donderdag 26 november 2015

Cuộc sống khó khăn của người Việt ở Thái Lan

Cuộc sống khó khăn của người Việt ở Thái Lan

Người Việt Nam hiện đang cư ngụ ở Thái Lan hiện nay lên tới hơn trăm ngàn.
Nhã Trân, phóng viên RFA-Bangkok
2009-03-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
cuộc sống đầy khó khăn và bất trắc tại xứ người
Đã vài mươi năm qua và hàng ngàn người Việt đến Thái sau năm 1975 vẫn đắm chìm trong cuộc sống đầy khó khăn và bất trắc tại xứ người.
Photo: RFA
Nhiều người trong số này rời quê hương đã vài mươi năm nay nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định.  Nhã Trân tìm hiểu hoàn cảnh của họ qua trao đổi với một số đồng bào tại Thái.

Theo một số nghiên cứu của Thái Lan cũng như của Việt Nam, hiện có ít nhất trên 100,000 người Việt đang định cư ở Thái. 

Hơn 100,000 người Việt hiện sinh sống ở Thái Lan

Theo một số nghiên cứu của Thái Lan cũng như của Việt Nam, hiện có ít nhất trên 100,000 người Việt đang định cư ở Thái.  Đến Thái kể từ giữa thế kỷ 17, những người ấy rời quê hương qua nhiều đợt và bởi những lý do khác nhau, trong đó các đợt di cư đông đảo nhất được kể là đợt lánh nạn của tín đồ Thiên Chúa Giáo dưới triều nhà Nguyễn và đợt đào thoát của thường dân và những nhà cách mạng chống Pháp vào thời bảo hộ.   
Đợt di cư gần đây nhất được cho là đợt di cư kéo dài từ năm 1975 mà hầu hết những người bỏ nước ra đi có lý do là phải trốn chạy sự đàn áp, truy bức của chính quyền.  Không một nghiên cứu chính thức nào được thực hiện vì thế không thể biết số người này là khoảng bao  nhiêu, tuy nhiên sự hiện hữu của họ tại Thái được ghi nhận. 
Đa số những kiều dân Việt bị xem là thuộc diện nhập cư vào Thái bất hợp pháp. Không có giấy tờ hộ thân hợp lệ, họ phải thường trực đối diện với khó khăn trong mọi sinh hoạt, từ ngụ cư đến làm ăn, nhưng quan trọng hơn hết là có thể bị bắt và cưỡng giải về Việt Nam, mà theo họ thì sau đó sẽ bị trừng phạt bởi chính quyền.

Đa số những kiều dân Việt bị xem là thuộc diện nhập cư vào Thái bất hợp pháp. Không có giấy tờ hộ thân hợp lệ, họ phải thường trực đối diện với khó khăn trong mọi sinh hoạt, từ ngụ cư đến làm ăn, nhưng quan trọng hơn hết là có thể bị bắt và cưỡng giải về Việt Nam, mà theo họ thì sau đó sẽ bị trừng phạt bởi chính quyền.


Cuộc sống đầy khó khăn và bất trắc

Đa số người Việt ở Thái tập trung ở khu vực đông bắc.   Một lượng đông đảo khác thì ngụ tại thủ đô.  Một thanh niên quê quán Châu Đốc, sống ở Bangkok đã gần 10 năm, tâm sự rằng trường hợp của anh không đến nỗi nào sau khi lập gia đình với người bản xứ và sau đó kiếm sống với việc bán tạp hóa ở một khu phố đông người:

Người Thái họ không cho mình buôn bán.  Muốn buôn bán phải có vợ người Thái, hay do người Thái đứng tên.  Ở bên này sinh sống cũng khổ lắm.  Mỗi tháng tôi phải đi làm lại visa, chứ không phải như người Miên được làm giấy nguyên năm hay là 4 năm.
Một thanh niên quê Châu Đốc


Tôi ở Bangkok cũng 8 năm rồi.  Qua đây thì buôn bán kiểu trốn tránh, chứ không buôn bán được như người Thái, vì visa của tôi là visa du lịch.  Người Thái họ không cho mình buôn bán.  Muốn buôn bán phải có vợ người Thái, hay do người Thái đứng tên.  Ở bên này sinh sống cũng khổ lắm.  Mỗi tháng tôi phải đi làm lại visa, chứ không phải như người Miên được làm giấy nguyên năm hay là 4 năm.   Tôi phải làm giấy lại hàng tháng, 40,000 Thái mỗi tháng.  Hàng tháng phải đóng thuế cho họ.”
Trường hợp người thanh niên Châu Đốc vừa rồi không nhiều.  Có thể nói đa số những người Việt chạy sang Thái trong những năm gần đây đều gặp khó khăn.  Một phụ nữ đã lục tuần là bà Thùy, tạm cư ở Chieng Mai đã vài mươi năm nhưng vẫn không có giấy tờ hợp pháp, tâm sự:

Tôi qua Thái Lan từ những năm 1970.  Hồi trước tôi ở chỗ chợ Vườn Chuối, chồng đi lính rồi chết. Ba mẹ con sống  không có giấy tờ, thêm một thằng cháu nữa.  Rồi khi nào lỡ mà có đụng chuyện, cảnh sát bắt, thì phải đóng 9,000 đồng.  Mỗi người là 3,000.
Bà Thùy, tạm cư ở Chieng Mai


Tôi qua Thái Lan từ những năm 1970.  Hồi trước tôi ở chỗ chợ Vườn Chuối.  Chồng đi lính rồi chết, thành thử ra sau này người ta  đưa tôi đi vùng kinh tế mới.  Đi kinh tế mới tôi chịu không nổi nên bỏ về khu vực Lê Hồng Phong ở.  Ba mẹ con sống  không có giấy tờ, thêm một thằng cháu nữa.  Rồi khi nào lỡ mà có đụng chuyện, cảnh sát bắt, thì phải đóng 9,000 đồng.  Mỗi người là 3,000.
Cuộc sống khó khăn, lúc này cũng không được khoẻ.  Tôi mượn tiền người ta đi buôn bán.  Lúc đầu thì đi làm công cho người ta thì mất, lạc một thằng con.  Người ta nói dẫn nó đi làm ở biển ở đâu không biết rồi lạc mất, không biết tung tích.  Tới bây giờ thì  không  được tin tức gì của nó hết.  Rồi mẹ con mới lần hồi đi làm công, rồi có nhiều người người ta chỉ dẫn cho đi buôn bán.  Thành ra mượn tiền đi buôn bán cho tới bây giờ.
Cái khó khăn là vụ mình trốn tránh, không có giấy tờ.  Khi nào bị bắt thì phải tốn tiền.  Lúc này bán thì quá khổ.  Tiền nhà thiếu lên thiếu xuống.”

Trục xuất trở về Việt nam

Trong số dân Việt trốn qua Thái kể từ năm 1975 có cả những người từng phục vụ trong quân đội.  Một cựu quân nhân binh chủng Dù của miền Nam cho hay tình cảnh của gia đình ông ở Bangkok sau không được LHQ nhận cho tỵ nạn nhân đạo:

Tôi bỏ Việt Nam ra đi là năm 1981.  Sau đó tôi sống ở Campuchia được 15 năm.  Tôi đến Thái Lan được 7 năm rồi.  Tôi đi bán những chiếc kẹp tóc, loại kẹp tóc cho con nít, được khoảng 100 hay 120 Baht một ngày.  Đi bán từ 4 giờ sáng mà cho tới 5 giờ chiều mới về được tới nhà. 
Một cựu quân nhân miền Nam


Tôi bỏ Việt Nam ra đi là năm 1981.  Sau đó tôi sống ở Campuchia được 15 năm.  Tôi đến Thái Lan được 7 năm rồi.  Tôi đi bán những chiếc kẹp tóc, loại kẹp tóc cho con nít, được khoảng 100 hay 120 Baht một ngày.  Đi bán từ 4 giờ sáng mà cho tới 5 giờ chiều mới về được tới nhà. 
Tôi ở đây chỉ có hai vợ chồng già thôi.  Vợ tôi năm nay cũng 60 tuổi rồi.  Bây giờ bà ấy bị rớt Cao ủy [Tị nạn] thì bà ấy như là mất trí, con người cứ như là mất hồn, không dám ra khỏi nhà.  Nhiều khi 2, 3 tháng cũng không dám ra khỏi phòng nữa.  Người bà ấy xanh xao, không biết làm sao mà nói. Bà ấy khóc với tôi biết là bao nhiêu, kêu tôi ở lại.  Nhưng mà tôi ở lại đây thì không được, vì cảnh sát không biết ngày nào họ sẽ hốt.  Mà họ đã hốt thì không có đường mà ra đâu.  Cho nên chúng tôi bây giờ là rất khó khăn. 
Hôm nay tôi phải chuẩn bị dời nhà bởi vì cảnh sát ruồng bố quá, không thể ở lại được.  Bây giờ họ đi ruồng bố cả ban ngày lẫn ban đêm.  Mà nếu họ bắt được những người Việt Nam này, chẳng hạn như tôi, thì họ sẽ gửi thẳng về bên Việt Nam luôn.  Bởi vì hiện nay cảnh sát của Việt Nam họ đã thò tay qua tới Thái Lan rồi.  Mới đây vừa có một ông bác sĩ bị bắt cóc đưa về bên đó khoảng mấy tháng, bây giờ không biết ra sao rồi.  Ông đó là người Việt Nam.”

Cuộc sống của chúng tôi bây giờ không biết sống chết ra sao nữa.  Cho nên tôi cứ ngậm ngùi hoài.  Bây giờ trở về nước cũng không được, mà ở lại đây cũng không xong.  Bây giờ tôi không biết sẽ ra sao cái cuộc sống của tôi hiện nay.
Một cựu quân nhân miền Nam


Chúng tôi hiện giờ quá khó khăn.  Cho nên cái cơ cực của chúng tôi đã quá già dặn.  Chúng tôi không biết phải làm sao, vì những người như chúng tôi bây giờ là những người vô tổ quốc.  Bây giờ chúng tôi không biết là tổ quốc chúng tôi nằm ở đâu. 
Cuộc sống của chúng tôi bây giờ không biết sống chết ra sao nữa.  Cho nên tôi cứ ngậm ngùi hoài.  Bây giờ trở về nước cũng không được, mà ở lại đây cũng không xong.  Bây giờ tôi không biết sẽ ra sao cái cuộc sống của tôi hiện nay.
Đã vài mươi năm qua và hàng ngàn người Việt đến Thái sau năm 1975 vẫn đắm chìm trong cuộc sống đầy khó khăn và bất trắc tại xứ người.  Trong khát khao và mòn mỏi trước hy vọng định cư, nhiều mảnh đời kém may mắn hiện đang tự hỏi không biết đến bao giờ họ mới thoát khỏi cảnh đời trôi nổi gian truân. 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten