Donald Trump: Quan hệ Mỹ-Trung “tốt chưa từng có”, trừ thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng ngày 23/02/2018.REUTERS/Jonathan Ernst
Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 23/02/2018 tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi quan hệ Mỹ - Trung, đánh giá rằng bang giao Washington-Bắc Kinh « chưa bao giờ tốt hơn hiện tại », ngoại trừ trong lãnh vực thương mại.
Theo hãng tin Pháp AFP, tổng thống Mỹ đã nói nguyên văn như sau: « Tôi nghĩ rằng chúng tôi chưa bao giờ có một quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc như hiện nay… ngoại trừ việc họ lấn át chúng tôi từ quá lâu trong lãnh vực trao đổi thương mại ».
Tổng thống Mỹ đã gợi lên vấn đề thâm thủng mậu dịch to lớn mà Hoa Kỳ phải chịu trong giao thương với Trung Quốc, cho đấy là một điều « hết sức bất công » đối với Hoa Kỳ.
Và như thông lệ, ông Trump đã chỉ trích những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, bị ông cho là đã thiếu cứng rắn khi để xẩy ra tình trạng này.
Và cũng trong chiều hướng tán dương quan hệ Mỹ-Trung, ông chủ Nhà Trắng còn đề cập đến quan hệ cá nhân của ông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và không ngần ngại cho rằng : « Tôi thích một người như ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy cũng thích tôi ».
Lời ca ngợi quan hệ Mỹ Trung nói chung được ông Trump đưa ra vào lúc ông đang chuẩn bị đánh thuế một số hàng nhập từ Trung Quốc.
Tháng Giêng vừa qua, giới chức thương mại Mỹ đã đề xuất khả năng đánh thuế cao trên mặt hàng thép và nhôm nhập vào Mỹ, trong đó có hàng nhập từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã lập tức phản pháo, lưu ý rằng họ sẽ sẵn sàng có biện pháp trả đũa.
Đề nghị trên đây còn phải chờ tổng thống quyết định. Nhà Trắng hôm qua xác nhận rằng hồ sơ áp thuế trên thép và nhôm nhập khẩu đang được xem xét. Tuy nhiên, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, ba nguồn thạo tin đã xác nhận rằng tổng thống Mỹ đang thiên về hướng đánh mức thuế nặng nhất, tức là 24% trên mặt hàng thép – mức cao nhất trong các đề nghị của bộ Thương Mại - và đến 10% trên nhôm, một tỉ lệ còn cao hơn cả mức cao nhất mà bộ Thương mại đề xuất.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180224-donald-trump-quan-he-my-trung-%E2%80%9Ctot-chua-tung-co%E2%80%9D-tru-thuong-mai
Tổng thống Mỹ đã gợi lên vấn đề thâm thủng mậu dịch to lớn mà Hoa Kỳ phải chịu trong giao thương với Trung Quốc, cho đấy là một điều « hết sức bất công » đối với Hoa Kỳ.
Và như thông lệ, ông Trump đã chỉ trích những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, bị ông cho là đã thiếu cứng rắn khi để xẩy ra tình trạng này.
Và cũng trong chiều hướng tán dương quan hệ Mỹ-Trung, ông chủ Nhà Trắng còn đề cập đến quan hệ cá nhân của ông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và không ngần ngại cho rằng : « Tôi thích một người như ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy cũng thích tôi ».
Lời ca ngợi quan hệ Mỹ Trung nói chung được ông Trump đưa ra vào lúc ông đang chuẩn bị đánh thuế một số hàng nhập từ Trung Quốc.
Tháng Giêng vừa qua, giới chức thương mại Mỹ đã đề xuất khả năng đánh thuế cao trên mặt hàng thép và nhôm nhập vào Mỹ, trong đó có hàng nhập từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã lập tức phản pháo, lưu ý rằng họ sẽ sẵn sàng có biện pháp trả đũa.
Đề nghị trên đây còn phải chờ tổng thống quyết định. Nhà Trắng hôm qua xác nhận rằng hồ sơ áp thuế trên thép và nhôm nhập khẩu đang được xem xét. Tuy nhiên, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, ba nguồn thạo tin đã xác nhận rằng tổng thống Mỹ đang thiên về hướng đánh mức thuế nặng nhất, tức là 24% trên mặt hàng thép – mức cao nhất trong các đề nghị của bộ Thương Mại - và đến 10% trên nhôm, một tỉ lệ còn cao hơn cả mức cao nhất mà bộ Thương mại đề xuất.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180224-donald-trump-quan-he-my-trung-%E2%80%9Ctot-chua-tung-co%E2%80%9D-tru-thuong-mai
Thứ trưởng tài chính Mỹ đả kích Trung Quốc về “hành vi phi thị trường”
Ảnh minh họa : Tàu chở hàng Trung Quốc ở cảng Thanh Đảo. Ảnh 13/10/2016.STR / AFP
Một thứ trưởng bộ Tài Chính Mỹ ngày hôm qua 21/02/2018, đã không ngần ngại cực lực chỉ trích nhiều chính sách kinh tế của Trung Quốc, gọi đấy là những « hành vi phi thị trường ». Đối với nhân vật này, Washington cần đối sách chống trả mạnh mẽ hơn.
Phát biểu nhân một diễn đàn ở Washington do trung tâm Jack Kemp Foundation tổ chức, ông David Malpass, thứ trưởng bộ Tài Chính Mỹ chuyên trách các vấn đề quốc tế, cho rằng thế giới không nên tiếp tục « khen ngợi » Bắc Kinh về những thành quả cũng như chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Gợi lại sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đến Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos để bênh vực cho tự do thương mại, quan chức Mỹ tố cáo : « Họ đến Davos cách nay một năm và nói rằng “Chúng tôi hòa mình vào thương mại (thế giới)”, nhưng trong thực tế lại vẫn duy trì một hệ thống chỉ có lợi cho họ, trong lúc lại triệt tiêu công ăn việc làm trên đa số phần còn lại của thế giới ».
Đối với ông Malpass, các nền kinh tế thị trường và các chính quyền dân chủ cần cảnh giác trước những thách thức mà hệ thống kinh tế Trung Quốc tạo ra, trong đó có các ngân hàng nhà nước và những tổ chức tín dụng xuất khẩu.
Thứ trưởng tài chính Mỹ nhắc lại quan điểm của ông theo đó Trung Quốc đã ngưng tự do hoá nền kinh tế, và trong thực tế còn đang đảo người xu hướng này. Ông giải thích : « Họ - tức là Trung Quốc - chọn phương thức đầu tư không theo cách của thị trường và điều đó hủy hoại tăng trưởng của thế giới ».
Theo hãng tin Anh Reuters, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc kinh tế tự do, và đang đấu tranh để được công nhận là một « nền kinh tế thị trường ». Nếu Bắc Kinh toại nguyện, điều đó sẽ làm suy yếu các biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180222-thu-truong-tai-chinh-my-da-kich-trung-quoc-ve-%E2%80%9Chanh-vi-phi-thi-truong%E2%80%9D
Gợi lại sự kiện chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đến Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos để bênh vực cho tự do thương mại, quan chức Mỹ tố cáo : « Họ đến Davos cách nay một năm và nói rằng “Chúng tôi hòa mình vào thương mại (thế giới)”, nhưng trong thực tế lại vẫn duy trì một hệ thống chỉ có lợi cho họ, trong lúc lại triệt tiêu công ăn việc làm trên đa số phần còn lại của thế giới ».
Đối với ông Malpass, các nền kinh tế thị trường và các chính quyền dân chủ cần cảnh giác trước những thách thức mà hệ thống kinh tế Trung Quốc tạo ra, trong đó có các ngân hàng nhà nước và những tổ chức tín dụng xuất khẩu.
Thứ trưởng tài chính Mỹ nhắc lại quan điểm của ông theo đó Trung Quốc đã ngưng tự do hoá nền kinh tế, và trong thực tế còn đang đảo người xu hướng này. Ông giải thích : « Họ - tức là Trung Quốc - chọn phương thức đầu tư không theo cách của thị trường và điều đó hủy hoại tăng trưởng của thế giới ».
Theo hãng tin Anh Reuters, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc kinh tế tự do, và đang đấu tranh để được công nhận là một « nền kinh tế thị trường ». Nếu Bắc Kinh toại nguyện, điều đó sẽ làm suy yếu các biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180222-thu-truong-tai-chinh-my-da-kich-trung-quoc-ve-%E2%80%9Chanh-vi-phi-thi-truong%E2%80%9D
Geen opmerkingen:
Een reactie posten