donderdag 11 juli 2019

Mỹ: Đại học nhận tiền từ công ty TQ iFlytek để phát triển 25 hệ thống nhận diện giọng nói cho công an Kashgar, Tân Cương + Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE

Mỹ: Đại học nhận tiền từ công ty TQ liên quan an ninh Tân Cương

  • 13 tháng 6 2019

MIT Bản quyền hình ảnh Jessica Rinaldi/The Boston Globe via Getty Images
Image caption Một sự kiện về khoa học máy tính của Viện Công nghệ Massachusetts hồi tháng 2/2019

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và ít nhất một đại học khác có "quan hệ đối tác nghiên cứu" với một công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc làm ăn với công an Tân Cương.
Theo Reuters, một bố cáo đấu thầu năm 2016 của chính phủ cho thấy một công ty con của iFlytek là nhà cung cấp độc quyền 25 hệ thống nhận diện giọng nói cho công an Kashgar, thành phố ở Tân Cương.
Đường vào đại học danh tiếng ở Mỹ
Đại học Mỹ phụ thuộc vào sinh viên TQ ra sao?
Harvard cũng nhận thí sinh kém, Oxford chỉ nhận người giỏi?
Đại học Mỹ còn thu hút sinh viên nước ngoài bao lâu?
Một post trên WeChat hồi tháng 5/2017 của công ty này hé lộ một công ty con khác của iFlytek đã ký "một thỏa thuận khung hợp tác chiến lược" với cục quản lý trại giam Tân Cương.
Nhà chức trách có thể tận dụng công nghệ nhận diện giọng nói để theo dõi và nhận dạng người dân, giới hoạt động nhân quyền nói.
Reuters không tìm thấy bằng chứng cho thấy bất kỳ trường đại học nào của Mỹ trực tiếp tham gia vào việc hình thành công nghệ cho iFlytek, hoặc sản phẩm của họ được dự định sử dụng ở Tân Cương, nơi người Uighur bị theo dõi chặt chẽ, kể cả trong các trại cải tạo.
Tuy nhiên, một số trường đại học Hoa Kỳ đang cân nhắc sự hợp tác với các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, Washington cấm vận Huawei và có những báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Chẳng hạn, hồi tháng 4/209, MIT tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei và đối thủ ZTE mà chính phủ Hoa Kỳ nói là nguy cơ bảo mật.
Các trường khác gồm Đại học California, Berkeley, cũng đã tạm dừng nhận tài trợ nghiên cứu từ Huawei.
Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE
Vụ chạy trường: Xã hội Mỹ ‘bất công, phóng đại về cơ hội’?
Chọn đại học ở California
Vụ GS Trương Nguyện Thành: Sửa Luật Đại học?
iFlytek từ chối bình luận về hoạt động kinh doanh với các cơ quan an ninh tại Tân Cương và các nơi khác ở Trung Quốc. Thông cáo của công ty này nói nói "có một số hợp tác và nội dung liên quan đến vấn đề an ninh".
Công ty này nói thêm rằng nghiên cứu tại MIT "dựa trên sự hiểu biết chung về việc sử dụng trí thông minh nhân tạo để xây dựng một thế giới tươi đẹp", và iFlytek "là một công ty có trách nhiệm xã hội".
Năm ngoái, MIT công bố một thỏa thuận 5 năm, theo đó iFlytek cam kết tài trợ ba dự án nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) của viện này.
Các dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong y tế; nhận diện giọng nói; và những gì CSAIL mô tả trong thông báo của mình là tạo ra "trí tuệ nhân tạo giống con người hơn".
Randall Davis, một trong những nghiên cứu viên của MIT, cho biết iFlytek không can thiệp vào nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế để chẩn đoán chứng suy giảm nhận thức.

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48605525

Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE

  • 5 tháng 4 2019

Thêm một trường đại học hàng đầu thế giới cắt đứt quan hệ với Huawei Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Thêm một trường đại học hàng đầu thế giới cắt đứt quan hệ với Huawei

Viện Công nghệ Massachusetts đã cắt đứt quan hệ với Huawei Technologies và ZTE Corp của Trung Quốc khi chính quyền Hoa Kỳ tiến hành điều tra hai công ty này vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt, theo Reuters.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là trường hợp mới nhất thuộc top các đại học hàng đầu thế giới tháo bỏ các thiết bị viễn thông do Huawei và các công ty khác của Trung Quốc cung cấp để tránh bị mất nguồn tài trợ của liên bang.
"MIT không chấp nhận các cam kết mới hoặc gia hạn các cam kết hiện có với Huawei và ZTE hoặc các công ty con tương ứng của họ do các cuộc điều tra liên bang liên quan đến các vi phạm lệnh trừng phạt," Maria Zuber, phó chủ tịch mảng nghiên cứu của MIT cho biết.
Mỹ 'cảnh cáo đồng minh Đức về Huawei'
Mỹ truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu
Tại sao công ty Huawei gặp quá nhiều rắc rối?
Bà Zuber còn nói rằng việc hợp tác với Trung Quốc, Nga và Ả Rập Saudi đồng nghĩa sẽ phải đối mặt thêm với các thủ tục xem xét hành chính bổ sung.
"Học viện sẽ xem xét lại việc hợp tác với các quốc gia này khi có điều kiện bắt buộc," bà nói.
Đại học Oxford ở Anh cũng đã ngừng nhận tài trợ từ Huawei trong năm nay.
"Chúng tôi rất thất vọng về quyết định của MIT, nhưng chúng tôi hiểu được áp lực mà họ đang phải chịu vào lúc này," Huawei nói hôm Thứ Năm, phủ nhận các cáo buộc của chính phủ Hoa Kỳ.

Lối vào chính của Viện Công nghệ Massachusetts Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Lối vào chính của Viện Công nghệ Massachusetts, bang Massachusetts
"Chúng tôi tin tưởng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ cuối cùng sẽ đi đến kết luận đúng đắn."
ZTE đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Trong một lá thư gửi cho các giảng viên MIT vào đầu năm học hiện tại, đại diện MIT viết rằng trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, MIT sẽ ưu tiên quốc gia của mình.
Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei, và con gái của người sáng lập Nhậm Chính Phi, bị bắt ở Canada vào tháng 12 theo yêu cầu của Hoa Kỳ về tội gian lận tài chính và vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Bà Mạnh phủ nhận mọi việc làm sai trái.
Huawei: Vá lỗi bảo mật có thể mất năm năm
Huawei và cuộc tấn công mạng 'bí hiểm' ở châu Phi
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã buộc ZTE ngừng hầu hết các hoạt động kinh doanh từ tháng 4 đến tháng 7 năm ngoái sau khi các quan chức của Bộ Thương mại cho biết ZTE đã phá vỡ một hiệp ước và bị phát hiện vận chuyển hàng hóa trái phép có từ Hoa Kỳ sang Iran và Bắc Hàn.
Các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ sau khi ZTE trả 1,4 tỷ đô la tiền phạt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các công ty Trung Quốc buộc phải tuân thủ luật lệ địa phương.
"Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ ở các quốc gia nơi họ đặt trụ sở cung cấp một môi trường công bằng và không phân biệt đối xử," phát ngôn viên Cảnh Sảng nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm.
Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng gia tăng, trong bối cảnh lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của họ để làm gián điệp. Tuy nhiên, các công ty này nói những lo ngại trên là không có cơ sở.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten