zaterdag 28 november 2015

Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

Việt-Trung ký hiệp định thác Bản Giốc

  • 27 tháng 11 2015

Image copyright Bao dien tu cua Chinh phu VN
Image caption Thác Bản Giốc nay do cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc khai thác du lịch

Việt Nam và Trung Quốc vừa chính thức ký Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tàu thuyền tự do đi lại ở cửa sông Ka Long (Bắc Luân).
Được biết hai văn bản này được ký hồi đầu tháng nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hà Nội.
Báo trong nước tường thuật, với việc ký hai văn kiện này, Việt Nam và Trung Quốc đã “khép lại hoàn toàn những tranh chấp do lịch sử để lại, mở ra một thời kỳ hợp tác mới giữa hai nước”.
Khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Ka Long là những khu vực “rất nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời”.
Nhiều năm qua, các khu vực này đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều vòng đàm phán của Ủy ban Liên hợp Phân giới cắm mốc Việt-Trung nhưng chưa giải quyết được.

Sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí giải quyết tổng thể các khu vực tồn đọng trong đó có hai khu vực này bằng giải pháp ‘cả gói’, dựa trên nguyên tắc “công bằng hợp lý, tôn trọng các dấu tích lịch sử, ưu tiên ổn định đời sống cư dân biên giới, phù hợp các văn bản pháp lý do lịch sử để lại”.
Tháng 8/2015, hai bên đã chính thức kết thúc đàm phán.
Hôm 27/11, website VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam viết: “Việc ra đời của Hiệp định tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc đã phần nào giải đáp những thông tin thiếu cơ sở trong dư luận cho rằng toàn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam đã bị mất cho Trung Quốc".
Từng có nhiều dư luận nghi ngờ chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”, tuy chính phủ Việt Nam nhiều lần bác bỏ "thông tin không có cơ sở" này.

Thác đẹp của Việt Nam

Thác Bản Giốc là một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thác là một phần của sông Quây Sơn được chia làm 2 phần, thác chính và thác phụ.
Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.
Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.
Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.
Theo trang web của thành phố Móng Cái, thuộc tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, tên con sông là "Ka Long”
“Trước kia có tên là sông Mang, hay còn gọi là sông Bắc Luân, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng Đông Nam đổ vào vịnh Bắc bộ tại cửa Bắc Luân.”
“Dòng sông “Nhất giang lưỡng quốc” này đã tạo thành biên giới tự nhiên dài 60km giữa thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)”.

Tin liên quan

thứ hai, 16 tháng 4, 2012

Saigontourist xây khách sạn ở Bản Giốc

Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đang phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tiến hành khảo sát cho dự án đầu tư khai thác du lịch tại thác Bản Giốc.
Lãnh đạo Saigontourist đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng để tìm hiểu khả năng 'đầu tư và xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp' tại khu vực gần thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, ông Trần Hùng cho biết đây là một phần trong chủ trương mời gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước "nhằm giúp xây dựng nền kinh tế chung của tỉnh và đặc biệt cho khu vực người thiểu số".
Ông Trần Hùng cho biết các địa điểm được khảo sát sẽ chỉ nằm ở khu vực đất của Việt Nam.
Các dự án phát triển ở khu vực này chắc chắn thu hút chú ý của dư luận, bởi lẽ thác Bản Giốc cùng một số địa điểm khác có liên quan tới tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chính phủ hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008. Sau đó, Hà Nội đã bị chỉ trích là "nhân nhượng quá nhiều" cho Bắc Kinh.

Thỏa thuận biên giới

Thác Bản Giốc, một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là một phần của sông Quây Sơn và được chia làm 2 phần, thác chính và thác phụ.
Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.
Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.
Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.
Việc chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".
Kinh doanh du lịch trước khi có cắm mốc phân định biên giới giữa hai nước tại khu vực này còn nghèo nàn, tuy phía Trung Quốc đã có xây dựng một số khách sạn, nhà nghỉ.
Ông Trần Hùng, Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, cũng nói thêm hiện tại mới đang ở giai đoạn khảo sát, tuy nhiên tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng công ty Saigontourist để hỗ trợ cho dự án này.
Đại diện của Saigontourist đã đi khảo sát tìm hiểu một số địa điểm có tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng này và tùy theo quỹ đất mà địa phương có thể giao, Saigontourist sẽ tiến hành lập dự án về quy mô đầu tư với hy vọng sẽ sớm triển khai dự án.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/04/120416_bangioc_sgtourist_project

Sẽ có khu nghỉ mát 4 sao ở Bản Giốc

Cập nhật: 07:12 GMT - thứ bảy, 8 tháng 12, 2012
Thác Bản Giốc
Tổng công ty Saigontourist vừa làm lễ động thổ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao ở thác Bản Giốc.
Được biết lễ động thổ diễn ra vào sáng thứ Bảy 8/12 tại xã Đạm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là nơi có dòng thác mà Việt Nam chia đôi với Trung Quốc.
Báo Tiền Phong cho hay Khu du lịch cao cấp Sài Gòn - Bản Giốc có tổng diện tích hơn 31 ha.
Giai đoạn một với tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng sẽ hoàn tất cuối năm 2013.
Khi khánh thành, khu nghỉ mát 4 sao nhìn ra thác này sẽ có khách sạn 60 phòng ngủ, 24 khối bungalows, nhà hàng, khu hội nghị, hội thảo, thể thao, vui chơi giải trí, spa, cùng các khu vực hoạt động cắm trại, sinh hoạt ngoài trời...
Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigontourist được dẫn lời nói Khu du lịch Sài Gòn - Bản Giốc "là dự án đầu tiên nằm ở vị trí vừa có thế mạnh thiên nhiên phong cảnh, văn hóa bản địa, vừa mang ý nghĩa đặc biệt về mặt lịch sử".
Các dự án phát triển ở khu vực này chắc chắn thu hút chú ý của dư luận, bởi lẽ thác Bản Giốc cùng một số địa điểm khác có liên quan tới tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chính phủ hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008. Sau đó, Hà Nội đã bị chỉ trích là "nhân nhượng quá nhiều" cho Bắc Kinh.

Thỏa thuận biên giới

Thác Bản Giốc, một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, là một phần của sông Quây Sơn và được chia làm hai phần, thác chính và thác phụ.
Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.
Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.
Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.
Việc chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".
Kinh doanh du lịch trước khi có cắm mốc phân định biên giới giữa hai nước tại khu vực này còn nghèo nàn, tuy phía Trung Quốc đã có xây dựng một số khách sạn, nhà nghỉ.

Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten