Kết nạp các nước tây Balkan : Thế tiến thoái lưỡng nan của Liên Âu
Khu vực tây Balkan, Nam Âu. Croatia màu vàng, các nước còn lại màu đỏ.Ảnh : Wikipedia
Bước tiến mới trong cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ, dự luật về người nhập cư tại Pháp bị chỉ trích mạnh là một số chủ đề lớn trang nhất báo Pháp hôm nay, 19/02/2018. Về châu Âu, báo Le Monde có bài phân tích về « thế tiến thoái lưỡng nan của Liên Âu » trong vấn đề kết nạp các nước tây Balkan. Sáng kiến có thể có lợi cho châu Âu về nhiều mặt, nếu diễn biến thuận lợi, nhưng cũng có thể khiến nội bộ Liên Âu trở nên bê bối hơn, đặc biệt với sự trỗi dậy mạnh hơn của các phong trào dân túy, vốn đã rất nguy hiểm hiện nay.
Bài « Kết nạp các nước Balkan : Thế tiến thoái lưỡng nan của Liên Âu » mở đầu với không khí tẻ nhạt tại phòng họp báo Nghị Viện Châu Âu hôm 06/02, vào lúc lãnh đạo ngoại giao châu Âu giới thiệu « Chiến lược với các nước miền tây bán đảo Balkan » (tức các quốc gia thuộc Nam Tư cũ, ngoài Croatia và Slovenia) (1), với viễn cảnh gia nhập kể từ 2025, trước hết là với Serbia và Montenegro, và sau đó là với bốn nước còn lại, Albani, Kosovo, Bosnia-Herzegovina và Macedonia.
Lập trường của Ủy Ban Châu Âu không hề được các quốc gia trụ cột của Liên Âu hưởng ứng. Thời hạn 2025 bị cho là « phi thực tế ». Để được kết nạp vào Liên Âu, sáu nước miền tây Balkan phải tiến hành thành công các cải cách để « ổn định chính trị, làm trong sạch ngành tư pháp, khu vực công, đẩy lùi nạn tham nhũng, và giúp cho các chuẩn mực và giá trị của châu Âu được tôn trọng ». Thế nhưng, theo các chuyên gia, ngay cả với Serbia – « quốc gia đi xa nhất, với hơn 10 năm nỗ lực » -, con đường hội nhập dự tính « sẽ còn dài ».
Hệ quả chưa tính hết của đợt gia nhập ồ ạt 2004
Điều mà nhiều người lo ngại trước hết là dự án « hội nhập nhanh chóng » các nước tây Balkan có thể biến thành cái cớ để phe dân túy và hoài nghi châu Âu lợi dụng kích động dân chúng trong thời gian tranh cử Nghị Viện Châu Âu, dự kiến tổ chức vào mùa xuân 2019.
Le Monde điểm lại toàn bộ quá trình xây dựng và mở rộng Liên Âu kể từ năm 1951, để rút ra các bài học về nhiều hậu quả do việc nôn nóng mở rộng, cũng như do tính toán ích kỷ của một số quốc gia thành viên, đặc biệt là đợt kết nạp thứ năm, đợt đông đảo nhất, với 10 thành viên mới cùng một lượt (trong đó chủ yếu là các nước Đông Âu cũ, gồm có Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungary, ba quốc gia Baltic…). Việc mở rộng này đã gây ra một đảo lộn lớn đối với Liên Âu, mà các lãnh đạo châu Âu vào thời điểm đó đã không tính tới, trước hết với việc trung tâm Liên Hiệp Châu Âu dịch về phía đông.
Theo cựu thủ tướng Ý Enrico Letta, giáo viên Học Viện Chính Trị Paris Sciences-Po, sở dĩ Đức chủ trương mở rộng mạnh về phía đông là để củng cố lợi ích tại khu vực láng giềng, trong khi đó Anh Quốc dự đoán việc Liên Âu mở rộng sẽ làm suy yếu phe chủ trương xây dựng một liên bang châu Âu.
Cuộc khủng hoảng nhập cư trong những năm gần đây cho thấy sự khác biệt hết sức sâu sắc giữa các nhóm thành viên Liên Âu, đặc biệt giữa các nước miền tây châu Âu với các nước thuộc khối Đông Âu cũ. Việc các định chế dân chủ pháp quyền bị tấn công tại Đức và Ba Lan dẫn đến một khủng hoảng mới trong nội bộ Liên Âu.
Lên án tình trạng « giả vờ hội nhập »
Trong hiện tại, dự án mở ra lộ trình kết nạp các quốc gia tại miền tây Balkan, vốn là khu vực đầy bất ổn, được hy vọng sẽ thúc đẩy nỗ lực hướng đến tiến bộ ở các quốc gia liên quan, cũng mang lại một lợi thế địa chiến lược cho châu Âu, đặc biệt với các nước có đa số dân cư theo đạo Hồi, như Bosnia và Kosovo, để ngăn chặn ảnh hưởng của các quốc gia Hồi Giáo vùng Vịnh (xem thêm : Sarajevo : Phong vũ biểu của căng thẳng Nga-phương Tây). Thế nhưng một số người trong cuộc cũng tố cáo tình trạng « giả vờ chứng tỏ nỗ lực hội nhập » để hưởng lợi tại nhiều quốc gia tây Balkan. Viễn cảnh gia nhập Liên Âu đã được đề ra ngay từ năm 1999 (tức sau khi cuộc chiến Kosovo chấm dứt).
Le Monde lưu ý đến tiến trình hội nhập đầy gian truân và hiện còn dở dang của hai quốc gia Đông Âu cũ, Rumani và Bulgari, cũng như dự án kết nạp coi là bế tắc với Thổ Nhĩ Kỳ, với sự lên ngôi của chính quyền độc tài của tổng thống Erdogan.
Cái khó ló cái khôn. Theo Le Monde, trong tình thế dự án xây dựng Liên Âu đang gặp nhiều trở lực hiện nay, lịch trình mở rộng châu Âu về hướng tây Balkan nên được coi là cơ hội để làm sống trở lại cuộc thảo luận về dự án xây dựng châu Âu « nhiều tốc độ », như quan điểm của cựu thủ tướng Ý Enrico Letta, bởi quan niệm mở rộng như từ trước đến nay sẽ không còn được đông đảo cử tri các nước thành viên ủng hộ.
Quan điểm châu Âu nhiều tốc độ là chủ trương của tổng thống Pháp, điều này phía Đức tỏ ra dè dặt. Vấn đề kết nạp các nước tây Balkan sẽ được thảo luận tại Bulgari, ngày 17/05, tới, Le Monde gợi ý đây là dịp để các nước đối chọi quan điểm thực sự, đoạn tuyệt với mọi thái độ « vờ vĩnh » lâu nay.
An ninh thế giới : 2018, « năm rất nhiều hiểm nguy »
Về thời sự quốc tế, báo Les Echos chú ý đến hội nghị về an ninh quốc tế lần thứ 54 vừa diễn ra tại Munich cuối tuần qua, với bài phân tích : « Hội nghị an ninh : 2018, một năm đầy nguy hiểm ». Chủ đề chính của hội nghị an ninh Munich là : « From the brink and back? / Liệu chúng ta đã rời khỏi miệng vực hay chưa ? ».
Biểu tượng cho một thế giới đầy hiểm nguy này là hình ảnh thủ tướng Israel cầm một mảnh máy bay không người lái được cho là của Iran, bị bắn hạ mới đây, và đe dọa trả đũa trực tiếp Teheran, theo mô tả của Les Echos. Chỉ ít phút sau đó, ngoại trưởng Iran trả lời họp báo chế nhạo thái độ của lãnh đạo Israel là một trò hề.
Les Echos cũng điểm mặt các căng thẳng lớn, bất ổn lớn của thế giới hiện nay là mẫu thuẫn giữa Nga với Hoa Kỳ và các đồng minh trong hồ sơ Syria và Ukraina, giữa phương Tây và Trung Quốc về chủ đề Con Đường Tơ Lụa mới. Nỗ lực tìm một tiếng nói chung, để quan điểm của châu Âu được lắng nghe trên thế giới tiếp tục là một thách thức lớn. Les Echos chú ý đến đề nghị của thủ tướng Anh, đề nghị một hiệp ước an ninh với Liên Âu sau Brexit, đề nghị được đồng nhiệm Pháp Edouard Philip, lần đầu tham gia hội nghị hưởng ứng.
Trục Mỹ – Thổ : « Lời lẽ to tát » không đi kèm phối hợp cụ thể
Quan hệ Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ là một hồ sơ chính khác của thời sự quốc tế. Le Monde ghi nhận việc « Ankara và Wahsington hòa dịu » trong vấn đề Syria, cam kết sẽ phối hợp, nhưng nhiều điều mơ hồ trong quan hệ song phương vẫn tồn tại. Nhận định được đưa ra sau cuộc kín giữa ngoại trưởng Mỹ Tillerson và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Cuộc họp được giữ bí mật đến mức không có sự tham dự của phiên dịch viên bộ Ngoại Giao Mỹ. Hội kiến Mỹ-Thổ diễn ra trong bối ảnh, từ gần một tháng nay, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tấn công vùng Afrin, Syria, do lực lượng Kurdistan thân Mỹ kiểm soát. Để tháo gỡ mầm mống xung đột, Washington và Ankara quyết định lập một nhóm hỗn hợp, với một buổi làm việc đầu tiên vào giữa tháng tới. Mỹ-Thổ ra tuyên bố chung tái khẳng định quan hệ đồng minh NATO, và đối tác chiến lược 70 năm, cam kết « bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ » của Syria và chống khủng bố.
Tuy nhiên, theo Le Monde, ngoài các lời lẽ to tát chung chung này (hay « các ước nguyện thành kính », từ ngữ trong nguyên văn), hai bên không đưa ra được một cam kết cụ thể nào. Bất đồng chủ yếu xoay quanh vấn đề lực lượng vũ trang YPG, người Kurdistan, được Hoa Kỳ coi là đồng minh, nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ lên án khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ cũng từ chối rút quân khỏi vùng Manbij, một khu vực khác của người Kurdistan, với mục tiêu hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố, trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng muốn đưa quân chiếm khu vực này.
Washington lo ngại tình trạng nhân quyền đang ngày một tồi tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ngày trước chuyến công du của ông Tillerson, một nhà vật lý song tịch Mỹ - Thổ, nhân viên NASA, bị Ankara kết án 7 năm tù, do « tham gia » phong trào của giáo sĩ Gulen, bị cáo buộc tổ chức vụ đảo chính hụt năm 2016.
Mỹ : Điều tra về nghi an Nga can thiệp tiến triển
Điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ có nhiều tiến triển. Le Figaro cho biết tư pháp Mỹ ra cáo trạng, nhắm vào 13 cá nhân và ba tổ chức của Nga, mô tả chi tiết các phương pháp mà Matxcơva sử dụng để tác động đến dư luận, có lợi cho ứng cử viên Donald Trump. Trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, tổng thống Mỹ liên tục bác bỏ khả năng là các can thiệp trên ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Cho dù, cho đến nay, kết quả điều tra tạm thời không liên quan trực tiếp đến cá nhân tổng thống Mỹ, nhưng không loại trừ sẽ có « những bước phát triển mới ». Les Echos nhận xét là, giờ đây cho dù có muốn, tổng thống Mỹ cũng không thể « sa thải » chưởng lý Robert Mueller, người phụ trách cuộc điều tra, cùng trợ lý của ông, trừ phi nếu muốn tỏ ra chính mình cũng là « một nhân viên » của Matxcơva.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ cũng tố cáo chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch chống lại sự can thiệp của Nga vào bầu cử, trong lúc có nhiều bằng chứng về khả năng Nga sẽ lặp lại chiến dịch can thiệp vào bầu cử Nghị Viện Mỹ giữa kỳ vào cuối năm nay.
« Bóng Putin » ở miền đông nước Đức
Về thời sự quốc tế, Le Figaro có một phóng sự đáng chú ý về xu hướng « hoài niệm » thời cộng sản ở miền đông nước Đức, với sự phát triển các hoạt động du lịch, do chính quyền thủ phủ bang Saxe chủ trì, liên quan đến các hoạt động trước đây tại Đức của cựu nhân viên KGB, đương kim tổng thống Nga Putin.
Pakistan : Khủng bố giảm, chính trị có xu hướng ổn định hơn
Pakistan cũng là một chủ đề đáng chú ý khác về kinh tế. Le Figaro ghi nhận tình hình an ninh của quốc gia này, sau hơn một thập niên bất ổn, đang có xu hướng cải thiện. Số lượng các vụ khủng bố năm 2017 đã sụt giảm 69% so với bốn năm trước.
Năm ngoái, các đại diện giới chủ Pháp bắt đầu xúc tiến mở đầu tư tại Pakistan. Theo Le Figaro, Islamabad hiện rất phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, chiếm tới 49%, trong bối cảnh Pakistan rất cần đến các đầu tư nước ngoài vào hàng loạt lĩnh vực cơ sở hạ tầng đường xá, năng lượng, viễn thông, nước, dịch vụ tài chính... Tầng lớp trung lưu Pakistan ước tính 80 đến 90 triệu.
Pakistan có xu hướng tiếp tục giữ được ổn định chính trị tương đối so với cách đây hai thập niên. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp mà một chính phủ dân cử hoàn tất được nhiệm kỳ, dự kiến kết thúc vào mùa hè năm nay.
Thể thao Mùa đông Hàn Quốc : Thắng lợi đẹp trong môn bắn súng – trượt tuyết
Về thể thao, thành tích tại Thế Vận mùa đông Hàn Quốc của vận động viên Pháp Martin Fourcade trong môn trượt tuyết – bắn súng cự lý 20 km, gây ấn tượng mạnh, với thắng lợi chỉ trong gang tấc trước đối thủ Đức (nói đúng hơn là « trong đường tơ kẽ tóc ») (mũi ván trượt của vận động viên Đức Simon Schempp đến trước, trong lúc giầy trượt của Martin Fourcade về đầu). Đây là huy chương vàng thứ tư của anh trong sự nghiệp thể thao Thế Vận Hội.
Thắng lợi của Martin Foucarde và đối thủ ngang tài ngang sức được Libération cho là rất đẹp, bởi sự kiện này cho thấy điều « kỳ diệu » của thể thao, khi được và thua chỉ là hai mặt của tấm huân chương.
Dự báo : 40% dân cư thế giới thiếu nước nặng nề
Lĩnh vực môi trường cũng là hồ sơ lớn khác của Le Monde, với tựa « Khô hạn, khai thác kiệt quệ : Thế giới trong cơn khát ». Báo động được đưa ra nhân dịp chính quyền Nam Phi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nước trên toàn quốc. Theo Liên Hiệp Quốc, bốn phần mười dân số thế giới sẽ lâm vào cảnh thiếu nước, do môi trường suy thoái và biến đổi khí hậu.
Việc đô thị mở rộng, với dân số gia tăng, dự kiến từ 60% đến 92% dân số toàn cầu trước cuối thế kỷ, cùng lối sống tiêu thụ nhiều nước, sản phẩm đòi hỏi nhiều nước, được điểm mặt là nguyên nhân chính. Đô thị xài nước nhiều hơn trong khi dân cư các khu vực nông thôn thiếu nước sạch để dùng là viễn cảnh chung.
Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có xung đột lớn về nước, đặc biệt giữa đô thị với các vùng nông nghiệp, mà sản xuất đòi hỏi nhiều nước.
Triển lãm nông nghiệp Pháp : Tương lai của nghề nông
La Croix chú ý đến cuộc triển lãm Nông nghiệp Pháp, sẽ khai mạc cuối tuần này, với bài « Tương lai của nghề nông ». Thứ Năm tới, khoảng 1000 nhà nông được mời đến phủ tổng thống. Đây được coi là một cử chỉ bất ngờ của tổng thống Macron, vốn bị coi là người ít hiểu biết về nông thôn.
Triển lãm nông nghiệp tại Paris, được tổ chức mỗi năm một lần, được coi là dịp gặp gỡ quan trọng giữa công chúng đô thị với các nhà nông, giữa hai thế giới vốn có xu hướng ngoảnh mặt với nhau. Nông nghiệp Pháp đang trải qua giai đoạn chuyển mình quan trọng, cùng một lúc tìm kiếm nâng cao chất lượng sản phẩm, và thúc đẩy xuất khẩu.
« Crash Test » : Nghệ thuật trong kỷ Nhân Sinh
Về nghệ thuật, Libération giới thiệu một triển lãm đặc biệt tại Montepellier, mang tên « Crash Test, cuộc cách mạng phân tử ». Triển lãm muốn giới thiệu một cách nhìn mới về nghệ thuật, khi khai thác « những tương tác vô hình giữa sự sống và các hợp chất hóa học », vốn còn rất ít được biết đến, nhưng lại là một thực tế phổ biến với nhân loại hiện nay, khi các hoạt động của con người tác động ghê gớm đến đời sống tự nhiên, và con người phải gánh nhận các hậu quả ngược lại. Thời kỳ lịch sử thường được giới chuyên gia gọi là kỷ Nhân Sinh (Anthropocène).
Trang nhất
Thời sự nước Pháp là hồ sơ lớn trang nhất của Les Echos, cùng Libération và La Croix. Libération và La Croix tập trung vào chủ đề dự luật nhập cư mới của bộ trưởng Nội Vụ Gerard Collombe. Libération lên án lập trường « nghiệt ngã » của lãnh đạo Nội Vụ, còn La Croix đặt câu hỏi : « Liệu kế hoạch gia tăng trục xuất (người nhập cư không giấy tờ) có khả thi ? ».
Báo kinh tế Les Echos chú ý đến việc chính phủ Pháp thành lập một đơn vị tư pháp chống lậu thuế mới. Theo tờ báo, chính sách chống lậu thuế mới là kết quả sáu tháng « thương lượng căng thẳng trong hậu trường », giữa hai bộ Tài Chính và Nội Vụ.
----
(1) Croatia là quốc gia tây Balkan đầu tiên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (năm 2013). Slovenia, thuộc Nam Tư cũ nhưng không nằm trong bán đảo Balkan, trở thành thành viên Liên Âu năm 2004, và gia nhập khu vực đồng euro năm 2007.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180219-ket-nap-cac-nuoc-tay-balkan-the-tien-thoai-luong-nan-cua-lien-au
Lập trường của Ủy Ban Châu Âu không hề được các quốc gia trụ cột của Liên Âu hưởng ứng. Thời hạn 2025 bị cho là « phi thực tế ». Để được kết nạp vào Liên Âu, sáu nước miền tây Balkan phải tiến hành thành công các cải cách để « ổn định chính trị, làm trong sạch ngành tư pháp, khu vực công, đẩy lùi nạn tham nhũng, và giúp cho các chuẩn mực và giá trị của châu Âu được tôn trọng ». Thế nhưng, theo các chuyên gia, ngay cả với Serbia – « quốc gia đi xa nhất, với hơn 10 năm nỗ lực » -, con đường hội nhập dự tính « sẽ còn dài ».
Hệ quả chưa tính hết của đợt gia nhập ồ ạt 2004
Điều mà nhiều người lo ngại trước hết là dự án « hội nhập nhanh chóng » các nước tây Balkan có thể biến thành cái cớ để phe dân túy và hoài nghi châu Âu lợi dụng kích động dân chúng trong thời gian tranh cử Nghị Viện Châu Âu, dự kiến tổ chức vào mùa xuân 2019.
Le Monde điểm lại toàn bộ quá trình xây dựng và mở rộng Liên Âu kể từ năm 1951, để rút ra các bài học về nhiều hậu quả do việc nôn nóng mở rộng, cũng như do tính toán ích kỷ của một số quốc gia thành viên, đặc biệt là đợt kết nạp thứ năm, đợt đông đảo nhất, với 10 thành viên mới cùng một lượt (trong đó chủ yếu là các nước Đông Âu cũ, gồm có Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungary, ba quốc gia Baltic…). Việc mở rộng này đã gây ra một đảo lộn lớn đối với Liên Âu, mà các lãnh đạo châu Âu vào thời điểm đó đã không tính tới, trước hết với việc trung tâm Liên Hiệp Châu Âu dịch về phía đông.
Theo cựu thủ tướng Ý Enrico Letta, giáo viên Học Viện Chính Trị Paris Sciences-Po, sở dĩ Đức chủ trương mở rộng mạnh về phía đông là để củng cố lợi ích tại khu vực láng giềng, trong khi đó Anh Quốc dự đoán việc Liên Âu mở rộng sẽ làm suy yếu phe chủ trương xây dựng một liên bang châu Âu.
Cuộc khủng hoảng nhập cư trong những năm gần đây cho thấy sự khác biệt hết sức sâu sắc giữa các nhóm thành viên Liên Âu, đặc biệt giữa các nước miền tây châu Âu với các nước thuộc khối Đông Âu cũ. Việc các định chế dân chủ pháp quyền bị tấn công tại Đức và Ba Lan dẫn đến một khủng hoảng mới trong nội bộ Liên Âu.
Lên án tình trạng « giả vờ hội nhập »
Trong hiện tại, dự án mở ra lộ trình kết nạp các quốc gia tại miền tây Balkan, vốn là khu vực đầy bất ổn, được hy vọng sẽ thúc đẩy nỗ lực hướng đến tiến bộ ở các quốc gia liên quan, cũng mang lại một lợi thế địa chiến lược cho châu Âu, đặc biệt với các nước có đa số dân cư theo đạo Hồi, như Bosnia và Kosovo, để ngăn chặn ảnh hưởng của các quốc gia Hồi Giáo vùng Vịnh (xem thêm : Sarajevo : Phong vũ biểu của căng thẳng Nga-phương Tây). Thế nhưng một số người trong cuộc cũng tố cáo tình trạng « giả vờ chứng tỏ nỗ lực hội nhập » để hưởng lợi tại nhiều quốc gia tây Balkan. Viễn cảnh gia nhập Liên Âu đã được đề ra ngay từ năm 1999 (tức sau khi cuộc chiến Kosovo chấm dứt).
Le Monde lưu ý đến tiến trình hội nhập đầy gian truân và hiện còn dở dang của hai quốc gia Đông Âu cũ, Rumani và Bulgari, cũng như dự án kết nạp coi là bế tắc với Thổ Nhĩ Kỳ, với sự lên ngôi của chính quyền độc tài của tổng thống Erdogan.
Cái khó ló cái khôn. Theo Le Monde, trong tình thế dự án xây dựng Liên Âu đang gặp nhiều trở lực hiện nay, lịch trình mở rộng châu Âu về hướng tây Balkan nên được coi là cơ hội để làm sống trở lại cuộc thảo luận về dự án xây dựng châu Âu « nhiều tốc độ », như quan điểm của cựu thủ tướng Ý Enrico Letta, bởi quan niệm mở rộng như từ trước đến nay sẽ không còn được đông đảo cử tri các nước thành viên ủng hộ.
Quan điểm châu Âu nhiều tốc độ là chủ trương của tổng thống Pháp, điều này phía Đức tỏ ra dè dặt. Vấn đề kết nạp các nước tây Balkan sẽ được thảo luận tại Bulgari, ngày 17/05, tới, Le Monde gợi ý đây là dịp để các nước đối chọi quan điểm thực sự, đoạn tuyệt với mọi thái độ « vờ vĩnh » lâu nay.
An ninh thế giới : 2018, « năm rất nhiều hiểm nguy »
Về thời sự quốc tế, báo Les Echos chú ý đến hội nghị về an ninh quốc tế lần thứ 54 vừa diễn ra tại Munich cuối tuần qua, với bài phân tích : « Hội nghị an ninh : 2018, một năm đầy nguy hiểm ». Chủ đề chính của hội nghị an ninh Munich là : « From the brink and back? / Liệu chúng ta đã rời khỏi miệng vực hay chưa ? ».
Biểu tượng cho một thế giới đầy hiểm nguy này là hình ảnh thủ tướng Israel cầm một mảnh máy bay không người lái được cho là của Iran, bị bắn hạ mới đây, và đe dọa trả đũa trực tiếp Teheran, theo mô tả của Les Echos. Chỉ ít phút sau đó, ngoại trưởng Iran trả lời họp báo chế nhạo thái độ của lãnh đạo Israel là một trò hề.
Les Echos cũng điểm mặt các căng thẳng lớn, bất ổn lớn của thế giới hiện nay là mẫu thuẫn giữa Nga với Hoa Kỳ và các đồng minh trong hồ sơ Syria và Ukraina, giữa phương Tây và Trung Quốc về chủ đề Con Đường Tơ Lụa mới. Nỗ lực tìm một tiếng nói chung, để quan điểm của châu Âu được lắng nghe trên thế giới tiếp tục là một thách thức lớn. Les Echos chú ý đến đề nghị của thủ tướng Anh, đề nghị một hiệp ước an ninh với Liên Âu sau Brexit, đề nghị được đồng nhiệm Pháp Edouard Philip, lần đầu tham gia hội nghị hưởng ứng.
Trục Mỹ – Thổ : « Lời lẽ to tát » không đi kèm phối hợp cụ thể
Quan hệ Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ là một hồ sơ chính khác của thời sự quốc tế. Le Monde ghi nhận việc « Ankara và Wahsington hòa dịu » trong vấn đề Syria, cam kết sẽ phối hợp, nhưng nhiều điều mơ hồ trong quan hệ song phương vẫn tồn tại. Nhận định được đưa ra sau cuộc kín giữa ngoại trưởng Mỹ Tillerson và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Cuộc họp được giữ bí mật đến mức không có sự tham dự của phiên dịch viên bộ Ngoại Giao Mỹ. Hội kiến Mỹ-Thổ diễn ra trong bối ảnh, từ gần một tháng nay, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tấn công vùng Afrin, Syria, do lực lượng Kurdistan thân Mỹ kiểm soát. Để tháo gỡ mầm mống xung đột, Washington và Ankara quyết định lập một nhóm hỗn hợp, với một buổi làm việc đầu tiên vào giữa tháng tới. Mỹ-Thổ ra tuyên bố chung tái khẳng định quan hệ đồng minh NATO, và đối tác chiến lược 70 năm, cam kết « bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ » của Syria và chống khủng bố.
Tuy nhiên, theo Le Monde, ngoài các lời lẽ to tát chung chung này (hay « các ước nguyện thành kính », từ ngữ trong nguyên văn), hai bên không đưa ra được một cam kết cụ thể nào. Bất đồng chủ yếu xoay quanh vấn đề lực lượng vũ trang YPG, người Kurdistan, được Hoa Kỳ coi là đồng minh, nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ lên án khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ cũng từ chối rút quân khỏi vùng Manbij, một khu vực khác của người Kurdistan, với mục tiêu hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố, trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng muốn đưa quân chiếm khu vực này.
Washington lo ngại tình trạng nhân quyền đang ngày một tồi tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ngày trước chuyến công du của ông Tillerson, một nhà vật lý song tịch Mỹ - Thổ, nhân viên NASA, bị Ankara kết án 7 năm tù, do « tham gia » phong trào của giáo sĩ Gulen, bị cáo buộc tổ chức vụ đảo chính hụt năm 2016.
Mỹ : Điều tra về nghi an Nga can thiệp tiến triển
Điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ có nhiều tiến triển. Le Figaro cho biết tư pháp Mỹ ra cáo trạng, nhắm vào 13 cá nhân và ba tổ chức của Nga, mô tả chi tiết các phương pháp mà Matxcơva sử dụng để tác động đến dư luận, có lợi cho ứng cử viên Donald Trump. Trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, tổng thống Mỹ liên tục bác bỏ khả năng là các can thiệp trên ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Cho dù, cho đến nay, kết quả điều tra tạm thời không liên quan trực tiếp đến cá nhân tổng thống Mỹ, nhưng không loại trừ sẽ có « những bước phát triển mới ». Les Echos nhận xét là, giờ đây cho dù có muốn, tổng thống Mỹ cũng không thể « sa thải » chưởng lý Robert Mueller, người phụ trách cuộc điều tra, cùng trợ lý của ông, trừ phi nếu muốn tỏ ra chính mình cũng là « một nhân viên » của Matxcơva.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ cũng tố cáo chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch chống lại sự can thiệp của Nga vào bầu cử, trong lúc có nhiều bằng chứng về khả năng Nga sẽ lặp lại chiến dịch can thiệp vào bầu cử Nghị Viện Mỹ giữa kỳ vào cuối năm nay.
« Bóng Putin » ở miền đông nước Đức
Về thời sự quốc tế, Le Figaro có một phóng sự đáng chú ý về xu hướng « hoài niệm » thời cộng sản ở miền đông nước Đức, với sự phát triển các hoạt động du lịch, do chính quyền thủ phủ bang Saxe chủ trì, liên quan đến các hoạt động trước đây tại Đức của cựu nhân viên KGB, đương kim tổng thống Nga Putin.
Pakistan : Khủng bố giảm, chính trị có xu hướng ổn định hơn
Pakistan cũng là một chủ đề đáng chú ý khác về kinh tế. Le Figaro ghi nhận tình hình an ninh của quốc gia này, sau hơn một thập niên bất ổn, đang có xu hướng cải thiện. Số lượng các vụ khủng bố năm 2017 đã sụt giảm 69% so với bốn năm trước.
Năm ngoái, các đại diện giới chủ Pháp bắt đầu xúc tiến mở đầu tư tại Pakistan. Theo Le Figaro, Islamabad hiện rất phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, chiếm tới 49%, trong bối cảnh Pakistan rất cần đến các đầu tư nước ngoài vào hàng loạt lĩnh vực cơ sở hạ tầng đường xá, năng lượng, viễn thông, nước, dịch vụ tài chính... Tầng lớp trung lưu Pakistan ước tính 80 đến 90 triệu.
Pakistan có xu hướng tiếp tục giữ được ổn định chính trị tương đối so với cách đây hai thập niên. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp mà một chính phủ dân cử hoàn tất được nhiệm kỳ, dự kiến kết thúc vào mùa hè năm nay.
Thể thao Mùa đông Hàn Quốc : Thắng lợi đẹp trong môn bắn súng – trượt tuyết
Về thể thao, thành tích tại Thế Vận mùa đông Hàn Quốc của vận động viên Pháp Martin Fourcade trong môn trượt tuyết – bắn súng cự lý 20 km, gây ấn tượng mạnh, với thắng lợi chỉ trong gang tấc trước đối thủ Đức (nói đúng hơn là « trong đường tơ kẽ tóc ») (mũi ván trượt của vận động viên Đức Simon Schempp đến trước, trong lúc giầy trượt của Martin Fourcade về đầu). Đây là huy chương vàng thứ tư của anh trong sự nghiệp thể thao Thế Vận Hội.
Thắng lợi của Martin Foucarde và đối thủ ngang tài ngang sức được Libération cho là rất đẹp, bởi sự kiện này cho thấy điều « kỳ diệu » của thể thao, khi được và thua chỉ là hai mặt của tấm huân chương.
Dự báo : 40% dân cư thế giới thiếu nước nặng nề
Lĩnh vực môi trường cũng là hồ sơ lớn khác của Le Monde, với tựa « Khô hạn, khai thác kiệt quệ : Thế giới trong cơn khát ». Báo động được đưa ra nhân dịp chính quyền Nam Phi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nước trên toàn quốc. Theo Liên Hiệp Quốc, bốn phần mười dân số thế giới sẽ lâm vào cảnh thiếu nước, do môi trường suy thoái và biến đổi khí hậu.
Việc đô thị mở rộng, với dân số gia tăng, dự kiến từ 60% đến 92% dân số toàn cầu trước cuối thế kỷ, cùng lối sống tiêu thụ nhiều nước, sản phẩm đòi hỏi nhiều nước, được điểm mặt là nguyên nhân chính. Đô thị xài nước nhiều hơn trong khi dân cư các khu vực nông thôn thiếu nước sạch để dùng là viễn cảnh chung.
Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có xung đột lớn về nước, đặc biệt giữa đô thị với các vùng nông nghiệp, mà sản xuất đòi hỏi nhiều nước.
Triển lãm nông nghiệp Pháp : Tương lai của nghề nông
La Croix chú ý đến cuộc triển lãm Nông nghiệp Pháp, sẽ khai mạc cuối tuần này, với bài « Tương lai của nghề nông ». Thứ Năm tới, khoảng 1000 nhà nông được mời đến phủ tổng thống. Đây được coi là một cử chỉ bất ngờ của tổng thống Macron, vốn bị coi là người ít hiểu biết về nông thôn.
Triển lãm nông nghiệp tại Paris, được tổ chức mỗi năm một lần, được coi là dịp gặp gỡ quan trọng giữa công chúng đô thị với các nhà nông, giữa hai thế giới vốn có xu hướng ngoảnh mặt với nhau. Nông nghiệp Pháp đang trải qua giai đoạn chuyển mình quan trọng, cùng một lúc tìm kiếm nâng cao chất lượng sản phẩm, và thúc đẩy xuất khẩu.
« Crash Test » : Nghệ thuật trong kỷ Nhân Sinh
Về nghệ thuật, Libération giới thiệu một triển lãm đặc biệt tại Montepellier, mang tên « Crash Test, cuộc cách mạng phân tử ». Triển lãm muốn giới thiệu một cách nhìn mới về nghệ thuật, khi khai thác « những tương tác vô hình giữa sự sống và các hợp chất hóa học », vốn còn rất ít được biết đến, nhưng lại là một thực tế phổ biến với nhân loại hiện nay, khi các hoạt động của con người tác động ghê gớm đến đời sống tự nhiên, và con người phải gánh nhận các hậu quả ngược lại. Thời kỳ lịch sử thường được giới chuyên gia gọi là kỷ Nhân Sinh (Anthropocène).
Trang nhất
Thời sự nước Pháp là hồ sơ lớn trang nhất của Les Echos, cùng Libération và La Croix. Libération và La Croix tập trung vào chủ đề dự luật nhập cư mới của bộ trưởng Nội Vụ Gerard Collombe. Libération lên án lập trường « nghiệt ngã » của lãnh đạo Nội Vụ, còn La Croix đặt câu hỏi : « Liệu kế hoạch gia tăng trục xuất (người nhập cư không giấy tờ) có khả thi ? ».
Báo kinh tế Les Echos chú ý đến việc chính phủ Pháp thành lập một đơn vị tư pháp chống lậu thuế mới. Theo tờ báo, chính sách chống lậu thuế mới là kết quả sáu tháng « thương lượng căng thẳng trong hậu trường », giữa hai bộ Tài Chính và Nội Vụ.
----
(1) Croatia là quốc gia tây Balkan đầu tiên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (năm 2013). Slovenia, thuộc Nam Tư cũ nhưng không nằm trong bán đảo Balkan, trở thành thành viên Liên Âu năm 2004, và gia nhập khu vực đồng euro năm 2007.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180219-ket-nap-cac-nuoc-tay-balkan-the-tien-thoai-luong-nan-cua-lien-au
Geen opmerkingen:
Een reactie posten