VN trao công hàm phản đối TQ và yêu cầu Hải Dương 8 rút đi
Việt Nam đã thực hiện các hình thức giao thiệp ngoại giao "phù hợp", trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam, theo truyền thông chính thức của nhà nước.
Hôm 25/7/2019, báo Thế giới & Việt Nam, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời người phát ngôn của Bộ này, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời truyền thông tại một cuộc họp báo cùng ngày, gọi sự việc này là 'nghiêm trọng' và cho hay:"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập đến trong các phát biểu trước đây.
Bàn tròn BBC: Đối đầu ở Bãi Tư Chính và phân tích, bình luận
Bãi Tư Chính: 'Vận động ngoại giao là thế tự vệ tốt nhất cho VN'
Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn
Bãi Tư Chính: Vì sao không có biểu tình phản đối TQ?
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật."
Việt Nam coi hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam được dẫn lời nói thêm:
"Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia, ở khu vực và trên thế giới."
'Khá mạnh mẽ, cương quyết'
Cũng hôm 25/7, bình luận về động thái này của Việt Nam và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt:"Ngày hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng đã có tuyên bố bổ sung cho hai lần tuyên bố trước đây
"Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, ít khi thấy chuyện trong thời gian chỉ mấy ngày phía Việt Nam đã ba lần ra những tuyên bố khá là mạnh mẽ, cương quyết như vậy."
"Đại diện của Liên Hiệp Quốc cũng đã có tiếng nói phản đối Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động phi pháp tại thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam...
"Một số người nhận định rằng đây là phép thử mới của Trung Quốc đối với Việt Nam, nhưng tôi cho rằng lần này, việc Trung Quốc thử không phải là vấn đề số một nữa.
"Tôi cho rằng Trung Quốc đang thực hiện hành động mới, cụ thể là tìm cách tạo kịch bản để giành được sự công nhận đối với 'việc đã rồi'.
"Nghĩa là họ tiến hành thăm dò, rồi tiến thêm bước mới nữa để tạo ra được tình trạng công nhận sự có mặt của Trung Quốc [tại đó], và để giải quyết yên ổn thì các bên liên quan, tức Việt Nam và Trung Quốc, phải ngồi lại với nhau, để cùng nhau hợp tác khai thác chung ở vùng 'có tranh chấp' đó."
"Sắp tới, tôi cho rằng câu chuyện sẽ còn trở nên căng thẳng hơn," Tiến sỹ Trần Công Trục đưa ra bình luận và dự đoán với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.
Cùng ngày, học giả Anh, ông Bill Hayton, người vừa dự Hội thảo về Biển Đông tại Washington DC của trung tâm CSIS nói với BBC rằng Trung Quốc, qua vụ Tư Chính, muốn "phủ quyết quyền thăm dò, khai thác dầu khí của các nước ASEAN".
Ông Hayton cũng tin rằng Bắc Kinh muốn "trừng phạt" (punish) Việt Nam vì đã bắt đầu công tác thăm dò thương mại"ở vùng mà TQ cho là thuộc 'đường chữ U' Bắc Kinh nêu ra.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm từ London của BBC News Tiếng Việtgồm bình luận của TS Trần Công Trục, học giảBill Hayton và những khách mời khác về sự kiện Bãi Tư Chính và thực chất cuộc đối đầu.
Xem thêm:
Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính
Bãi Tư Chính: 'VN và TQ không muốn leo thang xung đột'
Bãi Tư Chính: 'VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí'
Tin liên quan
- Bãi Tư Chính: Không thấy có biểu tình phản đối Trung Quốc
- Bãi Tư Chính: Trung Quốc ‘tinh vi’, Việt Nam ‘yếu thế’?
- Video Trần Công Trục: 'TQ muốn tạo kịch bản để vào hẳn vùng biển VN'
- Mỹ đòi TQ 'dừng thái độ bắt nạt' nước khác ở Biển Đông
- Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam
- Bãi Tư Chính: 'VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí'
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49120049
Geen opmerkingen:
Een reactie posten