vrijdag 21 augustus 2015

Báo Nga: Trung Quốc đang dùng chiến lược của ‘đại ca Nga’ ở Thái Bình Dương

Báo Nga: TQ đang dùng chiến lược của ‘đại ca Nga’ ở Thái Bình Dương

Báo RBTH ví von rằng Bắc Kinh đang sử dụng chiến lược quân sự đã từng thành công của “đại ca Nga” để áp dụng vào châu Á Thái Bình Dương.
Báo Nga: TQ đang dùng chiến lược của ‘đại ca Nga’ ở Thái Bình Dương
Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng sức mạnh hải quân để đối phó với chiến lược xoay trục của Mỹ
Trang Russia beyond the headlines (RBTH) có trụ sở tại Moscow ngày 20/8/2015 vừa qua vừa có bài phân tích trong đó đưa ra nhận định cho rằng Trung Quốc đang áp dụng đúng chiến lược quân sự mà Nga đã từng dùng để đối phó với Mỹ trong Chiến tranh Lạnh ở Thái Bình Dương để đối phó với chiến lược xoay trục sang châu Á đang được chính quyền Washington thúc đẩy.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga đối phó với hoạt động xây dựng sức mạnh và ảnh hưởng của hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng chiến lược chống can dự – chống xâm nhập vốn thường được biết đến với tên gọi tắt là A2/D2.
Chiến lược từng được áp dụng của Nga cho thấy Hải quân Mỹ có thể bị tấn công bằng các cuộc tập kích bão hoà trong đó chủ yếu là các tên lửa hành trình được phóng, bắn đi từ nhiều phương tiện, địa điểm khác nhau.
Trong Chiến tranh Lạnh, chiến lược của Liên Xô được hỗ trợ bởi hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh với quy mô có lúc lên đến 800 chiến hạm với sự yểm trợ chặt chẽ của lực lượng không quân tầm xa, tàu ngầm nguyên tử và nhiều máy bay tác chiến điện tử hiện đại.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, lực lượng Hải quân và Không quân tác chiến trên biển của quân đội Nga đã bị thu hẹp dần, để hở một khoảng trống vô cùng lớn ở Thái Bình Dương. Khi đó, người Mỹ đang ở thế thượng phong và Hải quân Hoa Kỳ đã chớp thời cơ để giành lại vị thế dẫn đầu ở khu vực.
Tuy nhiên, theo bình luận của báo Russia beyond the headlines, trong cuộc chơi địa chính trị, khi một cường quốc phai nhạt thì ngay lập tức sẽ xuất hiện một cường quốc khác nổi lên, muốn nắm lấy vị trí số 1 – hiện nay, cường quốc đang mong muốn điều này đó là Trung Quốc.
Báo RBTH ví von rằng quân đội Trung Quốc (PLA) hiện nay giống như một thế lực được quân đội Nga bảo hộ.
Bắc Kinh đang sử dụng chiến lược quân sự đã từng thành công của “đại ca Nga” (big brother – RBTH) để áp dụng vào châu Á Thái Bình Dương bởi ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á đang phải đối mặt với năng lực quân sự đang ngày càng được vun đắp, xây dựng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo nhận định của RBTH, Trung Quốc xác định mình yếu thế hơn Mỹ ở thời điểm hiện tại nên bằng mọi cách, quân đội của Bắc Kinh đã và đang áp dụng các chiến lược phi đối xứng ở châu Á với mong muốn chống lại được những thách thức chiến lược của người Mỹ.
Theo một báo cáo nghiên cứu để phục vụ các hoạch định gia chiến lược của Hải quân Mỹ từng được chuyên gia hải quân Ronald O’Rourke đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã nhận định rằng lực lượng chống can thiệp, chống can dự (A2/D2) trên biển của Trung Quốc có nhiều nét tương dồng với lực lượng chống can dự trên biển của Hải quân Liên Xô trước đây trong Chiến tranh Lạnh.
Báo cáo này chỉ ra ví dụ rằng trước đây Liên Xô đã sử dụng các máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa hành trình siêu thanh để đối phó các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Đây là chiến thuật đã được Trung Quốc học theo và đang áp dụng.
Trước đây, việc quân đội Liên Xô kết hợp giữa các máy bay ném bom chiến thuật và chiến lược đã hình thành được khả năng răn đe vô cùng lớn đối với các hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ.
Báo cáo của chuyên gia hải quân Ronald O’Rourke đã chỉ ra các thành phần chủ chốt trong chiến lược chống can dự, chống xâm nhập nhằm vào quân đội Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương gồm: Tên lửa chống hạm đạn đạo; Tên lửa hành trình phóng từ máy bay; Tàu ngầm tấn công, Tàu và máy bay tác chiến điện tử.
Tấn công vào một hạm đội tàu sân bay nghe có vẻ là một nhiệm vụ dễ. Tuy nhiên, trước khi phát động được các đợt tấn công cần phải phát hiện được các chiến hạm trong đại dương mênh mông. Bắn trúng được chúng lại không bao giờ dễ dàng bởi một khi tên lửa tiếp cận được vị trí các chiến hạm chúng đã di chuyển cách xa hàng chục dặm.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhận ra và đang cố gắng để lấp trống các nhiệm vụ khó khăn này bằng việc phát triển và trang bị nhiều loại trang bị giống như Hải quân Liên Xô đã từng có, từng làm trong quá khứ.
1
Hải quân Nga
Đối phó Mỹ không hề dễ
Hiệu quả của kế hoạch chiến lược của Trung Quốc như thế nào còn chưa rõ. Nhưng, chắc chắn có một điều phải khẳng định là thách thức Mỹ không hề dễ dàng.
Theo RBTH, các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ có lực lượng hộ tống rất mạnh. Mỗi hạm đội tàu sân bay đều có hàng chục tàu chiến yểm trợ đi kèm. Bản thân mỗi chiến hạm hộ tống đều được trang bị các hệ thống phòng thủ chống tên lửa để có khả năng vừa bảo vệ chính mình lại có thể bảo vệ tàu mẹ là các hàng không mẫu hạm.
Mỗi tàu sân bay cũng có đến 90 máy bay chiến đấu. Chúng có thể được huy động để tiêu diệt các máy bay của đối phương trong trạng thái tác chiến khi bất cứ máy bay lạ nào lởn vởn quanh khu vực của hạm đội.
Bên cạnh đó, tàu sân bay còn được trang bị các máy bay cảnh báo, gây nhiễu hay nói cách khác là các máy bay tác chiến điện tử với tầm hoạt động hiệu quả cách xa đến 300 km.

 http://www.datviet.com/bao-nga-tq-dang-dung-chien-luoc-cua-dai-ca-nga-o-thai-binh-duong/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten