Hà Nội trấn an dư luận về việc bị Mỹ đánh thuế thép hơn 400%
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lãnh đạo Bộ Công Thương CSVN khẳng định những sản phẩm thép “thuần Việt” vẫn được bán sang Hoa Kỳ, không bị ảnh hưởng vì biện pháp đánh thuế của Mỹ.
Động thái này được cho là nhằm xoa dịu công luận sau khi Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) tuyên bố áp dụng thuế quan 456.23% trên các sản phẩm thép nhập cảng từ Việt Nam và sử dụng nguyên liệu từ Nam Hàn và Đài Loan.
Sau 11 tháng điều tra, ngày 2 Tháng Bảy, 2019, DOC đã kết luận sản phẩm thép cán nguội và thép chống ăn mòn sử dụng thép cán nóng nhập cảng từ Nam Hàn, Đài Loan là “chuyển đổi không đáng kể,” giúp lẩn tránh thuế mà Mỹ đang áp dụng. Do đó, Hải Quan Mỹ được đề nghị thu thuế lên tới 456.23% với thép nhập cảng từ Việt Nam có sử dụng vật liệu từ hai nơi này.
Nói với báo VNExpress ngày 5 Tháng Bảy, ông Lê Triệu Dũng, cục trưởng Cục Phòng Vệ Thương Mại, Bộ Công Thương, cho biết: “Trường hợp thép cán nguội, thép chống ăn mòn được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam (thuần Việt) không bị áp thuế theo quyết định này.”
Cũng theo ông Dũng, theo quy định trước đây của Mỹ, nếu doanh nghiệp nhập thép cán nóng sau đó sản xuất thành loại thép khác sẽ được coi là “chuyển đổi đáng kể,” nghĩa là không thay đổi nguồn gốc của sản phẩm đó, nên không bị coi là lẩn tránh thuế. Nhưng ba năm gần đây, Mỹ đã thay đổi quan điểm và yêu cầu thép phải được sản xuất trong nước mới được coi là không lẩn tránh thuế.
Ông cục trưởng khẳng định: “Trong quá trình điều tra đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp Hội Thép, các doanh nghiệp liên quan để cung cấp thông tin về quá trình sản xuất tại Việt Nam cũng như mức độ giá trị gia tăng của sản phẩm.”
Bộ Công Thương cũng đã cảnh báo việc các cơ quan điều tra của các nước ngoại quốc nhập cảng “có thể thay đổi quyết định, đề ra những quy định khắt khe hơn để doanh nghiệp nghiên cứu phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.”
Đại diện Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA) cũng không bất ngờ về phán quyết sơ bộ của DOC. Ông Nguyễn Văn Sưa, cựu phó chủ tịch VSA, cho rằng quyết định áp thuế của Mỹ với một số mặt hàng thép Việt Nam “không phải là tín hiệu đáng lo ngại với ngành thép trong nước.”
Năm 2017, Mỹ từng đánh thuế tương tự với thép Việt, và lúc đó ngành thép chỉ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn bởi từ Tháng Sáu, 2017, Formosa Hà Tĩnh đã sản xuất được thép cán nóng, nguyên liệu để làm thép cán nguội và thép chống gỉ (thép mạ, thép phủ màu).
Nói về việc lẩn tránh thuế này với báo VNExpress, ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công Thương, cho hay phần lớn nằm ở một số doanh nghiệp FDI lấy nguyên liệu thép cán nóng nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan… rồi gia công thành sản phẩm, rồi bán sang Mỹ. Doanh nghiệp thép Việt Nam đã “biết điều này nên có sự chuẩn bị từ năm ngoái.”
Theo ông Khánh, nếu doanh nghiệp sử dụng thép cán nóng trong nước, hoặc từ các quốc gia không bị Mỹ đánh thuế thì vẫn bán được sản phẩm sang Mỹ.
Sau kết luận sơ bộ, theo thông lệ Mỹ sẽ đưa ra kết luận chính thức trong ba, bốn tháng tới.
“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, phù hợp với quy định pháp luật, quy định của WTO và ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế,” ông Dũng nói.
Tin cho biết, từ Tháng Mười Hai, 2015, đến Tháng Hai, 2016, Mỹ đã áp thuế lên các sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội từ Nam Hàn và Đài Loan. Cũng theo phía Mỹ, từ đó đến Tháng Tư, 2019, xuất cảng thép chống gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh so với trước.
Phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ được thực hiện dựa trên yêu cầu từ phía của một số doanh nghiệp Mỹ bao gồm ArcelorMittal, Nucor Corp, United States Steel Corp, Steel Dynamics Inc, California Steel Industries, và AK Steel Corp. (Tr.N)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ha-noi-bien-minh-viec-my-danh-thue-thep/
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lãnh đạo Bộ Công Thương CSVN khẳng định những sản phẩm thép “thuần Việt” vẫn được bán sang Hoa Kỳ, không bị ảnh hưởng vì biện pháp đánh thuế của Mỹ.
Động thái này được cho là nhằm xoa dịu công luận sau khi Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) tuyên bố áp dụng thuế quan 456.23% trên các sản phẩm thép nhập cảng từ Việt Nam và sử dụng nguyên liệu từ Nam Hàn và Đài Loan.
Sau 11 tháng điều tra, ngày 2 Tháng Bảy, 2019, DOC đã kết luận sản phẩm thép cán nguội và thép chống ăn mòn sử dụng thép cán nóng nhập cảng từ Nam Hàn, Đài Loan là “chuyển đổi không đáng kể,” giúp lẩn tránh thuế mà Mỹ đang áp dụng. Do đó, Hải Quan Mỹ được đề nghị thu thuế lên tới 456.23% với thép nhập cảng từ Việt Nam có sử dụng vật liệu từ hai nơi này.
Nói với báo VNExpress ngày 5 Tháng Bảy, ông Lê Triệu Dũng, cục trưởng Cục Phòng Vệ Thương Mại, Bộ Công Thương, cho biết: “Trường hợp thép cán nguội, thép chống ăn mòn được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam (thuần Việt) không bị áp thuế theo quyết định này.”
Cũng theo ông Dũng, theo quy định trước đây của Mỹ, nếu doanh nghiệp nhập thép cán nóng sau đó sản xuất thành loại thép khác sẽ được coi là “chuyển đổi đáng kể,” nghĩa là không thay đổi nguồn gốc của sản phẩm đó, nên không bị coi là lẩn tránh thuế. Nhưng ba năm gần đây, Mỹ đã thay đổi quan điểm và yêu cầu thép phải được sản xuất trong nước mới được coi là không lẩn tránh thuế.
Ông cục trưởng khẳng định: “Trong quá trình điều tra đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp Hội Thép, các doanh nghiệp liên quan để cung cấp thông tin về quá trình sản xuất tại Việt Nam cũng như mức độ giá trị gia tăng của sản phẩm.”
Bộ Công Thương cũng đã cảnh báo việc các cơ quan điều tra của các nước ngoại quốc nhập cảng “có thể thay đổi quyết định, đề ra những quy định khắt khe hơn để doanh nghiệp nghiên cứu phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.”
Đại diện Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA) cũng không bất ngờ về phán quyết sơ bộ của DOC. Ông Nguyễn Văn Sưa, cựu phó chủ tịch VSA, cho rằng quyết định áp thuế của Mỹ với một số mặt hàng thép Việt Nam “không phải là tín hiệu đáng lo ngại với ngành thép trong nước.”
Năm 2017, Mỹ từng đánh thuế tương tự với thép Việt, và lúc đó ngành thép chỉ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn bởi từ Tháng Sáu, 2017, Formosa Hà Tĩnh đã sản xuất được thép cán nóng, nguyên liệu để làm thép cán nguội và thép chống gỉ (thép mạ, thép phủ màu).
Nói về việc lẩn tránh thuế này với báo VNExpress, ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công Thương, cho hay phần lớn nằm ở một số doanh nghiệp FDI lấy nguyên liệu thép cán nóng nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan… rồi gia công thành sản phẩm, rồi bán sang Mỹ. Doanh nghiệp thép Việt Nam đã “biết điều này nên có sự chuẩn bị từ năm ngoái.”
Theo ông Khánh, nếu doanh nghiệp sử dụng thép cán nóng trong nước, hoặc từ các quốc gia không bị Mỹ đánh thuế thì vẫn bán được sản phẩm sang Mỹ.
Sau kết luận sơ bộ, theo thông lệ Mỹ sẽ đưa ra kết luận chính thức trong ba, bốn tháng tới.
“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, phù hợp với quy định pháp luật, quy định của WTO và ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế,” ông Dũng nói.
Tin cho biết, từ Tháng Mười Hai, 2015, đến Tháng Hai, 2016, Mỹ đã áp thuế lên các sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội từ Nam Hàn và Đài Loan. Cũng theo phía Mỹ, từ đó đến Tháng Tư, 2019, xuất cảng thép chống gỉ và thép cán nguội từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh so với trước.
Phán quyết của Bộ Thương Mại Mỹ được thực hiện dựa trên yêu cầu từ phía của một số doanh nghiệp Mỹ bao gồm ArcelorMittal, Nucor Corp, United States Steel Corp, Steel Dynamics Inc, California Steel Industries, và AK Steel Corp. (Tr.N)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ha-noi-bien-minh-viec-my-danh-thue-thep/
Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật
Copyright © 2018, Người Việt Daily News
Copyright © 2018, Người Việt Daily News
Mỹ mạnh tay áp thuế hơn 400% trên thép từ Việt Nam
VIỆT NAM (NV) – Bộ Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng thuế quan 456,23% trên các sản phẩm thép nhập cảng từ Việt Nam và sử dụng nguyên liệu từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Tin Bloomberg cho hay, trong ba quyết định sơ khởi về thép Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan. Sau đó số thép này đã được chuyển đến Việt Nam để gia công nhỏ trước khi xuất cảng sang Hoa Kỳ dưới dạng các sản phẩm thép chống han rỉ và thép cán nguội.
Theo một nguồn tin khác từ Reuters, Bộ Thương mại Mỹ nói rằng cơ quan này phát hiện thấy các sản phẩm thép chống han rỉ (corrosion-resistant steel) và thép cán nguội sản xuất ở Việt Nam bằng thép chất nền (substrate) có xuất xứ Hàn Quốc hoặc Đài Loan đã né tránh thuế của Mỹ trên hai xứ này nhằm chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cuộc điều tra đã được Bộ Thương Mại Mỹ thi hành theo đề nghị của các công ty thép ở Mỹ gồm ArcelorMittal, Nucor Corp, United States Steel Corp, Steel Dynamics Inc, Califronia Steel Industries, và AK Steel.
Tuyên bố của Bộ Thương Mại Mỹ nêu rõ Hoa Kỳ áp thuế lên các sản phẩm thép trên từ Hàn Quốc và Đài Loan từ Tháng 12, 2015 và Tháng Hai, 2016. Từ đó cho đến Tháng Tư, 2019, số lượng xuất cảng các loại thép trên từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng 332% và 916% so với cùng thời kỳ năm trước đó.
Chính quyền Trump đã tăng áp lực để Việt Nam điều chỉnh cán cân thương mại bằng cách áp thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khi cân nhắc đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ.
Chỉ một tuần trước đây, trong cuộc phỏng vấn với đài FoxNews, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã không ngần ngại chỉ trích Việt Nam lạm dùng trong thương mại.
“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc.” Ông Trump nói trên FoxNews.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản ứng về quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ. Tuy nhiên, Giám Đốc Kinh Tế ING Bank ở châu Á Thái Bình Dương, Rob Carnell trả lời Bloomberg rằng điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
“Khi bạn tăng chi phí thì mọi người sẽ cố gắng tìm cách đối phó và tránh né. Đó là bản chất con người.” Ông Rob Carnell nói.
Theo Bloomberg cho hay, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết trong tuần này, họ đã nói chuyện với các giới chức và hy vọng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những hành động cần thiết để giải quyết các mối quan tâm của chúng tôi theo tinh thần hợp tác và xây dựng.
Việt Nam vốn là một trong những đối tác thương mại lớn của Mỹ và là một quốc gia được cho là hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo dữ liệu của Hoa Kỳ, thặng dư thương mại hàng năm của Việt Nam với Hoa Kỳ vượt $20 tỷ từ năm 2014 và đạt $39,5 tỷ vào năm ngoái, cao nhất trong lịch sử từ năm 1990. (C.L)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/my-manh-tay-ap-thue-hon-400-voi-san-pham-thep-tu-viet-nam/
Mỹ áp thuế hơn 400% lên thép từ VN 'xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan'
Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ áp thuế lên tới 456% đối với một số loại thép sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan, sau đó được đưa sang Việt Nam để gia công và cuối cùng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Thuế đối với các sản phẩm của Hàn Quốc và Đài Loan được áp dụng vào tháng 12/2015 và tháng 2/2016. Kể từ các thời điểm nói trên đến tháng 4/2019, các lô hàng thép chống ăn mòn và thép cán nguội từ Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đã tăng thêm 332% và 916% so với các giai đoạn tương tự ngay trước đó, thông cáo cho biết.
Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi 'bị Trump dọa'?
Trump: Chiến tranh Việt Nam 'tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng tham gia'
Thương mại: Ông Donald Trump đe dọa Việt Nam
Thông cáo cũng cho hay cuộc điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được bắt đầu theo yêu cầu của ArcelorMittal SA Hoa Kỳ, Nucor Corp, United States Steel Corp, Steel Dynamics Inc, California Steel Industries và AK Steel Corp.
Thông cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng cáo buộc một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thép từ Việt Nam để trốn thuế trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai đối tác thương mại Hòa Kỳ và Việt Nam, theo Bloomberg.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản hồi đối với yêu cầu bình luận về vụ việc từ Bloomberg.
"Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số công ty sẽ tìm cách đưa hàng sang các nước như Việt Nam. Bạn tăng chi phí và người ta tìm cách để tránh, đó là bản chất của con người," Robert Carnell, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Ngân hàng ING cho Bloomberg hay.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đang điều tra sáu công ty Mỹ với cáo buộc trốn thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu và phân loại sai các phụ kiện ống thép carbon do Trung Quốc sản xuất qua Campuchia, theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh.
Hoa Kỳ đang gia tăng chỉ trích Việt Nam, một trong những đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ và là một nền kinh tế hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. Ông Trump đã mô tả Việt Nam tuần trước 'gần như là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất', khi được hỏi liệu ông có muốn áp chính sách thuế lên hàng hóa của Việt Nam hay không.
Chính phủ Việt Nam sau đó nói đang 'tích cực' làm giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ và đang có cách biện pháp ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc tuồn hàng sang Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết họ đã nói chuyện với chính quyền Việt Nam trong tuần này và hy vọng Việt Nam "sẽ có động thái trong thời gian tới để giải quyết các quan ngại của chúng tôi trên tinh thần xây dựng", theo Bloomberg.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten