zondag 25 oktober 2015

Phát hiện lỗ đen nặng hơn Mặt Trời 12 tỷ lần

Thứ hai, 28/9/2015 | 15:19 GMT+7

Phát hiện hố đen lớn bất thường

Hố đen có kích thước lớn gấp nhiều lần những hố đen thông thường tại các thiên hà tương tự.
SAGE0536AGN-VMC-9964-1443409579.jpg
Thiên hà SAGE0536AGN có hình elip nằm giữa khung hình. Ảnh: RAS
Theo CNN, hố đen được tìm thấy nằm trong thiên hà SAGE0536AGN có kích thước lớn gấp 350 triệu lần Mặt Trời. Tuy nhiên, thiên hà này chỉ lớn gấp 25 tỷ lần so với Mặt Trời. Với tỉ lệ này, hố đen trên lớn gấp 30 lần so với những hố đen thông thường tại thiên hà có kích thước tương ứng.
Hố đen này lớn hơn sự tưởng tượng của các nhà khoa học rất nhiều, xét theo lý thuyết hiện đại về sự tiến hóa của thiên hà. Kính viễn vọng không gian Spitzer của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra thiên hà khoảng 9 tỷ năm tuổi này.
Các nhà thiên văn học ở đại học Keele và Central Lancashire xác nhận sự tồn tại của hố đen ở trung tâm thiên hà SAGE0536AGN bằng cách đo tốc độ luồng khí xoáy quanh nó, sau đó dùng kính viễn vọng lớn Miền nam châu Phi để thu thập dữ liệu nhằm xác định kích thước hố đen. Nghiên cứu trên được công bố trong nguyệt san tháng 9 của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh.
"Thiên hà thường có khối lượng rất lớn, hố đen ở lõi của nó cũng vậy. Tuy nhiên, hố đen này thực sự quá lớn so với thiên hà của nó, lẽ ra nó không thể lớn đến mức như vậy", tiến sĩ Jacco van Loon, nhà vật lý thiên văn ở đại học Keele kiêm tác giả chính của báo cáo cho biết.
Trong thiên hà bình thường, hố đen sẽ tăng trưởng cùng tỷ lệ với thiên hà, nhưng hố đen ở SAGE0536AGN phát triển nhanh hơn rất nhiều, hoặc là thiên hà đó đã ngừng phát triển trước thời hạn.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một thiên hà có hố đen kỳ lạ như vậy. Họ hy vọng sẽ phát hiện thêm được nhiều thiên hà tương tự, để kiểm chứng liệu SAGE0536AGN là "kẻ lập dị", hay đơn giản là đối tượng trong một lớp thiên hà mới.
Hồng Hạnh

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-ho-den-lon-bat-thuong-3286352.html

Thứ sáu, 27/2/2015 | 19:13 GMT+7

Phát hiện lỗ đen lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần

Các nhà thiên văn học phát hiện một siêu lỗ đen được ví như quái vật không gian, có kích thước lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần.
untitled-JPG-1461-1425028141.jpg
Hình mô phỏng chuẩn tinh và hố đen lớn. Ảnh: Shanghai Astronomical Observatory
Theo Washington Post, các nhà khoa học đặt tên vật thể này là SDSS J0100 + 2802. Nó cách chúng ta khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng và hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang.
SDSS J0100 + 2802 có kích thước lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần, chuẩn tinh hay quasar (vật thể phát sáng sinh ra từ lỗ đen khổng lồ) có độ sáng mạnh hơn 420.000 tỷ lần. Nó thậm chí có thể được phát hiện chỉ bằng một kính thiên văn nhỏ. Các nhà khoa học Trung Quốc cùng cộng sự ở Chile và Mỹ đã nghiên cứu và có được hình ảnh độ phân giải cao hơn.
"Làm thế nào mà một lỗ đen lớn như vậy có thể xuất hiện vào thời điểm mới hình thành của vũ trụ? Chúng tôi chưa có giả thuyết nào để giải thích điều này", Xue-Bing Wu, chuyên gia Đại học Bắc Kinh, nói. Lỗ đen có thể hút các dạng vật chất xung quanh với tốc độ cực đại. Mặc dù vậy, bức xạ của chuẩn tinh lẽ ra phải giới hạn quá trình tích tụ này trước khi lỗ đen có kích thước lớn hình thành.
Các chuyên gia cho biết họ sẽ sử dụng chuẩn tinh như một "ngọn hải đăng", giúp xác định nhiều vật thể vũ trụ khác. "Đây là cơ hội tìm hiểu thêm các thông tin về các vật thể giữa ngân hà và chúng ta", Wu nói.
Xuân Dũng

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-lo-den-lon-hon-mat-troi-12-ty-lan-3151359.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten