dinsdag 9 juli 2019

Dịch tả lợn châu Phi: Châu Á đối phó với tình trạng này ra sao?

https://www.facebook.com/dichtaheochauphi/

Dịch tả lợn châu Phi: Châu Á đối phó với tình trạng này ra sao?

  • 4 tháng 7 2019

A pig staring into the camera Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Dịch tả heo châu Phi ảnh hưởng những nước mà thịt heo là thức ăn chính

Các quốc gia khắp châu Á đang vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi. Tình trạng này đang đe dọa sinh kế của hàng triệu gia đình sống dựa vào việc chăn nuôi lợn.
Loại virút rất dễ lây lan và không thể chữa được này gây tử vong cho lợn nhưng không gây nguy hiểm cho con người.
Bệnh dịch này ban đầu lây lan từ châu Phi sang châu Âu và hiện đang ảnh hưởng một số nước châu Á, nơi thịt lợn được ưa chuộng nhiều trong các chế độ ăn uống.
Việt Nam: Dịch tả heo châu Phi hoành hành
Nguy cơ dịch virus Zika ở Việt Nam
FAO: Việt Nam cần 'tình trạng khẩn cấp' về sốt heo ASF
Nó đang gây lo ngại đặc biệt ở Trung Quốc, nơi có một nửa số lợn trên thế giới.
BBC xem xét các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn căn bệnh này.

A butcher sells pork at a market in China Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Sự bùng phát của bệnh dịch tả lợn đã khiến thịt heo tăng giá tại Trung Quốc
Virút có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với lợn bị nhiễm bệnh và lợn rừng, thông qua thức ăn chăn nuôi bị nhiễm bệnh và trên quần áo và thiết bị nông nghiệp.
Bùng phát bệnh dịch đã được báo cáo ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Mông Cổ, Việt Nam và Campuchia, nơi hàng chục triệu gia đình sống bằng nghề chăn nuôi lợn.
Liên Hiệp Quốc dự đoán bệnh dịch này sẽ tiếp tục lan rộng vì nhiều trang trại nhỏ thiếu kinh phí hoặc chuyên môn để bảo vệ đàn gia súc của họ. Không có cách nào để điều trị động vật bị nhiễm bệnh.
Hàng triệu con lợn đang bị tiêu hủy trong một nỗ lực tuyệt vọng để ngăn chặn căn bệnh này, theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc.
  • 1.1 triệu ở Trung Quốc
  • 2.6 Triệu ở Việt Nam
  • 3,115 ở Mông Cổ
  • 2,400 ở Campuchia

Trung Quốc là nước đầu tiên tuyên bố bùng phát

Trung Quốc báo cáo một đợt bùng phát dịch tả lợn vào tháng 8 năm 2018 và kể từ đó, virút này đã lan rộng ra hầu hết các vùng của nước này, Martin Yip, thuộc ban Trung Quốc của BBC cho biết.
Nhà chức trách Trung Quốc đã khởi động chiến dịch tiêu hủy lợn và đóng cửa thị trường thịt sống sau khi dịch bệnh được xác nhận, cũng như cấm nông dân cho động vật của họ ăn thức ăn thừa của con người. Đây là một giải pháp khá phổ biến đối với các trại nuôi lợn nhỏ có nguy cơ truyền bệnh.
Trung Quốc đã được Tiến sĩ Monique Eloit, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) khen ngợi nỗ lực chống lại bệnh sốt lợn.
Tuy nhiên, một số người nghi ngờ sự bùng phát của bệnh dịch đã được báo cáo dưới mức.
Nhiều người ở Trung Quốc phụ thuộc vào thịt lợn và hậu quả kinh tế có thể là tàn phá đối với nông dân.
Giá thịt lợn tăng 29,3% trong năm tính đến tháng Năm, theo số liệu của chính phủ, và có thể tăng cao hơn nữa.

pork consumption

Lây lan qua Việt Nam

Vào tháng 2 năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ ba, sau Trung Quốc và Mông Cổ, báo cáo về sự bùng phát.
Tính đến ngày 17 tháng 6, căn bệnh này đã lan đến 58 trên 63 thành phố và tỉnh thành Việt Nam. Chính phủ cảnh báo rằng bệnh dịch tả lợn đặt ra thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi của nước này.
Vào tháng 3, thủ tướng Việt Nam cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn và thịt lợn bị nghi là nhập lậu vào nước này.
Nông dân được hứa bồi thường cho những con lợn bị tiêu hủy trị với giá tối thiểu 80% giá thị trường.
Bệnh dịch vẫn còn bùng phát nghiêm trọng mặc cho những nỗ lực của chính phủ.
Dự kiến sản lượng thịt lợn tại Việt Nam sẽ giảm ít nhất 10% trong năm nay.

Vets weighing a dead pig in Vietnam before burying it in a quarantined pit Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption More than 2 million pigs have been culled in Vietnam

Biện pháp phòng ngừa cho Nam Hàn

Hyung Eun Kim thuộc BBC Tiếng Hàn cho biết, Bắc Hàn đã báo cáo sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi cho Tổ chức Thú y Thế giới vào cuối tháng 5.
Nam Hàn đề nghị cung cấp kiểm dịch và hỗ trợ y tế cho Bắc Hàn, nhưng các quan chức nói rằng họ không nhận được phản hồi.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã cảnh báo mọi người về bệnh dịch này kể từ cuối năm 2018, Jo Chung Hee, một người đào thoát Bắc Hàn, từng làm việc trong bộ nông nghiệp của nước này nói.
Nam Hàn đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn bệnh dịch xâm nhập vào nước này, gồm lệnh cấm sử dụng chất thải thực phẩm để nuôi gia súc.

Pork being sold at a market in Seoul, South Korea Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Nam Hàn đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa sự lan truyền của dịch tả lợn châu Phi vào quốc gia này
Quân đội Nam Hàn đã được ủy quyền để giết bất kỳ con lợn rừng nào nhìn thấy qua khu vực ngăn cách hai miền Bắc và Nam.
Những con lợn đực bị nhiễm bệnh khó có cơ hội đi qua khu vực được canh gác và củng cố nghiêm ngặt này. Nhưng Thủ tướng Nam Hàn đã nhiều lần đến thăm khu vực này để nâng cao nhận thức về căn bệnh dịch nguy hiểm.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten