dinsdag 13 februari 2018

Mỹ muốn bán vũ khí, nhưng Việt Nam vẫn chưa... ‘nhúc nhích’ [vì chỉ muốn... "xin" thôi ! ]

Mỹ muốn bán vũ khí, nhưng Việt Nam vẫn chưa ‘nhúc nhích’

Báo Mỹ Defense News nói chính phủ Mỹ tài trợ vụ bán máy bay trinh sát không người lái ScanEagle UAV cho Việt Nam. (Hình: Wikipedia)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hà Nội vẫn có vẻ vẫn không hối hả đặt hàng dù có nhiều nhu cầu và cũng rất muốn có các loại vũ khí tối tân của Mỹ, đặc biệt trong nhu cầu bảo vệ quyền lợi trên biển.
Cuộc triển lãm kỹ thuật hàng không và vũ khí tại phi trường Changi của Singapore khai diễn từ mùng 6 Tháng Hai  đã kết thúc vào ngày 11 Tháng Hai, 2018. Các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới từ Mỹ đến Nga, Châu Âu và một số nước khác có mặt tại đây chào hàng các sản phẩm của họ từ dân sự đến quân sự.Theo thống kê của trang mạng về xuất cảng của Bộ Thương Mại Mỹ, từ năm 2005 đến năm 2014, chi tiêu mua sắm trang bị quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng 400%. Những năm sau, người ta thấy Việt Nam tiếp tục chi tiêu thêm để mua chiến hạm, khu trục cơ đa năng, tàu ngầm để bảo vệ vùng biển rộng lớn.
Hầu hết tất cả những thứ Việt Nam mua sắm đều đến từ Nga, nước vốn có mối quan hệ chặt chẽ từ thời Nga còn là môt liên bang cộng sản. Những năm gần đây, Hà Nội mua sắm thêm một số trang bị từ súng, máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ đến hỏa tiễn phòng vệ biển từ Do Thái. Việt Nam mua máy bay vận tải quân sự của Airbus, máy bay tuần tra biển cỡ nhỏ của Canada. Việt Nam cũng “chập chờn” mua hộ tống hạm từ Hòa Lan trong kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí nhưng hiện vẫn chỉ nằm trên giấy vì nhiều nguyên nhân.
Tháng Năm, năm 2016, Tổng Thống Barack Obama đến Hà Nội loan báo gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ngay sau đó, nhiều hãng sản xuất võ khí nổi tiếng của Mỹ đã theo nhau đến Hà Nội chào hàng, thấy đây là một khách hàng nhiều tiềm năng. Hơn một năm qua đi, đến phiên ông Donald Trump lên làm tổng thống, ông đến Hà Nội Tháng Mười Một, năm 2017, nói công khai với ông Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang là ông muốn Việt Nam mua các loại vũ khí tối tân của Mỹ để giảm bớt thâm thủng mậu dịch hàng chục tỉ đô la, điều làm ông sốt ruột.
Đến đầu Tháng Hai, 2018, tại cuộc triển lãm hàng không tại Singapore, một viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ nói với báo giới là chưa thấy Việt Nam nhúc nhích gì đáng kể.
“Việt Nam rất chú trọng (hợp tác để có) đối tác an ninh chặt chẽ hơn.” Tạp chí Defense News thuật lời viên chức ngoại giao Mỹ không thấy nêu tên. “Chúng tôi cũng khuyến khích họ nhìn xa hơn là các sự viện trợ (tàu tuần tra cho cảnh sát biển) để đa dạng hóa nguồn cung cấp tiêu biểu truyền thống như Nga để mua các võ khí của Mỹ. Điều thứ nhất, giúp họ khả năng nhiều hơn, và thứ hai, củng cố đối tác với Mỹ trong khả năng phối hợp hoạt động và tương tác với quân đội Mỹ.”
Tuần lễ trước khi có cuộc triển lãm tại Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã đến Hà Nội thảo luận với các viên chức CSVN tại Bộ Quốc Phòng và gặp cả tổng bí thư đảng CSVN. Ngay khi ông vừa đi, một phái đoàn do phó phụ tá ngoại trưởng Mỹ Tina Kaidanow đến Hà Nội họp. Thấy có tin các cuộc thảo luận của bà với phía Hà Nội có cả mục bán võ khí nhưng cũng chẳng có gì được hé lộ.
Chỉ có cái tin hai bên thỏa thuận để hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson sẽ ghé cảng Đà Nẵng vào đầu Tháng Ba tới đây.
Theo Defense News thuật lời viên chức ngoại giao Mỹ giấu tên, Việt Nam quan tâm đến kỹ thuật quân sự của Mỹ qua bằng chứng tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton cho cảnh sát biển Việt Nam, và gần đây Việt Nam mua máy bay không người lái cho nhu cầu tuần tra biển ScanEagle cỡ nhỏ với sự tài trợ một phần của chính phủ Mỹ. ScanEagle AUV là sản phẩm của công ty Insitu, một công ty con của Boeing.
Môt trong những nguyên nhân khiến cho việc thảo luận thương vụ quân sự giữa Việt Nam và Mỹ có thể do phía Hà Nội còn chưa mắm rõ các quy luật của chính phủ Mỹ về bán trang bị quốc phòng và thương mại trực tiếp.
“Họ vẫn còn đang tìm hiểu hệ thống của chúng ta và chúng tôi đang cố gắng tối đa để họ hiểu hệ thống chính sách của nước Mỹ và làm sao để tiến hành.” Viên chức giấu tên nói. “Thủ tục của Mỹ đôi khi làm người ta nản lòng, cho nên, giúp họ làm quen với những giải pháp khác nhau, cách nào họ có thể thấy thích hợp, như mua qua chương trình bán trang bị quốc phòng cho nước ngoài khác với mua bán thương mại trực tiếp khác nhau thế nào.”
Theo nhận định của ông Collin Koh Swee Lean, một nhà khảo cứu tại viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam School of International Studies của Singapore, Việt Nam có vẻ muốn thoát ly dần dần khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào vũ khí của Nga.
“Hà Nội ngày càng trở nên mệt mỏi với chính sách xuất cảng vũ khí của Nga” từ vấn đề giá cả đến chuyển giao kỹ thuật. Một khía cạnh khác cũng ảnh hưởng đến Hà Nội là chính sách xuất cảng vũ khí của Nga cho Trung Quốc.
“Không những có khả năng Moscow bị áp lực từ Bắc Kinh bắt dừng cung cấp vũ khí cho Việt Nam khi có xung đột võ trang giữa Việt Nam với Trung Quốc, lại còn vấn đề vì Việt Nam với Trung Quốc đều mua vũ khí từ Nga, Trung Quốc sẽ nghĩ ra cách đối phó với các loại vũ khí Việt Nam có.” Ông Collin Koh Swee Lean nhận định.
Dù vậy, một khía cạnh khác vẫn còn dây dưa đến ngày nay trong mối quan hệ giữa hai kỷ cựu thù Hà Nội và Washington. Hà Nội vẫn có vẻ không tin hoàn toàn vào Mỹ.
Nhưng trong nhu cầu an ninh quốc phòng, truyền thông quốc tế đã nhiều lần đề cập đến khả năng Việt Nam có thể xúc tiến đàm phán để mua một số máy bay tuần tra biển Orion P-3 hiện đang nằm phủ bụi hàng trăm chiếc ở sa mạc Arizona. (TN)
Làm giả hàng tram ký bột ngọt bán chợ Tết ở Kiên Giang

Bài liên quan

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/muon-ban-vu-khi-nhung-viet-nam-van-chua-nhuc-nhich/

Mỹ bán nhiều vũ khí nhất trong năm qua, thế giới tăng 14%


HELSINKI, Phần Lan (AP)Một cơ quan nghiên cứu Thụy Ðiển cho hay thị trường xuất cảng võ khí thế giới tăng 14% trong năm năm qua, tính tới năm 2015, với Mỹ tiếp tục là quốc gia xuất cảng hàng đầu thế giới, với số bán tăng 27% so với 5 năm trước đó.







Một chiếc xe tăng của quân đội Mỹ. (Hình: Getty Images)

Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm cho hay số bán của các quốc gia đứng ngay sau Mỹ, gồm Nga và Trung Quốc cũng tăng, tuy nhiên số bán của Pháp và Ðức, đứng hàng thứ 4 và 5, lại giảm xuống.

Năm quốc gia xuất cảng võ khí hàng đầu chiếm khoảng 74% tổng trị giá lượng võ khí bán ra, với Mỹ và Nga chiếm 58%.

Cơ quan nghiên cứu này cho hay trong bản báo cáo đưa ra hôm Thứ Hai rằng
Trung Quốc có mức phát triển lớn nhất trong thời gian năm năm qua, vào khoảng 88%.

Trên thế giới, năm quốc gia nhập cảng võ khí nhiều nhất là Ấn Ðộ, Saudi Arabia, Trung Quốc, United Arab Emirates và Úc. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/My-ban-nhieu-vu-khi-nhat-trong-nam-qua-the-gioi-tang-14-1748/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten