« Chuỗi ngọc trai» của Trung Quốc : Đe dọa thực thụ hay là tưởng tượng ?
Chiến lược vành đai "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc.Wikipedia
Năm 2004, một cố vấn quân sự tại Lầu Năm Góc đã tạo ra thuật ngữ « chuỗi ngọc trai » (string of pearls) để chỉ đến hiện tượng những căn cứ hải quân cho Trung Quốc sử dụng mọc lên như nấm trên vành đai Ấn Độ Dương. Kèm theo đó là sự hiện diện ngày càng nhiều các tàu chiến của Trung Quốc trong khu vực khiến Ấn Độ và nhiều nước phương Tây, nhất là Hoa Kỳ phải lo ngại cho rằng Bắc Kinh đang thực hiện chính sách bành trướng. Câu hỏi đặt ra : « Vành đai ‘chuỗi ngọc trai’ này có thật sự là một mối đe dọa hay chỉ là một sự tưởng tượng? ». Tạp chí Địa chính trị của Pháp, tờ Conflits số ra quý IV/2015 trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia giải đáp thắc mắc này.
Vành đai « Chuỗi ngọc trai » Trung Quốc bắt đầu từ cảng biển phía đông nước này, từ khu căn cứ tàu ngầm Tam Á, tại đảo Hải Nam và vài hòn đảo nhỏ đang có tranh chấp trên Biển Đông được gia cố như Đá Chữ thập và đá Vành Khăn. Tiếp đến là một chuỗi hải cảng do Trung Quốc tài trợ xây dựng hay hiện đại hóa để tạo thuận lợi cho các chiến hạm như : Sihanoukville (Cam Bốt), Kyaukpyu (bang Arakan, Miến Điện), Sittwe (Miến Điện), Chittagong (Bangladesh), Hambatota (Sri Lanka) và Gwadar (Pakistan).
Thêm vào đó còn có trạm do thám trên đảo Cocos và Port-Sudan. Trung Quốc hiện cũng đang nhắm đến những cơ sơ tại Marao trên đảo Maldives, Seychelles và Lamu ở Kenya. Song song với việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng này, Trung Quốc còn gia tăng sự hiện diện của các tàu chiến. Kể từ năm 2009, hải quân nước này tham gia vào các chiến dịch chống cướp biển bằng cách duy trì trên vùng biển Oman ít nhất một tàu khu trục và một tàu chở dầu.
Chính sự bùng nổ mạnh mẽ các cơ sở hàng hải của Trung Quốc trong khu vực này đã tạo ra một cảm giác Bắc Kinh đang tấn các « con chốt » của mình xung quanh vành đai Ấn Độ Dương vốn dĩ cho đến giờ vẫn do New Dehli thống lĩnh, nhưng trên nguyên tắc là do phương Tây kiểm soát.
Đương nhiên, Trung Quốc vẫn khẳng định là không quân sự hóa các điểm tựa này. Điều này cũng được Bắc Kinh lặp lại trong Sách trắng Quốc phòng năm 2013. Đối với John Mackenzie, một sử gia người Anh, chúng ta cũng không bắt buộc phải tin là Trung Quốc thành thật, nhưng cũng chưa có gì chứng minh là Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại Maroa.
Bởi vì cho đến giờ cơ sở đó vẫn chưa hình thành và các chuyên gia nghi ngờ tính khả thi. Cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có một cơ sở quân sự thật sự nào trên đại dương. Đó chẳng qua chỉ là những địa điểm nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch với các nước có liên quan và với vùng vịnh Ba Tư.
Eo biển Malacca : « Bài toán hóc búa » cho Trung Quốc
Như vậy Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu gì? Ông Pierre Royer, giáo sư sử học, sĩ quan dự bị trường Hải quân quốc gia nhận định ưu tiên chiếc lược Bắc Kinh là làm sao vượt qua được « bài toán Malacca hóc búa », eo biển nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore. Đây cũng là điểm trung chuyển đến 60% nguồn cung ứng dầu khí cho Trung Quốc và khu vực này được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hoa Kỳ.
Để có thể tránh được eo biển này, Bắc Kinh còn có một khả năng khác đó là sử dụng hai hành lang trên bộ: một từ Tân Cương đến Gwadar và hành lang thứ nhì là từ Vân Nam đến Sittwe. Những mắt xích trong mạng lưới "những con đường tơ lụa mới" trong dự án tại Trung Á.
Do đó, theo quan điểm của ông John Maczenkie, vành đai « chuỗi ngọc trai » làm nổi rõ nguyên tắc cẩn trọng hơn là chính sách bành trướng. Bởi một lẽ đương nhiên là do tính chất mong manh của hệ thống vành đai Trung Quốc. Chí ít là tại ba quốc gia : Miến Điện, Bangladesh và Sri Lanka, ảnh hưởng của Trung Quốc đang gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ Ấn Độ. Và Thủ tướng Narendra Modi cũng đã có được sự chấp thuận từ Bangladesh và Miến Điện để các tàu chiến Ấn Độ cập cảng dễ dàng tại Chittagong và Sittwe.
Một quan điểm cũng được François Godement, chuyên gia Pháp về Trung Quốc đồng chia sẻ trong mục phỏng vấn của tạp chí Conflits. Theo ông, « Một khi vượt qua eo biển Malacca, Trung Quốc không còn là một cường quốc chính trị quan trọng. Không chỉ riêng Hoa Kỳ, mà Ấn Độ cũng có thể cầm chân Trung Quốc. Mục đích của Bắc Kinh với vành đai « chuỗi ngọc trai » và « các hành lang » là để đảm bảo an ninh cho nguồn cung ứng và để chống lại một lệnh cấm vận có thể có từ Phương Tây. Trung Quốc lúc nào lo sợ các lệnh trừng phạt kinh tế và những gì diễn ra ở Ukraina còn làm tăng thêm nỗi sợ này. »
Vấn đề ở đây là khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng trên bộ không hề cân xứng với các cơ sở trên tuyến hàng hải. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng hiểu được là những kiểu lộ trình đi vòng như thế có thể sẽ không bao giờ giải thoát họ ra khỏi « bài toán Malacca hóc búa » này, theo như nhận định của Pierre Royer.
Hơn nữa, những nghi ngờ của ông John Mackenzie nói ở trên về tính khả thi của một số « hạt ngọc » trong dự án vành đai « chuỗi ngọc trai » cũng không hẳn là không có cơ sở. Một số "hạt ngọc" thật sự vẫn chưa được đưa vào trong sơ đồ.
Và mục tiêu của chúng vẫn còn rất mù mờ: trạm do thám trên đảo Cocos nằm ngay trên lối vào eo biển Malacca và ngay giữa các quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, hay như việc dựng cơ sở nếu có thể được tại Seychelles, Maldives hay đảo Maurice (dù vẫn chưa thực hiện) hiển nhiên đang lộ rõ một bàn cờ chiến thuật, có thể cạnh tranh với các vị trí của phương Tây.
Dù sao thì New Dehli cũng không thể thờ ơ xem thường sự việc và dường như đang chuyển sang thế tấn công, xây dựng một thế trận chống vành đai « chuỗi ngọc trai » bằng cách dựa vào các căn cứ hải quân của mình tại Mumbai, Karwar, Kochi, Visakhapatnam và cảng Blair trên đảo Andanam, cũng như là trạm bắt sóng ở phía bắc Madagascar.
Hơn thế nữa, với Việt Nam, Thủ tướng Narendra Modi, cho biết rất muốn được ghé cảng Hải Phòng và Cam Ranh. Một yếu tố quan trọng khác cần phải tính đến đó là lợi thế địa hình gần Ấn Độ Dương của Ấn Độ. Cuối cùng, cũng đừng quên rằng cường quốc hải quân trên Ấn Độ Dương chính là Hoa Kỳ.
Các chuyên gia Mỹ tỏ ra rất dứt khoát. Xa địa hình, các vị trí khiêm tốn, thiếu một cơ sở quân sự thật sự, các yếu tố đó cho thấy Trung Quốc hiện nay vẫn chưa có đủ phương tiện để thống lĩnh đại dương, ngoại trừ lý do chính là tiến hành một cuộc chiến thật sự. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn còn một mối lo : đó là việc Trung Quốc triển khai đội tàu ngầm trong khu vực. Trong trường hợp đó, cảng Gwadar (Pakistan) là hoàn toàn có thể thực hiện được.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151021-tq-qs-cl-add
Thêm vào đó còn có trạm do thám trên đảo Cocos và Port-Sudan. Trung Quốc hiện cũng đang nhắm đến những cơ sơ tại Marao trên đảo Maldives, Seychelles và Lamu ở Kenya. Song song với việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng này, Trung Quốc còn gia tăng sự hiện diện của các tàu chiến. Kể từ năm 2009, hải quân nước này tham gia vào các chiến dịch chống cướp biển bằng cách duy trì trên vùng biển Oman ít nhất một tàu khu trục và một tàu chở dầu.
Chính sự bùng nổ mạnh mẽ các cơ sở hàng hải của Trung Quốc trong khu vực này đã tạo ra một cảm giác Bắc Kinh đang tấn các « con chốt » của mình xung quanh vành đai Ấn Độ Dương vốn dĩ cho đến giờ vẫn do New Dehli thống lĩnh, nhưng trên nguyên tắc là do phương Tây kiểm soát.
Đương nhiên, Trung Quốc vẫn khẳng định là không quân sự hóa các điểm tựa này. Điều này cũng được Bắc Kinh lặp lại trong Sách trắng Quốc phòng năm 2013. Đối với John Mackenzie, một sử gia người Anh, chúng ta cũng không bắt buộc phải tin là Trung Quốc thành thật, nhưng cũng chưa có gì chứng minh là Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại Maroa.
Bởi vì cho đến giờ cơ sở đó vẫn chưa hình thành và các chuyên gia nghi ngờ tính khả thi. Cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có một cơ sở quân sự thật sự nào trên đại dương. Đó chẳng qua chỉ là những địa điểm nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch với các nước có liên quan và với vùng vịnh Ba Tư.
Eo biển Malacca : « Bài toán hóc búa » cho Trung Quốc
Như vậy Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu gì? Ông Pierre Royer, giáo sư sử học, sĩ quan dự bị trường Hải quân quốc gia nhận định ưu tiên chiếc lược Bắc Kinh là làm sao vượt qua được « bài toán Malacca hóc búa », eo biển nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore. Đây cũng là điểm trung chuyển đến 60% nguồn cung ứng dầu khí cho Trung Quốc và khu vực này được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hoa Kỳ.
Để có thể tránh được eo biển này, Bắc Kinh còn có một khả năng khác đó là sử dụng hai hành lang trên bộ: một từ Tân Cương đến Gwadar và hành lang thứ nhì là từ Vân Nam đến Sittwe. Những mắt xích trong mạng lưới "những con đường tơ lụa mới" trong dự án tại Trung Á.
Do đó, theo quan điểm của ông John Maczenkie, vành đai « chuỗi ngọc trai » làm nổi rõ nguyên tắc cẩn trọng hơn là chính sách bành trướng. Bởi một lẽ đương nhiên là do tính chất mong manh của hệ thống vành đai Trung Quốc. Chí ít là tại ba quốc gia : Miến Điện, Bangladesh và Sri Lanka, ảnh hưởng của Trung Quốc đang gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ Ấn Độ. Và Thủ tướng Narendra Modi cũng đã có được sự chấp thuận từ Bangladesh và Miến Điện để các tàu chiến Ấn Độ cập cảng dễ dàng tại Chittagong và Sittwe.
Một quan điểm cũng được François Godement, chuyên gia Pháp về Trung Quốc đồng chia sẻ trong mục phỏng vấn của tạp chí Conflits. Theo ông, « Một khi vượt qua eo biển Malacca, Trung Quốc không còn là một cường quốc chính trị quan trọng. Không chỉ riêng Hoa Kỳ, mà Ấn Độ cũng có thể cầm chân Trung Quốc. Mục đích của Bắc Kinh với vành đai « chuỗi ngọc trai » và « các hành lang » là để đảm bảo an ninh cho nguồn cung ứng và để chống lại một lệnh cấm vận có thể có từ Phương Tây. Trung Quốc lúc nào lo sợ các lệnh trừng phạt kinh tế và những gì diễn ra ở Ukraina còn làm tăng thêm nỗi sợ này. »
Vấn đề ở đây là khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng trên bộ không hề cân xứng với các cơ sở trên tuyến hàng hải. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng hiểu được là những kiểu lộ trình đi vòng như thế có thể sẽ không bao giờ giải thoát họ ra khỏi « bài toán Malacca hóc búa » này, theo như nhận định của Pierre Royer.
Hơn nữa, những nghi ngờ của ông John Mackenzie nói ở trên về tính khả thi của một số « hạt ngọc » trong dự án vành đai « chuỗi ngọc trai » cũng không hẳn là không có cơ sở. Một số "hạt ngọc" thật sự vẫn chưa được đưa vào trong sơ đồ.
Và mục tiêu của chúng vẫn còn rất mù mờ: trạm do thám trên đảo Cocos nằm ngay trên lối vào eo biển Malacca và ngay giữa các quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, hay như việc dựng cơ sở nếu có thể được tại Seychelles, Maldives hay đảo Maurice (dù vẫn chưa thực hiện) hiển nhiên đang lộ rõ một bàn cờ chiến thuật, có thể cạnh tranh với các vị trí của phương Tây.
Dù sao thì New Dehli cũng không thể thờ ơ xem thường sự việc và dường như đang chuyển sang thế tấn công, xây dựng một thế trận chống vành đai « chuỗi ngọc trai » bằng cách dựa vào các căn cứ hải quân của mình tại Mumbai, Karwar, Kochi, Visakhapatnam và cảng Blair trên đảo Andanam, cũng như là trạm bắt sóng ở phía bắc Madagascar.
Hơn thế nữa, với Việt Nam, Thủ tướng Narendra Modi, cho biết rất muốn được ghé cảng Hải Phòng và Cam Ranh. Một yếu tố quan trọng khác cần phải tính đến đó là lợi thế địa hình gần Ấn Độ Dương của Ấn Độ. Cuối cùng, cũng đừng quên rằng cường quốc hải quân trên Ấn Độ Dương chính là Hoa Kỳ.
Các chuyên gia Mỹ tỏ ra rất dứt khoát. Xa địa hình, các vị trí khiêm tốn, thiếu một cơ sở quân sự thật sự, các yếu tố đó cho thấy Trung Quốc hiện nay vẫn chưa có đủ phương tiện để thống lĩnh đại dương, ngoại trừ lý do chính là tiến hành một cuộc chiến thật sự. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn còn một mối lo : đó là việc Trung Quốc triển khai đội tàu ngầm trong khu vực. Trong trường hợp đó, cảng Gwadar (Pakistan) là hoàn toàn có thể thực hiện được.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151021-tq-qs-cl-add
Geen opmerkingen:
Een reactie posten