cuộc gặp hôm nay, phía Nga nói sẵn sàng ký với Iran một hợp đồng xây dựng lò phản ứng thứ hai cho nhà máy điện Bouchehr. Cơ sở này do Nga thực hiện, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Israel và bắt đầu sản xuất điện từ năm 2011.
Nguồn tin của báo Kommersant nhận định là dự án này không có lãi về kinh tế, nhưng mang tính chất chính trị.
Phát ngôn viên điện Kremlin đã khẳng định là nguyên thủ Nga – Iran thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử », đặc biệt là tại nhà máy Bouchehr và « những vấn đề hợp tác quân sự-kỹ thuật ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130913-nga-se-de-nghi-cung-cap-ten-lua-s-300-cho-iran
Nga và Iran tăng cường hợp tác kinh tế
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov tại Matxcơva, 29/08/2014.REUTERS/Maxim Zmeyev
Là hai nước đều đang bị phương Tây trừng phạt thương mại, Nga và Iran gia tăng hợp tác kinh tế nhằm thiết lập một đối tác chiến lược mới đối đầu với các nước Âu Mỹ.
Hôm qua 09/09/2014, Matxcơva và Teheran đã ký tắt một loạt thỏa thuận nhằm tăng gấp 10 lần trong vòng hai năm trao đổi mậu dịch giữa hai nước, hiện nay là khoảng 1,5 tỉ đôla. Theo lời Bộ trưởng Năng lượng Nga, tổng trị giá của các dự án hợp tác lên tới 70 tỉ euro.
Nhưng hai nước cũng đang cố tìm những thị trường mới để né các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nhắm vào Iran vì nước này duy trì chương trình hạt nhân, nhắm vào Nga vì nước này yểm trợ phiến quân ly khai ở Ukraina.
Theo một nhà ngoại giao phương Tây được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, tuy có quan hệ lịch sử « phức tạp » và vẫn còn nghi ngờ nhau, Matxcơva và Teheran lại có những quyền lợi tương đồng.
Vào lúc quan hệ với Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đang căng thẳng, Nga muốn tìm những đối tác mới. Matxcơva đã ngưng nhập khẩu thực phẩm của Mỹ và châu Âu nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp châu Âu và Washington.
Về phần Iran, thị trường Nga giống như là một thứ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp mà đàm phán về hạt nhân với nhóm 5+1 ( Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Nga ) không đạt kết quả. Teheran cũng đang gia tăng hợp tác với các nước láng giềng Irak, Thổ Nhĩ Kỳ và Oman, cũng như với Trung Quốc và Ấn Độ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140910-nga-va-iran-tang-cuong-hop-tac-kinh-te
Nhưng hai nước cũng đang cố tìm những thị trường mới để né các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nhắm vào Iran vì nước này duy trì chương trình hạt nhân, nhắm vào Nga vì nước này yểm trợ phiến quân ly khai ở Ukraina.
Theo một nhà ngoại giao phương Tây được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, tuy có quan hệ lịch sử « phức tạp » và vẫn còn nghi ngờ nhau, Matxcơva và Teheran lại có những quyền lợi tương đồng.
Vào lúc quan hệ với Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đang căng thẳng, Nga muốn tìm những đối tác mới. Matxcơva đã ngưng nhập khẩu thực phẩm của Mỹ và châu Âu nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp châu Âu và Washington.
Về phần Iran, thị trường Nga giống như là một thứ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp mà đàm phán về hạt nhân với nhóm 5+1 ( Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Nga ) không đạt kết quả. Teheran cũng đang gia tăng hợp tác với các nước láng giềng Irak, Thổ Nhĩ Kỳ và Oman, cũng như với Trung Quốc và Ấn Độ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140910-nga-va-iran-tang-cuong-hop-tac-kinh-te
Geen opmerkingen:
Een reactie posten