Kỷ niệm với Phan Vũ cho thấy ứng xử thời Nhân văn - Giai phẩm 'vẫn tái diễn'
Một nhà thơ kể với BBC về một sinh hoạt văn nghệ với ông Phan Vũ "cho thấy ứng xử của chính quyền với văn nghệ sĩ như thời Nhân văn - Giai phẩm vẫn tái diễn".
Tin cho hay, nhà thơ Phan Vũ, tác giả bài thơ Em Ơi! Hà Nội Phố qua đời ở tuổi 93 tại TP.Hồ Chí Minh hôm 17/7.Ông Phan Vũ được công chúng biết đến với tài năng làm thơ, viết kịch, làm đạo diễn, vẽ tranh.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là trường ca Em Ơi! Hà Nội Phố, được cho rằng ông viết những câu đầu tiên vào năm 1972, tại căn gác nhỏ trên phố Hàng Bún ở Hà Nội.
Hoàng Hưng: 'Chúng tôi không muốn làm liệt sỹ quá sớm'
Bốn gương mặt của Tô Thùy Yên
Huy Cận: nghiệp thi ca và nghiệp quan trường
Trần Vàng Sao và lời thơ 'yêu nước đau đớn'
Bài thơ viết:
"Em ơi! Hà Nội - phố!Ta còn em mùi hoàng lan.Ta còn em mùi hoa sữa.Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?Cọt kẹt bước chân quen.Thang gác thời gianMòn thân gỗ.Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ..."
Một phần trong trường ca sau đó được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc Em Ơi! Hà Nội Phố.
Bài hát được nhiều ca sĩ trong nước và hải ngoại như Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Mỹ Linh… thể hiện và được xem là một trong những bài hát trữ tình hay nhất về thủ đô của Việt Nam.
Hôm 17/7, nhà thơ Lý Đợi bình luận với BBC từ TP Hồ Chí Minh:
"Tôi gặp ông Phan Vũ ngoài đời chừng năm, sáu lần, thì trong đó có ba lần ông nằm ở bệnh viện, và lần này là ở nhà tang lễ. Tôi và ông ngoài tình đồng hương xứ Quảng, còn hứa hẹn với nhau sẽ làm một hai việc liên quan đến thơ, nhưng chưa việc nào thành. Nhớ hồi năm 2003, khi nghệ sĩ Ly Hoàng Ly mời nhà thơ Phan Vũ, nhà văn Phan Hồn Nhiên, nghệ sĩ múa Phúc Hùng - Hồng Châu, nhóm Mở Miệng và các bạn bên nghệ thuật thị giác cùng làm workshop trong khoảng một tháng. Chương trình có tên Xuyên Biên Giới - Pushing Through Borders, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Khi biết tin này, ông Phan Vũ vui lắm, vì ông nghĩ rằng thời Nhân văn - Giai phẩm nay có thể đã qua, ông và Mở Miệng sẽ đọc thơ tơi bời."
"Thế nhưng, như có thể đoán biết trước, nhóm Mở Miệng đã bị chính quyền cản trở quyết liệt, không cho tham gia, phải ngừng giữa chừng. Ngày ra mắt, điện, đèn của Blue Space đột ngột bị cắt, những chuẩn bị về âm thanh, ánh sáng, video xem như vô hiệu. Sân trong của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tối thui."
Tập thơ nạm vàng vẫn say đắm người thời nay
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo qua đời ở Hà Nội
Xuân Quỳnh và giải thưởng Hồ Chí Minh
"Ly Hoàng Ly lập tức cho thắp nhiều đèn dầu, đưa khán giả các đèn pin, nhờ họ soi vào các màn trình diễn, khán giả hợp tác rất nhịp nhàng. Trong ánh sáng tạm bợ đó, Phan Vũ đọc vang bài Em Ơi! Hà Nội Phố, Ly Hoàng Ly thì gõ vang vào chiếc thùng thiếc - vốn thuộc một sắp đặt của Ly, Phúc Hùng - Hồng Châu múa tương tác. Rồi Ly Hoàng Ly đọc bài thơ Người Đàn Bà Và Căn Nhà Cổ, ném đũa, nghệ sĩ Anida cũng đọc thơ."
"Thơ xen lẫn thơ. Nghệ sĩ Bùi Công Khánh đóng con dấu đỏ lên người. Họa sĩ Nguyễn Phạm Trung Hậu đi đi lại lại... Mọi người di chuyển ngẫu hứng cùng nhau. Bóng đổ trên các bức tường bao quanh. Bóng ùa ùa lên bóng. Khán giả im phăng phắc. Màn trình diễn khá dài, khi vừa kết thúc thì điện có trở lại."
"Dù khó khăn và bị ngăn cản nhiều thứ, chỉ có nhóm Mở Miệng phải rời khỏi cuộc chơi, Ly Hoàng Ly và cộng sự vẫn làm được Xuyên Biên Giới. Sau chương trình khoảng một tuần, ông Phan Vũ rủ tôi đi uống bia, trong câu chuyện dài, ông đưa ra vài kết luận, trong đó có ý người sáng tạo thì nỗ lực đổi mới, còn chính quyền thì nỗ lực ngăn trở, phá bĩnh. Những người Nhân văn - Giai phẩm có thể chết đi hết, nhưng những ứng xử như với thời Nhân văn - Giai phẩm thì vẫn tái diễn."
Tin liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48999800
Geen opmerkingen:
Een reactie posten