donderdag 11 juli 2019

Hơn 20 quốc gia yêu cầu Trung Quốc ngừng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ + TQ chi hàng tỷ USD xây trại giam ở Tân Cương

Hơn 20 quốc gia yêu cầu TQ ngừng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

  • 3 giờ trước

Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở Tân Cương Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở Tân Cương

Hơn 20 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã ký một bức thư chung chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Các chuyên gia và các nhóm nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết Trung Quốc đang giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại tập trung.
Trung Quốc tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ đang được giáo dục trong "các trung tâm dạy nghề" được xây dựng để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Tìm kiếm sự thật trong các trại 'cải tạo' người Duy Ngô Nhĩ


Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

China Muslims: Schools in Xinjiang used to separate children from families

Cha mẹ người Duy Ngô Nhĩ bị tách khỏi con cái ở Tân Cương
Tuyên bố chưa từng có được ký bởi các đại sứ nhân quyền của 22 quốc gia bao gồm Anh, Canada và Nhật Bản.
Bức thư trích dẫn các báo cáo về "những nơi giam giữ quy mô lớn, sự giám sát và hạn chế rộng khắp, đặc biệt nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương".
Thư còn thúc giục Trung Quốc cho phép các nhà quan sát quốc tế và độc lập của Liên Hiệp Quốc "tiếp cận Tân Cương một cách có ý nghĩa".
Tuy nhiên, bức thư chung ít tính ngoại giao hơn một tuyên bố chính thức được đọc tại hội đồng, hoặc một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc được đệ trình để bỏ phiếu.
Quyết định ký bức thư chung được đưa ra do lo ngại về sự trả đũa chính trị và kinh tế từ Bắc Kinh, các nhà ngoại giao nói với Reuters.
John Fisher, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Geneva, cho biết tuyên bố này gây áp lực để Trung Quốc ngừng "đối xử tàn ác với người Hồi giáo ở Tân Cương".
"Tuyên bố chung không chỉ quan trọng đối với dân số Tân Cương, mà cả những người trên khắp thế giới, những người phụ thuộc vào cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc để quy trách nhiệm cho ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất," ông nói.
Bằng chứng được BBC thu thập cho thấy chỉ trong một thị trấn Tân Cương, hơn 400 trẻ em đã mất cả cha lẫn mẹ vì một số hình thức giam giữ.
Nhiều người dường như bị gom vào đây như một hình phạt cho việc bày tỏ đức tin của họ - cầu nguyện hoặc mang khăn che mặt - hoặc vì có các kết nối ở nước ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã phủ nhận rằng trẻ em đang bị tách biệt một cách có hệ thống khỏi cha mẹ.


Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Bên trong trại 'cải tạo tư tưởng' của Trung Quốc

Bên trong trại 'cải tạo tư tưởng' của Trung Quốc

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48946423

Bên trong trại 'cải tạo tư tưởng' của Trung Quốc

( video )
BBC vừa có một cơ hội hiếm hoi đến thăm một trong những trại 'cải tạo tư tưởng' của Trung Quốc ở Tân Cương.
Những trại cải tạo này được cho là nơi đang giam giữ hơn một triệu người theo đạo Hồi đang sinh sống ở miền Tây Trung Quốc.
Trong khi chính quyền địa phương khẳng định đây là những trung tâm giáo dục đào tạo, phóng viên BBC nghi ngờ về bản chất thực sự của những trung tâm này.

Chủ đề liên quan


https://www.bbc.com/vietnamese/world-48715301

TQ chi hàng tỷ USD xây trại giam ở Tân Cương

  • 7 tháng 11 2018Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ rất nhiều người Uighurs (Duy Ngô Nhĩ) Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ rất nhiều người Uighurs và nhiều người thuộc các sắc tộc thiểu số khác theo Hồi giáo tại Tân Cương
Trung Quốc tăng mạnh chi tiêu an ninh trong năm 2017 tại khu vực Tân Cương ở miền viễn tây, nơi có hàng trăm ngàn người Hồi giáo bị cho là đang bị giam giữ, theo nội dung một bản phúc trình mới.

Chi tiêu cho các khu vực ''có các công trình cơ sở xây dựng liên quan đến an ninh'' của Trung Quốc tăng lên 213% trong thời gian từ 2016 đến 2017, Quỹ Jamestown có trụ sở tại Mỹ nói.
Dữ liệu từ vệ tinh cũng chỉ ra có sự tăng đột biến về các cơ sở an ninh mới trong năm 2017.
Trung Quốc nói đó chỉ là những trung tâm đào tạo nghề.
Tìm hiểu chuyện 'người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp'
Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?
Tuy nhiên, theo dữ liệu về ngân sách mà tác giả bản phúc trình, Andrian Zenz, một nhà nghiên cứu người Đức, rà soát, thì chi tiêu cho đào tạo nghề tại Tân Cương trên thực tế là giảm 7% trong năm 2017.
Trong khi đó, chi tiêu cho những công trình liên quan đến mục đích an ninh tăng gần 20 tỷ nhân dân tệ (2,9 tỷ đô la).
Khu vực trại tập trung trên sa mạc ở Tân Cương Bản quyền hình ảnhOther
Image caption Khu vực trại tập trung trên sa mạc ở Tân Cương đang được xây dựng với tốc độ đáng kinh ngạc (ảnh chụp vệ tinh)
Các số liệu về ngân sách Tân Cương "phản ánh hạng mục chi tiêu tương ứng với việc xây dựng và vận hành các trại cải tạo chính trị, được thiết kế để giam giữ hàng trăm nghìn người Uighurs với quy trình tối giản," ông nói.
Dựa trên tài liệu về đấu thầu của chính quyền địa phương, ông Zenz trước đó đã nhận định "ít nhất hàng trăm ngàn người, mà có thể là lên tới hơn một triệu người Uighurs cùng với các sắc tộc thiểu số khác theo Hồi giáo có thể đang bị giam giữ tại Tân Cương".
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
Người Philippines vẫn tin Mỹ hơn TQ
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
Những ước tính trên cũng đã được trích dẫn tại một ủy ban nhân quyền của Liên hiệp quốc hồi đầu năm nay.
Trung Quốc bác bỏ việc gọi các cơ sở này là trại giam giữ.
Quan chức đứng đầu khu vực nói rằng "chương trình giáo dục và đào tạo nghề" giúp mọi người "nhận ra những sai lầm của mình , thấy rõ được bản chất và tác hại của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan trong tôn giáo".
Theo các quan chức địa phương, các lớp học tập trung giảng về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Người Uighur ở Tân Cương Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Người Uighur ở Tân Cương
Các cựu tù nhân người Uighur hiện đang sống ở nước ngoài nói với BBC rằng họ phải hát những bài hát của Đảng Cộng sản trong các trại cải tạo, và học thuộc lòng những điều luật, nếu không sẽ bị đánh đập.
Một người đàn ông cho hay ông đã bị giam giữ vào năm 2015 sau khi cảnh sát tìm thấy bức ảnh người phụ nữ đeo mạng che mặt trong điện thoại của ông.
TQ diễu hành 'chống khủng bố' tại Tân Cương
TQ: 'Giam triệu người Uighur', phá đền thờ Hồi giáo
TQ: 'Giam triệu người Uighur', phá đền thờ Hồi giáo
TQ: cấm râu dài, mạng che mặt ở Tân Cương
Ông Zenz, một nhà nhân chủng học và là chuyên gia về chính sách dân tộc Trung Quốc ở Trường Văn hóa và Thần học Châu Âu ở Đức, cũng phát hiện ra rằng các trại cải tạo được xây dựng bởi cùng một tổ chức vốn chuyên theo dõi hệ thống lao cải của Trung Quốc, là hệ thống nay đã bị bãi bỏ.
Trong một diễn biến riêng rẽ, hôm thứ Ba (06/11), hồ sơ về nhân quyền của Trung Quốc được đưa ra xem xét tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva.
Để đáp trả mối quan ngại của Anh, Pháp, Đức và Mỹ về những vụ nghi là bắt giữ hàng loạt, đại diện Trung Quốc Lạc Ngọc Thành cho biết nước ông "sẽ không chấp nhận những cáo buộc mang động cơ chính trị từ một số quốc gia đầy thành kiến".
Ông nói Trung Quốc cần phải được tự do "lựa chọn con đường của riêng mình" trong vấn đề nhân quyền.
Mỹ nói sẽ cân nhắc việc áp lệnh trừng phạt lên Trung Quốc do các chính sách của Bắc Kinh, điều mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói đã vi phạ quyền tự do biểu đạt, tự do tín ngưỡng và quyền riêng tư.

Người Uighur là ai?

Người Uighur chủ yếu theo Hồi giáo, là cộng đồng có khoảng 11 triệu người sinh sống tại vùng Tân Cương của Trung Quốc, chiếm khoảng 45% dân số nơi đây.
Người Uighur chủ yếu theo Hồi giáo Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Người Uighur chủ yếu theo Hồi giáo
Họ tự coi mình gần gũi với các quốc gia Trung Á về mặt văn hóa và sắc tộc. Ngôn ngữ của họ giống với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, đã có tình trạng di cư ồ ạt của người Hán tới Tân Cương, và người Uighur cảm thấy văn hóa, đời sống của họ bị đe dọa.
Tân Cương được chính thức coi là một vùng tự trị trong Trung Quốc, giống như vùng Tây Tạng.
Xem thêm tin về Trung Quốc:
Nhiều quốc gia đang 'cưỡng lại' Trung Quốc?
Tỷ phú Trung Quốc giàu lên tới mức chóng mặt
TQ: 'Sẽ không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ'
‘Trùm kiểm duyệt internet Trung Quốc’ bị tội nhận hối lộ

Chủ đề liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-46111178

Geen opmerkingen:

Een reactie posten