woensdag 31 juli 2019

Kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông : Vũ khí bị... "rỉ sét" [... đúng là "kẻ gian" bị... "Trời hại" ! ]

Kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông
Click image for larger version

Name: 1.jpg
Views: 0
Size: 43.6 KB
ID: 1412954 
Trung Quốc đang tìm cách chế tạo ra một chất chống bào mòn mới để bảo vệ vũ khí và công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đang có tranh chấp, vì vậy Bắc Kinh đang đau đầu vì các cơ sở và vũ khí mà nước này đang có trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông càng ngày càng bị các điều kiện thời tiết làm hư hại các vũ khí và cơ sở hạ tầng mà họ đã xây dựng và triển khai ở trên các thực thể ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống vũ khi mới trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa - Biển Đông), trong đó có chiến đấu cơ J-11. Ảnh chụp ngày 12/05/2018.

Tình trạng trên đây vừa được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) tiết lộ trong bài viết ngày 01/07/2019, mang tựa đề « Liệu một lớp phủ bằng chất liệu mới graphene có thể giúp quân đội Trung Quốc khỏi bị rỉ sét dần ở Biển Đông hay không ? Can a new graphene coating save the Chinese military from rusting away in the South China Sea? ».

Theo tờ báo Hồng Kông, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang tìm cách chế tạo ra một chất chống bào mòn mới để bảo vệ vũ khí và công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đang có tranh chấp. Những điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho súng ống và dinh thự bị ăn mòn nhanh hơn dự liệu của giới chuyên gia.

“Một khẩu pháo đã bị rỉ sét chỉ sau ba tháng sử dụng”

Các thông tin trên dĩ nhiên không được chính quyền Trung Quốc loan báo công khai, nhưng hai nhà nghiên cứu tham gia vào dự án đã đồng ý tiết lộ một số khía cạnh cho tờ SCMP nhưng xin được giấu tên do tính chất nhậy cảm của vấn đề.

Một nhà nghiên cứu đã nêu bật tính chất nghiêm trọng của tình hình khi nêu ra một ví dụ cụ thể : “Một khẩu pháo đã bị đưa ra khỏi biên chế chỉ sau vỏn vẹn 3 tháng phục vụ do vấn đề rỉ sét”.

Và không chỉ có vũ khí gặp vấn đề. Các hệ thống radar và phóng tên lửa, tường chắn cho hải cảng, hạ tầng cơ sở và phi đạo cho sân bay, các loại đường ống, thậm chí cả phần nền trên đó các đảo nhân tạo được xây dựng, tất cả đều có nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng.

Để bảo vệ những tài sản giá trị đó, Quân Đội Trung Quốc đã có kế hoạch phủ một lớp bảo vệ bằng chất graphene trên các loại vũ khí và cơ sở hạ tầng. Graphene là vật liệu mới chỉ được các nhà nghiên cứu Đại học Anh Quốc Manchester phát triển từ năm 2004, cực mỏng nhưng lại cứng hơn thép đến 100 lần.

Theo một nhà nghiên cứu thứ hai, một viện nghiên cứu quân sự ở Thượng Hải đang cho thử nghiệm lần cuối cùng lớp phủ graphene này trước khi đưa vào sử dụng.

Nhà nghiên cứu này tỏ ra rất tin tưởng, cho rằng mặc dù chưa được phép dùng trong lãnh vực quân sự, nhưng chất phủ đã được ứng dụng trong các lĩnh vực dân sự và đã tỏ ra “cực kỷ hữu dụng” trong ngành công nghiệp hóa chất, khi được dùng để bảo vệ các ống dẫn dầu khí khỏi bị acid, áp suất hay sức nóng cao bào mòn.

Theo nhà nghiên cứu này thì các thách thức nêu trên còn dữ dội hơn nhiều so với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông. Nhân vật này tiết lộ : “Dây chuyền sản xuất của chúng tôi đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu… Các phiên bản lớp phủ tương lai sẽ được sử dụng trên chiến đấu cơ và tàu sân bay, và sẽ tăng cường khả năng tàng hình của các phương tiện này”.

“Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã sau chưa đầy 3 năm”

Trong một bản báo cáo (*) công bố trên tạp chí công nghệ quốc phòng Trung Quốc Defence Technology Review, giáo sư Hồ Kì Cao (Hu Qigao) thuộc Đại Học Công Nghệ Quốc Phòng Trung Quốc ở Hồ Nam, đã nêu bật các vấn đề mà đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang gặp phải.

Theo chuyên gia này, vì Trung Quốc quá vội vàng trong việc bồi đắp, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông (cụ thể là ở Trường Sa) trong giai đoạn 2013-2015, cho nên đầy rẫy vấn đề đã nẩy sinh.

Bản báo cáo ghi rõ: “Vì những lý do lịch sử, nước ta (tức là Trung Quốc) đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của môi trường trên các cấu trúc kỹ thuật được xây dựng. Việc thiết kế và xây dựng các đảo đá đã được tiến hành theo lịch trình gò bó mà không có được những đánh giá khoa học sâu sát, dài hạn”.

Theo ông Hồ Kì Cao, các nhân tố tác hại bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra Biển Đông khiến Quân Đội Trung Quốc phải ngạc nhiên.

Trong bản báo cáo, ông viết: “Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang thiết bị bằng kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn”.

Những vấn đề trên đã gây ra lo ngại về an toàn và về khả năng các cơ sở của Trung Quốc đứng vững được trước những thảm họa tự nhiên như bão và sóng thần.

« Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, mà còn làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành và bảo trì. »

Rỉ sét vũ khí và trang thiết bị là vấn đề lớn đối với quân đội các nước. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2018 đã ước tính là tình trạng ăn mòn trên chiến đấu cơ, chiến hạm, tên lửa và vũ khí hạt nhân đã khiến Mỹ tiêu tốn khoảng 21 tỉ đô la mỗi năm.

Quân Đội Trung Quốc không công bố những số liệu liên quan, song Viện Khoa Học Trung Quốc vào năm 2017 từng xác định rằng hiện tượng ăn mòn đã khiến Trung Quốc mất khoảng 300 tỉ đô la vào năm 2014, tương đương với 3% GDP.

Ngay cả chất liệu mới graphene cũng có vấn đề

Để khắc phục, các nhà khoa học Trung Quốc đã cầu viện đến chất graphene. Tuy nhiên, theo SCMP, lớp phủ có chứa graphene mà Trung Quốc đang thử nghiệm không phải là không có vấn đề.

Theo giáo sư Trương Lỗi (Zhang Lei), thuộc Đại học Khoa Học Công Nghệ Bắc Kinh, ngay cả chất graphene cũng hàm chứa vấn đề riêng. Graphene thuần chất là một chất dẫn điện tốt, cho nên bất kỳ vết rạn nứt nào trên bề mặt lớp phủ có thể làm gia tăng tốc độ ăn mòn vật chất do dòng điện. Graphene cần phải được kết hợp với các vật liệu khác để làm giảm tính dẫn diện của nó, và việc tìm ra vật liệu phù hợp hoàn toàn không dễ dàng

Còn giáo sư Thôi Cam (Cui Gan) tại Đại Học Dầu Khí Trung Quốc, chuyên nghiên cứu các vật liệu bảo vệ sử dụng chất graphene, cho biết việc sản xuất hàng loạt các tấm carbon mỏng có thể gặp khó khăn bởi các tấm này khó tách rời khỏi nhau.

Dù vậy, theo ông Thôi Cam, các vấn đề như trên có thể được xử lý trong các phòng thí nghiệm đang nghiên cứu vật liệu graphene và đó chính là « loại vật liệu của hy vọng ». Trọng Nghĩa

https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1258470

Geen opmerkingen:

Een reactie posten