zaterdag 15 augustus 2015

Khủng hoảng người di cư ở châu Âu

Khủng hoảng người di cư ở châu Âu

  • 55 phút trước
Ảnh do hải quân Ý cung cấp về cứu hộ trên biển Địa Trung Hải hôm 15/08
Ít nhất 40 người di cư đã thiệt mạng trên một chiếc thuyền chở quá tải trên biển Địa Trung Hải, hải quân Ý cho biết.
Khoảng 320 người khác đã được cứu thoát khi chiếc thuyền bị chặn ở ngoài khơi Libya.
Những người chết được tìm thấy trong khoang chứa hàng, được cho là thiệt mạng do hít phải khói thải từ động cơ tàu, thuyền trưởng tàu cứu hộ nói.
Các quan chức châu Âu cho rằng tình trạng người di cư hiện nay, với gần 250.000 người dùng thuyền vượt đại lục châu Âu năm nay, là “trên mức khẩn cấp”.
Tính riêng năm nay, hơn 2.000 người di cư đã thiệt mạng khi cố vượt biển tới châu Âu, theo Liên Hợp Quốc (UN).
Phóng viên James Reynolds của BBC ở Rome nói đây đã trở thành hành trình di dân nguy hiểm nhất thế giới.
Khi được phát hiện ở vị trí khoảng 21 hải lý cách bờ biển Libya và phía nam đảo Lampedusa của Ý, chiếc thuyền đánh cá đã ngập nước.
Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano nói, các nhân viên cứu trợ “vẫn đang đếm số nạn nhân”, nhưng khoảng 320 người đã được cứu thoát, trong đó có 10 phụ nữ và nhiều trẻ em.
Chỉ huy tàu hải quân tham gia vụ cứu hộ nói lính của ông đã phải chứng kiến cảnh đau lòng khi lên chiếc ngư thuyền.
Họ tìm thấy nhiều thi thể trôi nổi trong khoang chứa hàng đã ngập nước cùng xăng dầu và xú uế, ông Massimo Tozzi nói.
Xô xát xảy ra ở đảo Koh, Hy Lạp giữa những người di cư trong lúc cố gắng đăng ký lấy giấy tờ

Các diễn biến khác ở khu vực Đông Địa Trung Hải:

  • Lực lượng canh gác bờ biển ở đảo Kos, Hy Lạp nói với hãng thông tấn Reuters rằng họ đã cứu được hơn 200 người trên nhiều thuyền nhỏ hôm 15/08
  • Chiếc phà được gửi tới Kos để làm nơi đăng ký và tạm trú cho hơn 2.500 người tị nạn vẫn chưa hoạt động dù đã tới nơi được hơn 24 giờ.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150815_europe_migrants_crisis

Người di cư vượt Địa Trung Hải là ai?

  • 9 tháng 6 2015
Hàng ngàn người di cư từ châu Phi và Trung Đông đã cố đến được bờ biển của châu Âu mỗi năm, nhiều người đã phải trải qua một hành trình nguy hiểm trên biển Địa Trung Hải.
Hơn 1800 người chết trên chặng đường này cho đến nay trong năm 2015 - tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Bốn gia đình và cá nhân những người đã thực hiện chuyến đi dài trên biển và đất liền kể lại lý do tại sao họ quyết định rời bỏ nhà cửa ra đi và những gì họ hy vọng ở một tương lai tại châu Âu.
Tuyến đường mà những người di cư đã đi qua

Staf Mustapha, 34 tuổi: đi từ Ghana đến Macedonia

Chặng đường Staf Mustapha đã đi qua để tới châu Âu
  • Vượt một chặng đường: khoảng 7.000km
  • Thời gian: mất 20 tháng
  • Tuyến đường đã đi qua: Ghana - Burkina Faso - Niger - Libya - Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp - Macedonia
Staf và một nhóm người Ghana mà ông đã gặp trên đường đã trải qua nhiều tháng tìm cách vào châu Âu. Họ bắt đầu hành trình của mình trong năm 2013 và một số người trong số họ đã chết do điều kiện khắc nghiệt của vùng sa mạc ở Niger và Chad.
Nếu nguồn thức ăn hay nước uống cạn kiệt dần, những người khác đều miễn cưỡng không muốn chia sẻ vì lo cho sự sống còn của chính họ. Điều này có nghĩa là sẽ phải chứng kiến bạn bè của mình chết, Staf nói.
"Quý vị không thể làm bất cứ điều gì," ông nói, "bởi vì nếu bạn tìm cách cứu họ, bạn đặt mình vào tình thế nguy hiểm và bạn cũng sẽ chết. Nó là như vậy đó.
"Hầu hết bạn bè của chúng tôi chết trên sa mạc."
Staf và bạn anh
Staf đã đi qua nhiều nước trên đường tới châu Âu
Staf và Ali, bạn của ông, kể sau khi đến bờ biển Libya, họ đã đi đến Thổ Nhĩ Kỳ trên một "chiếc thuyền" nhỏ làm bằng cao su với 50 người khác. Ali đã trả cho những kẻ đưa lậu người 700 euro cho chuyến vượt biển đó, nhưng ông nói những người khác còn trả nhiều tiền hơn.
Không có hoa tiêu và người lái thuyền, những người di cư bị bỏ mặc tự xoay xỏa với con thuyền và phó thác cho biển cả.
"Nó thật căng thẳng," Staf nói. "Chuyến đi vô cùng nguy hiểm và có một số người Libya đã đi trước chúng tôi -. Tất cả bọn họ đều đã chết."
Staf Mustapha (ngoài cùng bên trái) và các bạn anh trong đó có Ali (ở giữa)
Staf Mustapha (ngoài cùng bên trái) và các bạn anh trong đó có Ali (ở giữa)
Những người khác cũng đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách nhảy xuống biển, Ali nói.
"Họ nói rằng họ không thể tiếp tục. Họ nói, 'Chúng tôi đã chịu đựng quá nhiều."
Sau khi thoát nạn và tới dược bờ biển Hy Lạp, Staf tới Macedonia, nhưng nay nằm trong tay một băng đảng buôn lậu người, những người đòi tiền mặt mới thả ông.
Ông nói rằng điều kiện sống thật nghèo nàn, nhiều người di cư ngủ trong những căn phòng không có ánh sáng và không có điện.

Ahmed, Latifah và ba con trai của họ: đi từ Syria đến Đức

Hành trình của Ahmed và Latifah
  • Vượt một chặng đường: chừng 2.800km
  • Thời gian: hai tháng
  • Tuyến đường đã đi qua: Syria - Hy Lạp - Macedonia - Serbia - Hungary - Đức
Latifah cùng chồng là Ahmed và ba con trai nhỏ họ, Karim, 12 tuổi, Hamza, bảy tuổi, và Adam, hai tuổi, bỏ chạy khỏi Syria, đất nước đang bị chiến tranh tàn phá, vào tháng Tư năm nay để tìm kiếm một cuộc sống mới ở châu Âu.
Gia đình bà xuất phát từ Deraa, thuộc ở miền nam Syria, mới tới được Đức sau khi bôn ba trên đường trong nhiều tháng trời.
Chuyến đi của họ đã đưa họ qua các đường hầm và trên hai chặng đi thuyền qua Địa Trung Hải – chặng đầu tiên đã kết thúc trong thảm họa.
Latifah nhớ lại gia đình bà đã bị sốc khi phát hiện chiếc thuyền đầu tiên sẽ đưa họ đến đảo Leros của Hy Lạp chỉ dài 6m và được làm bằng cao su.
"Chúng tôi có 40 người cùng với hành lý," bà nói. "Ngay sau khi chúng tôi lên thuyền, chúng tôi biết là nó sẽ chìm."
Gia đình Ahmed và Latifah
Gia đình Ahmed và Latifah đã ghi hành trình của họ qua những bức ảnh
Như họ dự đoán, chiếc thuyền đã có bị trục trặc ngoài khơi bờ biển Hy Lạp và những người di cư buộc phải gọi điện cho lực lượng tuần duyên từ điện thoại di động để xin được giúp đỡ.
"Chúng tôi ném hành lý ra khỏi thuyền và nhảy trong nước và đợi trong hai tiếng dưới biển," bà nói.
Cuối cùng, cả tàu tuần duyên của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã đến cứu trợ, nhưng tàu Thổ Nhĩ Kỳ trước và đã đưa họ trở lại bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đó là giai đoạn khó khăn nhất," Latifah nói, cố kìm những giọt nước mắt. "Chúng tôi ướt sũng và lạnh cóng mà không hề có mảnh chăn nào."
Bất chấp những trải nghiệm đó, gia đình Latifha vẫn tìm cách vượt biển một lần nữa, cố đến bằng được châu Âu. Lần thứ hai này đã thành công và họ đăng ký với chính quyền ở Hy Lạp.
Sau khi tới thủ đô Athens, họ đi tiếp qua Macedonia rồi Serbia và vào Đức.

Om Motasem và các con gái: đi từ Syria đến Đức

Hành trình của Om Motasem
  • Vượt một chặng đường: chừng 5.700km
  • Thời gian: hai năm
  • Tuyến đường đã đi qua: Syria - Ai Cập - Ý - Pháp - Đức
Om Motasem trốn chạy đất nước quê hương Syria của bà vì cuộc nội chiến đang bùng nổ tại đây. Bà sống với chồng, ông Abu Nimr, 42 tuổi, vợ hai của ông, 15 người con và người mẹ già của ông Abu Nimr tại vùng nông thôn gần thủ đô Syria Damascus.
Nhưng khi gia đình họ bị mất nhà cửa và cơ sở kinh doanh của họ do tình trạng bạo động, những người con trai lớn của họ bắt đầu bỏ chạy sang Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi tình hình trở nên tồi tệ đi, tháng 7 năm 2013 Abu Nimr và Om Motasem đã quyết định rời bỏ quê hương để tới Alexandria thành phố ven biển Ai Cập an toàn hơn. Họ đã thực hiện một hành trình cùng với người mẹ già của Abu Nimr, sáu con gái và hai con trai út của họ.
Nhưng, một khi tới được Ai Cập, thì để tồn tại là cả một cuộc đấu tranh, và sau khi một người con trai lớn đi châu Âu và định cư ở Berne, Đức, thì Om Motasem quyết định đi theo cùng với hai cô con gái nhỏ 11 và 16 tuổi của bà.
Ba người đã phải chịu đựng một chuyến đi ba ngày vượt Địa Trung Hải đến đảo Lampedusa của Ý.
"Chúng tôi đi tàu vào ban đêm, và trên tàu có cả trẻ em và phụ nữ," bà Om Motasem nói. "Chúng tôi đồng ý với những kẻ đưa lậu người là số lượng không nên quá 200 người. Nhưng khi đến thuyền, con số lượng người là khủng khiếp: Không dưới 500 người.
"Chúng tôi quá khiếp sợ. Thủy triều rất cao. Đó là một hành trình kinh hoàng. Tôi không muốn bất cứ ai phải trải qua như vậy."
Trẻ con bị chia lìa và phải qua những ngày tháng sống xa nhau
Ông Abu Nimr, vẫn ở lại Alexandria, kể ông "gần như bị mất trí" vì lo lắng cho sự an toàn của gia đình ông khi họ vượt biển. Ông đã ở ngoài bờ biển suốt ba ngày trời cho đến khi biết vợ con ông được an toàn.
Nay, ông hy vọng sẽ theo vợ và các con gái, những người đã đến được Đức và đang cố gắng xây dựng một cuộc sống mới.

Omar Gassama, 18 tuổi: đi từ Gambia đến Ý

Hành trình của Omar Gassama
  • Vượt một chặng đường: chừng 4.200km
  • Thời gian: 17 tháng
  • Tuyến đường đã đi qua: Gambia - Senegal - Mali - Burkina Faso - Niger - Libya - Ý
Chàng thanh niên Omar, người gốc Senegal nhưng đang theo học ở Gambia, đã tìm đường tới Turin thuộc bắc Ý.
Khi mới 16 tuổi anh tới Libya để tìm việc, nhưng vì không có giấy tờ, nên phải vật lộn để tìm được việc làm.
Cảm thấy sống ở đất nước này nguy hiểm và chịu những thành kiến vì màu da của mình, anh quyết định trả tiền cho một kẻ buôn người cho chuyến vượt Địa Trung Hải đến đảo Sicily của Ý vào tháng Tư năm nay.
"Biển thật đáng sợ và thuyền thì rất đông," anh nhớ lại.
Hai ngày sau khi thuyền ra khơi, anh và những người di cư khác được hải quân Ý cứu và được đưa vào một nơi tạm trú, vốn là một khách sạn, cùng với hàng chục thanh niên khác từ Nigeria, Somalia và Eretria. Ở đây, những người di cư này được phát quần áo, thực phẩm và một khoản trợ cấp nhỏ.
Omar hiện được chuyển tới Turin của Ý và sống trong một tòa nhà cùng với những người di cư khác - chủ yếu từ Senegal.
Omar đang học tiếng Ý với bạn của anh là Abdul trong khi lưu lại Turin, Ý
Trong khi anh đang chờ quyết định về tình trạng của mình, Omar đtheo học lớp dạy tiếng Ý. Anh hy vọng sẽ tìm được việc để có thể giúp đỡ cho gia đình ở quê nhà.
"Tôi thực sự muốn làm việc và có một ít tiền gửi về nhà, vì cha tôi đã qua đời," anh nói. "Giờ chỉ còn tôi và tôi có các em trai và một em gái."
Anh cho biết anh có thể sang Đức hoặc Anh trong tương lai.
"Tôi cần một nơi mà ở đó tôi được tự do về tinh thần," anh nói thêm.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten