Tham vọng Mặt trăng của Ấn Độ
Các nhà khoa học của cơ quan không gian Ấn Độ ISRO chuẩn bị cho chuyến bay Chandrayaan-2 tại Bangalore ngày 12/06/2019.MANJUNATH KIRAN / AFP
Phi thuyền thăm dò của chuyến bay Chandrayaan 2 trên nguyên tắc đã được phóng lên Mặt trăng từ ngày 16/07/2019, nhưng do trục trặc kỹ thuật, nên vào giờ chót cơ quan không gian của Ấn Độ ISRO đã đình hoãn cuộc phóng này.
Theo báo chí Ấn Độ, nguyên nhân là do nhiên liệu của động cơ tên lửa GSLV-MkIII bị thoát ra ngoài. Nhưng các nhà khoa học của cơ quan ISRO hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề nhanh chóng để có thể phóng tên lửa vào cuối tháng 7.
Cuộc phóng lần này là rất quan trọng đối với Ấn Độ, quốc gia đang dự trù đưa 3 phi hành gia lên không gian từ đây cho đến 2022 và đây sẽ là chuyến bay có người lái đầu tiên của ngành không gian Ấn Độ.
Tên lửa GSLV-MkIII đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2017 để phóng một vệ tinh, và được sử dụng lần thứ hai vào năm 2018. Là thành quả hàng chục năm làm việc của các kỹ sư Ấn Độ, tên lửa này có khả năng mang theo đến 4 tấn thiết bị, tức là nhiều hơn các tên lửa khác, với loại động cơ giống như của tên lửa Arianne.
Theo dự kiến ban đầu, đến ngày 06/09, tên lửa GSLV-MkIII sẽ đưa một máy đáp và một robot di động, xuống phần cực nam của Mặt trăng, nằm cách Trái đất khoảng 384.000 km, để Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư (sau Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc) đưa phi thuyền lên vệ tinh của Trái đất. Cách đây 11 năm, trong khuôn khổ chuyến bay Chandrayaan 2, Ấn Độ đã từng phóng một phi thuyền thăm dò lên quỹ đạo của Mặt trăng
Theo cơ quan ISRO, trong khuôn khổ chuyến bay Chandrayaan 2, một xe tự hành nặng 37 kg, mang tên Pragyan, sẽ tìm các dấu vết của nước trên Mặt trăng và các vết hóa thạch của Thái dương hệ lúc sơ khai. Chạy bằng năng lượng Mặt trời, chiếc xe tự hành này có thể di chuyển suốt một ngày Mặt trăng, tức là 14 tiếng đồng hồ Trái đất, và có thể đi một đoạn đường dài tới 500 mét.
Ngoài mục tiêu thực hiện các chuyến bay có người lái, các nhà khoa học Ấn Độ cũng đang nghiên cứu chế tạo một trạm không gian cho riêng nước này trong vòng một thập niên tới.
Thủ tướng đương nhiệm theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa Narendra Modi rất quan tâm đến chương trình không gian, vì ngoài việc nghiên cứu khoa học, ông xem đây là một đòn bẩy để nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế, cũng như một phương tiện để tạo dựng hào quang cho vị lãnh đạo của một đất nước có đến 1,3 tỷ dân, nhất là trong bối cảnh cuộc cạnh tranh trên không gian ngày càng gay gắt, đặc biệt là giữa các nước châu Á.
Cuộc phóng lần này là rất quan trọng đối với Ấn Độ, quốc gia đang dự trù đưa 3 phi hành gia lên không gian từ đây cho đến 2022 và đây sẽ là chuyến bay có người lái đầu tiên của ngành không gian Ấn Độ.
Tên lửa GSLV-MkIII đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2017 để phóng một vệ tinh, và được sử dụng lần thứ hai vào năm 2018. Là thành quả hàng chục năm làm việc của các kỹ sư Ấn Độ, tên lửa này có khả năng mang theo đến 4 tấn thiết bị, tức là nhiều hơn các tên lửa khác, với loại động cơ giống như của tên lửa Arianne.
Theo dự kiến ban đầu, đến ngày 06/09, tên lửa GSLV-MkIII sẽ đưa một máy đáp và một robot di động, xuống phần cực nam của Mặt trăng, nằm cách Trái đất khoảng 384.000 km, để Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư (sau Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc) đưa phi thuyền lên vệ tinh của Trái đất. Cách đây 11 năm, trong khuôn khổ chuyến bay Chandrayaan 2, Ấn Độ đã từng phóng một phi thuyền thăm dò lên quỹ đạo của Mặt trăng
Theo cơ quan ISRO, trong khuôn khổ chuyến bay Chandrayaan 2, một xe tự hành nặng 37 kg, mang tên Pragyan, sẽ tìm các dấu vết của nước trên Mặt trăng và các vết hóa thạch của Thái dương hệ lúc sơ khai. Chạy bằng năng lượng Mặt trời, chiếc xe tự hành này có thể di chuyển suốt một ngày Mặt trăng, tức là 14 tiếng đồng hồ Trái đất, và có thể đi một đoạn đường dài tới 500 mét.
Ngoài mục tiêu thực hiện các chuyến bay có người lái, các nhà khoa học Ấn Độ cũng đang nghiên cứu chế tạo một trạm không gian cho riêng nước này trong vòng một thập niên tới.
Thủ tướng đương nhiệm theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa Narendra Modi rất quan tâm đến chương trình không gian, vì ngoài việc nghiên cứu khoa học, ông xem đây là một đòn bẩy để nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế, cũng như một phương tiện để tạo dựng hào quang cho vị lãnh đạo của một đất nước có đến 1,3 tỷ dân, nhất là trong bối cảnh cuộc cạnh tranh trên không gian ngày càng gay gắt, đặc biệt là giữa các nước châu Á.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten