dinsdag 6 februari 2018

Việt Nam đẩy nhanh cổ phần hóa các tập đoàn Nhà nước [...bán cho nước ngoài !] để lấy tiền trả... "nợ công" đang tăng nhanh tới ngưỡng báo động là 65% GDP tức khoảng 150 tỷ USD + Giá xăng... tăng vọt từ 10-000 đồng/lít tới 20.000 đồng/lít [... ná thở !]

Giá bán lẻ xăng dầu
Sản phẩm
Vùng 1
20.580
20.990
20.380
20.780
18.670
19.040
16.000
16.320
15.950
16.260
14.560
14.850

http://www.petrolimex.com.vn/

Việt Nam đẩy nhanh cổ phần hóa các tập đoàn Nhà nước

Việt Nam đẩy nhanh cổ phần hóa các tập đoàn Nhà nước
Một dây chuyền sản xuất tại một nhà máy của Sabeco. Việc thoái vốn Nhà nước của tập đoàn này trong năm 2017 đã được xem là một thành công.REUTERS/Kham

    Xu hướng rõ rệt nhất về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2018 có lẽ là tiến trình thoái vốn các tập đoàn Nhà nước sẽ được đẩy nhanh, trong nỗ lực của chính phủ nhằm mở cửa hơn nữa nền kinh tế và bù đắp ngân sách Nhà nước do nợ công đang tăng cao một cách đáng ngại.

    Năm 2017 đã kết thúc với vụ thoái vốn đáng chú ý tại tập đoàn Sabeco ( Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn ), tập đoàn nổi tiếng với 2 thương hiệu bia 333 và bia Saigon. Bộ Công Thương đã thoái 53,59% vốn Nhà nước tại Sabeco, thu về cho Nhà nước 4,8 tỷ đôla. Đây là vụ thoái vốn lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường Việt Nam.
    Theo nhận định của trang mạng The Diplomat ngày 21/12/2017, việc bán cổ phần ở Sabeco là bước lớn đầu tiên trong kế hoạch thoái vốn Nhà nước từ các tập đoàn nhằm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa nền kinh tế Việt Nam. Đây được coi như là chính sách « Đổi Mới tập hai ».
    Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Sài Gòn, chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn cho rằng, nếu thành công, kế hoạch thoái vốn Nhà nước từ các tập đoàn sẽ có tác động tích cực lên nền kinh tế Việt Nam.
    Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn : Trước đây, chính phủ nào cũng đều có kế hoạch đẩy mạnh cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong nhiều năm, tiến trình cổ phần hóa này hơi chậm. Nguyên nhân đầu tiên là phần lớn chương trình cổ phần hóa đầu tiên là muốn đưa những doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả vào cổ phần hóa.
    Việc cổ phần hóa những doanh nghiệp không hiệu quả như vậy dĩ nhiên là không được sự hoan nghênh của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư trong nước. Do đó nó bị chậm. Còn những công ty Nhà nước làm ăn có lời thì người ta lại không đặt vấn đề cổ phần hóa. Ngay cả ban giám đốc những công ty đó cũng viện lý do đây là công ty đang làm ăn hiệu quả của Nhà nước thì tại sao lại cổ phần hóa. Cho đến gần đây, khi có chính phủ mới, chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc đẩy mạnh cổ phần hóa mới rõ nét.
    Nguyên nhân thứ hai là trong thời gian trước đây, khi chúng ta phát triển những tập đoàn Nhà nước có những vị trí rất quan trọng, thì song song với việc phát triển những tập đoàn đó theo chiều dọc cũng như chiều ngang, các tập đoàn đó cũng đã phải vay một số nợ rất lớn từ nước ngoài, góp phần làm tăng nợ công. Nay tình hình đã trở nên cấp bách, cần phải giải quyết bài toán đó. Do vậy, việc cổ phần hóa những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả như Vinamilk và gần đây là Sabeco.
    Tôi cho rằng việc bán các cổ phiếu của Sabeco là một thành công rất lớn, được giá rất tốt và được một số tiền rất cao, hơn 4 tỷ đôla. Tôi nghĩ nó cũng sẽ là một khởi đầu để chính phủ tiếp tục cổ phần hóa những tập đoàn Nhà nước có những vị trí then chốt hơn trong nền kinh tế, mà không phải là trong những vị trí có tính chất an ninh quốc gia. Tôi nghĩ là trong lĩnh vực thương mại hay dịch vụ, cũng nên đẩy mạnh cổ phần hóa, để một mặt thu về ngân sách một số tiền rất lớn, hỗ trợ cho việc trả nợ nước ngoài, giảm bớt số nợ công của quốc gia.
    RFI : Những tập đoàn được thoái vốn trong năm 2018 này liệu có sẽ gặp thành công như Sabeco ?
    Huỳnh Bửu Sơn :Thành công của việc thoái vốn thì tùy thuộc vào việc chọn lựa tập đoàn : hoạt động trong lĩnh vực nào, hiệu quả đến mức nào, cách đánh giá tập đoàn đó như thế nào, chọn người nào để đi thương thảo cho việc thoái vốn đó. Tôi cho rằng đây là một kế hoạc phải được nghiên cứu cẩn thận và phải có những người chuyên môn trong lĩnh vực này để hỗ trợ bán được cho đúng đối tượng và với giá phù hợp cũng như là tốt cho chính phủ Việt Nam.
    Đặc biệt là chọn lựa những tập đoàn nào làm ăn hiệu quả cũng như là tính toán tỷ lệ nào để bán ra và các nhà đầu tư chiến lược nào có thể tham gia. Đây là những vấn đề phải nghiên cứu kỹ để bảo đảm thành công cho việc thoái vốn Nhà nước.
    RFI : Khi muốn mua cổ phần của một tập đoàn nào, các nhà đầu tư phải xem tập đoàn đó có làm ăn hiệu quả không, cũng như định giá được trị giá tài sản của tập đoàn đó. Việt Nam vẫn thiếu minh bạch thông tin về vấn đề này. Liệu đó có phải là một cản lực cho tiến trình thoái vốn Nhà nước?
    Huỳnh Bửu Sơn:Về thiếu minh bạch thông tin thì đúng là trước đây một số tập đoàn lớn khi chưa chuẩn bị để bán cổ phiếu ra thị trường thì đương nhiên là họ không có nhu cầu để công bố thông tin. Nhưng một khi đã có quyết định bán cổ phiếu ra thị trường rồi thì tôi nghĩ rằng việc công bố những thông tin về những hoạt động, ít nhất trong 3 năm, của tập đoàn là một việc hết sức cần thiết để cho các nhà đầu tư có đủ thông tin để họ quyết định.
    Tôi cho rằng đây cũng là một cơ hội. Việc công khai hóa những thông tin chính xác, không chỉ của các tập đoàn lớn, mà của các doanh nghiệp quốc doanh trong chương trình cổ phần hóa, cũng như của các doanh nghiệp tư nhân, để làm cho nền kinh tế Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trở nên rõ ràng hơn, minh bạch hơn là một điều tốt không những cho doanh nghiệp Việt Nam, mà cả nền kinh tế Việt Nam.
    RFI :Việc thoái vốn Nhà nước theo ông sẽ có tác động như thế nào đến tiến trình cải tổ kinh tế nói chung ở Việt Nam ?
    Huỳnh Bửu Sơn :Nó sẽ có tác động rất tích cực. Như kinh nghiệm trước đây của Trung Quốc, đối với doanh nghiệp, họ chú trọng đến cái « sở tại » hơn là « sở hữu », vì doanh nghiệp đặt ở đâu, ở nước nào, sử dụng lao động, nguồn nguyên liệu ở đâu mang tính chất quyết định cho nền kinh tế của nước đó hơn là ai, chính phủ nước đó hay tư nhân nước đó, làm chủ.
    Nếu các doanh nghiệp ở Việt Nam mở rộng được cánh cửa để cho các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, để có thể tiếp nhận không chỉ nguồn vốn, mà cả những kỹ năng quản trị, tiếp thị, công nghệ, thì tôi cho rằng đây là một điều tốt, làm tăng hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả thì có nghĩa là sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng lên, góp phần lớn vào phát triển kinh tế và tăng GDP của Việt Nam.

    1. 1
    2. 2
    3. 3
    4. ...
    5. trang sau >
    6. trang cuối >                 
    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180122-viet-nam-day-nhanh-co-phan-hoa-cac-tap-doan-nha-nuoc



    Nợ công của Việt Nam vẫn tăng nhanh

    Nợ công của Việt Nam vẫn tăng nhanh
    Một nhà máy sản xuất quần áo ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh chụp ngày 23/05/2017.Reuters

      Báo cáo Đánh giá về chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân Hàng Thế Giới thực hiện và được công bố vào đầu tháng 10 vừa qua cho thấy, tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 51,7% năm 2010 lên 61% năm 2015. Báo cáo này cho rằng vấn đề đáng lo ngại là Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất thế giới, khoảng 10% trong 5 năm qua.

      Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo, nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại nghiêm trọng về bền vững tài khóa. Lời cảnh báo này không thừa, vì theo số liệu mới nhất của bộ Tài Chính, tính đến năm 2016, nợ công của Việt Nam đã tiếp tục tăng lên đến 64,7% GDP, tức là gần ngưỡng báo động 65%.
      Với mức tăng nhanh như vậy, gánh nặng nợ công có thể sẽ kềm hãm mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đó là điều mà chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh muốn cảnh báo khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ:
      Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh 03/11/2017 Nghe

      RFI: Thưa ông Lê Đăng Doanh, tỷ lệ nợ công của Việt Nam trên thực tế là như thế nào?
      TS Lê Đăng Doanh: Vừa rồi thì Ngân Hàng Thế Giới có báo cáo về tình hình tài chính và nợ công. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cũng có báo cáo về tình hình ngân sách và nợ công. Cả hai báo cáo đều thống nhất ở một điểm là nợ công của Việt Nam đã lên đến mức trần có thể chấp nhận được là 65% GDP và tốc độ tăng nợ công là rất nhanh. Họ khuyến cáo là cần phải có những biện pháp để giải quyết, nếu không thì sẽ dẫn đến những tình huống phức tạp.Tôi hoàn toàn nhất trí rằng tình hình nợ công của Việt Nam là phức tạp và mức độ tăng nợ công lên rất nhanh.
      Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 11/2016 đã ra nghị quyết 07 về tái cơ cấu ngân sách và giải quyết vấn đề bội chi. Cho đến nay, việc giải quyết vẫn chủ yếu là ở bộ Tài Chính. Có nhiều dự kiến là sẽ tăng thu thuế, như tăng phí môi trường trong xăng dầu từ 3.000 đồng lên 8.000/lít, tăng thuế giá trị gia tăng VAT, rồi đánh thuế vào bia, nước ngọt, rồi thêm các loại thuế và phí khác.
      Còn về việc giảm chi và tiến tới cân bằng ngân sách để giảm nợ công thì cho tới nay chưa có bước đi và kế hoạch cụ thể để giảm các bộ máy, giảm sự trùng lặp, sự cồng kềnh và không có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách và kiểm soát nợ công.
      RFI:Thưa ông Lê Đăng Doanh, trong vấn đề nợ công thì trách nhiệm của các doanh nghiệp Nhà nước là như thế nào? Bởi vì có những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, mà Nhà nước vẫn phải tiếp tục gánh?
      TS Lê Đăng Doanh: Rất tiếc là các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp phần quan trọng vào việc tăng nợ công. Chúng ta đều biết là có 12 dự án đầu tư không hiệu quả và hiện nay cần phải xử lý ở chổ bộ Công Thương. Ngoài ra, bộ Tài Chính đã báo cáo có đến 72 dự án đầu tư khác của các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang có vấn đề và có thể gây thua lỗ.
      Lẽ ra các doanh nghiệp Nhà nước phải là nguồn tăng thu và cải thiện nợ công, thì các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay lại đóng góp phần đáng kể vào việc tăng nợ công, tăng gánh nặng lên ngân sách và tăng gánh nặng trả nợ đối với chính phủ.
      RFI: Một lý do khác phải chăng cũng là vì Việt Nam nay đã là một quốc gia có thu nhập trung bình, nên không còn được hưởng những khoản vay ưu đãi như trước đây nữa?
      TS Lê Đăng Doanh: Theo quy định thì một khi đã ra khỏi ngưỡng là một nước nghèo để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, như Việt Nam hiện nay có thu nhập bình quân tính theo đầu người khoảng 2.200 đôla/năm, thì những ưu đãi về vay vốn với lãi suất thấp và có thời gian ân hạn dài, khoảng 10 năm, sẽ không còn. Việt Nam nay phải vay với lãi suất cao hơn và ân hạn cũng ngắn hơn.
      Điều đó đòi hỏi là nếu vay vốn, thì Việt Nam phải tổ chức đầu tư một cách rất có hiệu quả, để nhanh chóng đưa đồng vốn đó vào sản xuất, kinh doanh có lãi, rồi lấy số lãi đó trả được nợ cũng như lãi suất đã vay của các tổ chức tín dụng khác.
      RFI:Tức là trong trường hợp của Việt Nam thì có nguy cơ là lãi mẹ đẻ lãi con khiến cho mức nợ tăng theo?
      TS Lê Đăng Doanh: Vâng. Việt Nam nay phải bán trái phiếu chính phủ ở thị trường trong nước và với một lãi suất khá là cao, 8 hoặc 9%. Nguồn thu của việc bán trái phiếu được dùng để trả lãi cho nợ cũ và trả một phần vốn vay, chứ không trả được hết. Vì vậy nợ mới cộng với một phần nợ cũ chưa trả được làm cho tốc độ nợ công tăng nhanh lên.
      Cũng phải lưu ý rằng số nợ công được công bố ở đây chủ yếu là nợ của chính phủ, chứ nợ của doanh nghiệp Nhà nước chưa được cộng đầy đủ vào đấy. Chúng ta đều biết là theo thông lệ quốc tế, nếu doanh nghiệp Nhà nước vay mà không trả được, bên chủ nợ có thể kiện ra tòa án hoặc trọng tài. Nếu như không trả nợ được thì họ có thể tạm thời tịch biên một máy bay, một tàu thủy, hoặc một tài sản nào đó của Việt Nam để gây áp lực buộc Việt Nam trả nợ.
      Vì vậy, dù muốn hay không muốn, một phần rất lớn số nợ của doanh nghiệp Nhà nước sẽ do chính phủ Việt Nam trang trải. Đó là một gánh nặng và số đó chưa tính vào số 65% GDP.
      RFI:Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn phát triển và cần phải duy trì một mức tăng trưởng cao, cũng như cần tiếp tục đầu tư vào các cơ sở hạ tầng. Nợ công tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?
      TS Lê Đăng Doanh: Nợ công tăng cao sẽ là một gánh nặng lớn đối với ngân sách Nhà nước trước mắt và trong tương lai. Cơ cấu chi ngân sách hiện nay là rất không lành mạnh, tức là trong tổng số chi, thì chi thường xuyên lên đến 71%, còn chi trả nợ là 24,5%. Cộng hai khoản đó thì ta thấy chỉ còn độ 4,5% của ngân sách là có thể được chi cho đầu tư. Vì vậy chính phủ sẽ lại phải mua trái phiếu, lại phải vay nợ để có thể đầu tư được. Và nếu như đầu tư không hiệu quả và lại được giải ngân chậm thì sẽ rất nguy hiểm.
      Hiện nay thì Việt Nam đang phải giải ngân độ 17 tỷ đôla ODA ( viện trợ phát triển ) và số tiền vay đó thì phải trả lãi ngân hàng rồi. Nhưng nếu như giải ngân chậm, công trình không phát huy hiệu quả, thì cả vốn lẫn lãi đều không phát huy hiệu quả và nó làm tăng gánh nặng nợ công lên. Với nợ công như vậy thì rõ ràng là khả năng đầu tư rất hạn chế. Cho nên, việc tái cơ cấu ngân sách, giảm các khoản chi thường xuyên, như nghị quyết Bộ Chính Trị, là việc rất cấp bách.

      1. 2
      2. 3
      3. 4
      4. ...
      5. trang sau >
      6. trang cuối >                 
      http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171106-no-cong-se-lam-giam-tang-truong-cua-viet-nam

      Geen opmerkingen:

      Een reactie posten