Thủ tướng Đức cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu
Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp đồng nhiệm Macedonia Zoran Zaev tại Berlin, ngày 21/02/2018.REUTERS/Axel Schmidt
Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm qua, 21/02/2018 đã không ngần ngại nêu tên Trung Quốc khi nhắc nhở rằng không nên gắn liền các khoản đầu tư vào các nước châu Âu với những yêu sách chính trị.
Trong một cuộc họp báo chung tại Berlin với thủ tướng Macedonia Zoran Zaev, bà Angela Merkel xác định rõ : « Tôi không phản đối việc Trung Quốc muốn thúc đẩy thương mại… và đầu tư. Chúng ta gắn bó với thương mại tự do... nhưng phải trên cơ sở có đi có lại ». Đối với thủ tướng Đức, thái độ cởi mở, thông thoáng về mặt thương mại không thể chỉ một chiều, mà phải đến từ mọi phía.
Và người lãnh đạo một trong hai đầu tầu của châu Âu nhắc nhở : « Câu hỏi đặt ra là ... các quan hệ kinh tế có bị gắn liền với các vấn đề chính trị hay không ? vì nếu như vậy, bà Merkel nhấn mạnh : « Điều đó không nằm trong tinh thần tự do thương mại ».
Theo hãng tin Pháp AFP, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào sáng kiến khổng lồ gọi là « Những Con Đường Tơ Lụa Mới » trong đó có trục Á-Âu nối liền Trung Quốc với châu Âu. Sáng kiến này đã khiến châu Âu thêm lo ngại về ảnh hưởng chính trị đang tăng lên của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng tại châu Âu, mà ví dụ điển hình là việc mua cảng Piraeus ở Hy Lạp lợi dụng thời cơ Athens bị khủng hoảng tài chánh. Hy Lạp nằm trong số các nước Nam Âu và Đông Âu sẵn sàng nhận tiền đầu tư của Trung Quốc, kể cả vào các lãnh vực chiến lược.
Một cách cụ thể, nhiều quốc gia châu Âu sợ rằng các nước Balkan, vì được hưởng lợi từ đầu tư Trung Quốc, cho nên sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.
Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng lên tiếng cảnh báo về việc một số nước châu Âu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, mà « đôi khi làm tổn hại đến quyền lợi của châu Âu ».
Trước đó, vào tháng Tám năm 2017, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã cảnh báo tại Paris rằng : « Nếu chúng ta không xây dựng một chiến lược châu Âu chung (để đối phó với Trung Quốc) thì Trung Quốc sẽ thành công trong việc chia rẽ châu Âu ». Đây cũng là mong muốn của Paris.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180222-thu-tuong-duc-canh-bao-ve-anh-huong-chinh-tri-cua-trung-quoc-o-chau-au
Và người lãnh đạo một trong hai đầu tầu của châu Âu nhắc nhở : « Câu hỏi đặt ra là ... các quan hệ kinh tế có bị gắn liền với các vấn đề chính trị hay không ? vì nếu như vậy, bà Merkel nhấn mạnh : « Điều đó không nằm trong tinh thần tự do thương mại ».
Theo hãng tin Pháp AFP, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào sáng kiến khổng lồ gọi là « Những Con Đường Tơ Lụa Mới » trong đó có trục Á-Âu nối liền Trung Quốc với châu Âu. Sáng kiến này đã khiến châu Âu thêm lo ngại về ảnh hưởng chính trị đang tăng lên của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng tại châu Âu, mà ví dụ điển hình là việc mua cảng Piraeus ở Hy Lạp lợi dụng thời cơ Athens bị khủng hoảng tài chánh. Hy Lạp nằm trong số các nước Nam Âu và Đông Âu sẵn sàng nhận tiền đầu tư của Trung Quốc, kể cả vào các lãnh vực chiến lược.
Một cách cụ thể, nhiều quốc gia châu Âu sợ rằng các nước Balkan, vì được hưởng lợi từ đầu tư Trung Quốc, cho nên sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.
Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng lên tiếng cảnh báo về việc một số nước châu Âu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, mà « đôi khi làm tổn hại đến quyền lợi của châu Âu ».
Trước đó, vào tháng Tám năm 2017, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã cảnh báo tại Paris rằng : « Nếu chúng ta không xây dựng một chiến lược châu Âu chung (để đối phó với Trung Quốc) thì Trung Quốc sẽ thành công trong việc chia rẽ châu Âu ». Đây cũng là mong muốn của Paris.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180222-thu-tuong-duc-canh-bao-ve-anh-huong-chinh-tri-cua-trung-quoc-o-chau-au
Với Trung Quốc, tổng thống Pháp là đối tác lý tưởng cho "con đường tơ lụa mới"
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 08/01/2018.REUTERS/Andy Wong/Pool
Ngày 08/01/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mở đầu chuyến công du Trung Quốc ba ngày tại Trung Quốc bằng cuộc viếng thăm thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ châu Âu, kể từ sau Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 hồi tháng 10/2017.
Bắc Kinh trông đợi điều gì từ chuyến công du châu Á đầu tiên này của tổng thống Pháp Emmanuel Macron? Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt nhận định :
« Bắc Kinh cần có đồng minh, và nước Pháp có đủ vị thế để lấp đầy khoảng trống do các nước khác để lại. Do đó, Trung Quốc xem ông Emmanuel Macron như là một đối tác lý tưởng để hỗ trợ cho tham vọng nắm giữ vai trò hàng đầu của Bắc Kinh, bất kể đó là trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay là trong cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên. Ở đó, nước Pháp có thể đóng một vai trò trung gian.
Vì thế, trong mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ cảm thấy an tâm khi tổng thống Pháp chọn Trung Quốc là điểm công du châu Á đầu tiên. Và thậm chí còn cảm thấy thích thú khi tổng thống Pháp đã chọn Tây An, điểm xuất phát của con đường tơ lụa cũ xưa làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du Trung Quốc.
Quả thật là Bắc Kinh hy vọng Paris tham gia vào dự án con đường tơ lụa mới to lớn này, với hy vọng khôi phục lại hành lang thương mại Á-Âu, nhưng trước mắt chỉ phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc. Thách thức đối với ông Macron là làm sao nêu rõ được những đòi hỏi của châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải sáng hôm nay (08/01), tổng thống Pháp không dấu giếm tham vọng mà ông chia sẻ cùng với đồng nhiệm Trung Quốc : Quan hệ giữa hai nước luôn đi tiên phong và chúng ta phải luôn luôn ở vị trí tiên phong này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180108-voi-trung-quoc-tong-thong-phap-la-doi-tac-ly-tuong-cho-con-duong-to-lua-moi
« Bắc Kinh cần có đồng minh, và nước Pháp có đủ vị thế để lấp đầy khoảng trống do các nước khác để lại. Do đó, Trung Quốc xem ông Emmanuel Macron như là một đối tác lý tưởng để hỗ trợ cho tham vọng nắm giữ vai trò hàng đầu của Bắc Kinh, bất kể đó là trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay là trong cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên. Ở đó, nước Pháp có thể đóng một vai trò trung gian.
Vì thế, trong mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ cảm thấy an tâm khi tổng thống Pháp chọn Trung Quốc là điểm công du châu Á đầu tiên. Và thậm chí còn cảm thấy thích thú khi tổng thống Pháp đã chọn Tây An, điểm xuất phát của con đường tơ lụa cũ xưa làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du Trung Quốc.
Quả thật là Bắc Kinh hy vọng Paris tham gia vào dự án con đường tơ lụa mới to lớn này, với hy vọng khôi phục lại hành lang thương mại Á-Âu, nhưng trước mắt chỉ phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc. Thách thức đối với ông Macron là làm sao nêu rõ được những đòi hỏi của châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải sáng hôm nay (08/01), tổng thống Pháp không dấu giếm tham vọng mà ông chia sẻ cùng với đồng nhiệm Trung Quốc : Quan hệ giữa hai nước luôn đi tiên phong và chúng ta phải luôn luôn ở vị trí tiên phong này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180108-voi-trung-quoc-tong-thong-phap-la-doi-tac-ly-tuong-cho-con-duong-to-lua-moi
Pháp: Chính sách châu Á của tân tổng thống Macron sẽ ra sao ?
Bộ ba định hình chính sách châu Á của Pháp: Tổng thống Emmanuel Macron (T), ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian (G) và thủ tướng Edouard Philippe (T). Ảnh chụp ngày 23/05/2017 tai Paris (Pháp).REUTERS/Etienne Laurent/Pool
Một câu hỏi thường được đặt ra từ ngày tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhậm chức : Đó là chính sách châu Á của Pháp sẽ ra sao ? Chuyên san Pháp Asialyst ngày 18/05/2017 đã thử trả lời trong bài phân tích của chuyên gia về Trung Quốc và các vấn đề quốc tế Philippe Le Corre mang tựa đề « Từ Hollande đến Macron, chính sách nào cho Pháp ở châu Á - De Hollande à Macron, quelle politique pour la France en Asie ? ».
Đối với chuyên gia Philippe Le Corre, cả tổng thống Macron lẫn thủ tướng Édouard Philippe đều thuộc một thế hệ lãnh đạo trẻ, đã có dịp biết đến châu Á trong công việc trước đây của mình. Bên cạnh đó, trong chính phủ mới được thành lập, vai trò của tân ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, một người thường xuyên tiếp cận với châu Á trong suốt 5 năm làm bộ trưởng Quốc Phòng của cựu tổng thống François Hollande tiền nhiệm cũng sẽ rất cần thiết.
Thủ tướng Edouard Philippe có kinh nghiệm về Trung Quốc
Thủ tướng Edouard Philippe là người có kinh nghiệm thực tế về châu Á, cụ thể là về Trung Quốc. Trong tư cách thị trưởng của thành phố cảng Le Havre, lãnh đạo mới của chính phủ Pháp đã có dịp phát triển các mối quan hệ cấp cao với Trung Quốc. Le Havre đã năm lần tổ chức diễn đàn thương mại Trung Quốc-Europa, một sự kiện vốn từ năm 2006 đến năm 2014, đã trở thành một trong những cuộc hẹn tại châu Âu rất được doanh nghiệp Trung Quốc ưa chuộng.
Ông Philippe, trong tư cách thị trưởng Le Havre, đã nhiều lần đi thăm Trung Quốc, đặc biệt là để gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (11/2013) nhân một hội nghị Trung Quốc-Liên Hiệp Châu Âu về các vấn đề đô thị, và đồng chủ trì phiên bản Trung Quốc của diễn đàn Trung Quốc-Europa tại thành phố Thẩm Dương (09/2014).
Cặp đôi đứng đầu ngành hành pháp nước Pháp Macron-Philippe như vậy sẽ tiếp tục công việc của cựu tổng thống François Hollande, một người ngay từ năm 2012, đã hoạch định một chính sách châu Á tinh tế nhờ cố vấn ngoại giao của ông, nhà Hán học Paul Jean-Ortiz.
Được cử làm cố vấn chỉ đạo (sherpa) về những vấn đề quốc tế, "PJO" người đã hầu như trải qua toàn bộ sự nghiệp của mình ở châu Á, đã có một cộng sự đồng hành tại điện Elysee mang tên Emmanuel Macron, phó tổng thư ký phủ tổng thống, phụ trách các vấn đề kinh tế.
Trong số những thành tựu của Paul Jean-Ortiz (qua đời tháng 07/2014), có thể kể đến việc Pháp đã xây dựng thành công những quan hệ tin cậy với hầu hết các nước châu Á, không riêng gì với Trung Quốc (từng gặp rắc rối với tổng thống Nicolas Sarkozy) và Nhật Bản.
Đông Nam Á được đặc biệt quan tâm từ năm 2012
Kể từ năm 2012, khu vực Đông Nam Á trở thành một mục tiêu quan trọng đối với điện Elysee. Trong nhiệm kỳ của mình, François Hollande đã đích thân đi thăm nhiều quốc gia vùng châu Á Thái Bình Dương : từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đến Malaysia, Philippines, Lào, Singapore, Việt Nam, Indonesia và Úc; chưa kể đến rất nhiều các chuyến thăm cấp thủ tướng hay bộ trưởng từ giữa năm 2012 đến năm 2017.
Ngành công nghiệp quốc phòng Pháp từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với khu vực. Malaysia, Indonesia và Singapore là khách hàng lâu năm của các tập đoàn vũ khí Pháp Thales và DCNS. Trong năm 2016, Úc đã đặt 40 tỷ đô la tàu ngầm do DCNS chế tạo. Còn Ấn Độ thì đã đặt mua 36 máy bay Rafale của Dassault Aviation với giá 8,8 tỷ đô la, cũng vào năm ngoái.
Trong bối cảnh đó, việc bổ nhiệm cựu bộ trưởng Quốc Phòng rất được tôn trọng là ông Jean-Yves Le Drian làm ngoại trưởng rất được châu Á chú ý, vì bản thân ông là một bộ trưởng Quốc Phòng rất quan tâm đến châu Á.
Tân ngoại trưởng Pháp từng đề nghị Liên Hiệp Châu Âu tuần tra Biển Đông
Vào tháng 06/2016, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore (cuộc họp thường niên của các chuyên gia quốc phòng ở châu Á), ông đã làm cử tọa ngạc nhiên khi đề xuất việc Liên Hiệp Châu Âu tiến hành những chiến dịch tuần tra Hải Quân tại Biển Đông. Bên cạnh sáng kiến đó, chính trong thời gian ông làm bộ trưởng Quốc Phòng mà các thỏa thuận quốc phòng với Đông Nam Á hay Ấn Độ được tăng cường.
Vào lúc Bắc Kinh liên tục đẩy mạnh các sáng kiến của họ ở Đông Nam Á, phát biểu năm 2016 của nguyên bộ trưởng Quốc Phòng đã được hiểu như là một mong muốn của Pháp, muốn ảnh hưởng đến cuộc tranh luận chiến lược trong khu vực. Pháp, tương tự như hầu hết các nước châu Âu, đã hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye ngày 12 tháng 7 năm 2016 về Biển Đông - một phán quyết tố cáo Trung Quốc tăng cường hiện diện trên nhiều hòn đảo đang tranh chấp. Ông Le Drian cho rằng : « Nếu muốn giảm nguy cơ xung đột, chúng ta cần phải bảo vệ pháp luật của biển ».
Về mặt chiến lược, Hải quân Pháp có một sự hiện diện đáng kể ở Thái Bình Dương, tại vùng Nouvelles Calédonies, Polynésie và Wallis và Futuna (chưa kể đến Ấn Độ Dương). Là quốc gia có vùng biển lớn thứ hai trên thế giới, Pháp cũng đang hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, Úc và New Zealand - cường quốc hàng hải khu vực khác - thông qua nhóm phối hợp bốn bên về an toàn hàng hải ở Thái Bình Dương.
Pháp cũng là một trong những nước ủng hộ chính sách của Liên Hiệp Châu Âu tại Biển Đông, được đại diện cao cấp Liên Hiệp Châu Âu về đối ngoại Federica Mogherini chủ xướng. Tân bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Sylvie Goulard chắc chắn sẽ nhấn mạnh đến hợp tác châu Âu trong lĩnh vực quan trọng này.
Emmanuel Macron: Châu Âu cần đoàn kết trước Trung Quốc
Vấn đề lớn khác liên quan đến châu Á mà chính quyền Macron phải đối mặt là đà vươn lên về kinh tế của Trung Quốc.
Giống như những gì họ đã làm thông qua hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới, vừa được tổ chức tại Bắc Kinh với sự hiện diện của khoảng ba mươi nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ - nhưng không có Pháp vị bận bầu cử, Trung Quốc tiếp tục tiến quân vào châu Âu về mặt kinh tế.
Trong năm 2016, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đạt 35 tỷ, tăng 77% so với năm trước. Một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, Anh, Đức, Ba Lan và Ý, đã tham gia với tư cách thành viên sáng lập vào Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, một sáng kiến Bắc Kinh đưa ra vào năm 2015. Không ai có thể dửng dưng trước các sự kiện như công trình xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc Beograd-Budapest được giao cho một tập đoàn Trung Quốc, hoặc việc quản lý cảng Pirée ở Hy Lạp lọt vào tay một nhóm Trung Quốc.
Trong toàn cảnh đó, đề nghị của tổng thống Emmanuel Macron về việc tăng cường đoàn kết châu Âu để đối phó với Trung Quốc, một cường quốc thương mại và đầu tư toàn cầu, có vẻ rất hợp lý.
Tổng thống mới của nước Pháp đã thấy được rằng Trung Quốc là một tác nhân kinh tế chủ chốt thời ông còn ở bộ Kinh Tế từ năm 2014 đến năm 2016, và theo dõi chặt chẽ chuyến thăm chính thức của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 quan hệ ngoại giao Pháp-Trung) vào tháng tư năm 2014.
Chương trình hành động của ông Macron nói rõ là cần phải hợp tác với Trung Quốc (và Ấn Độ) về các vấn đề khí hậu, phù hợp với Thỏa Thuận Khí Hậu COP21 tại Paris. Về vấn đề đầu tư của Trung Quốc, tân tổng thống phân biệt rõ : Không thể đòi hỏi Trung Quốc mua máy bay Airbus mà lại từ chối không cho họ đầu tư vào sân bay Toulouse.
Vị cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp Macron cũng đã đến thăm Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước đã từng tạo dựng các quan hệ chặt chẽ với Pháp thời ông François Hollande làm tổng thống.
(Bài đăng lần đầu ngày 25/05/2017)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171228-phap-chinh-sach-chau-a-cua-tan-tong-thong-macron-se-ra-sao
Thủ tướng Edouard Philippe có kinh nghiệm về Trung Quốc
Thủ tướng Edouard Philippe là người có kinh nghiệm thực tế về châu Á, cụ thể là về Trung Quốc. Trong tư cách thị trưởng của thành phố cảng Le Havre, lãnh đạo mới của chính phủ Pháp đã có dịp phát triển các mối quan hệ cấp cao với Trung Quốc. Le Havre đã năm lần tổ chức diễn đàn thương mại Trung Quốc-Europa, một sự kiện vốn từ năm 2006 đến năm 2014, đã trở thành một trong những cuộc hẹn tại châu Âu rất được doanh nghiệp Trung Quốc ưa chuộng.
Ông Philippe, trong tư cách thị trưởng Le Havre, đã nhiều lần đi thăm Trung Quốc, đặc biệt là để gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (11/2013) nhân một hội nghị Trung Quốc-Liên Hiệp Châu Âu về các vấn đề đô thị, và đồng chủ trì phiên bản Trung Quốc của diễn đàn Trung Quốc-Europa tại thành phố Thẩm Dương (09/2014).
Cặp đôi đứng đầu ngành hành pháp nước Pháp Macron-Philippe như vậy sẽ tiếp tục công việc của cựu tổng thống François Hollande, một người ngay từ năm 2012, đã hoạch định một chính sách châu Á tinh tế nhờ cố vấn ngoại giao của ông, nhà Hán học Paul Jean-Ortiz.
Được cử làm cố vấn chỉ đạo (sherpa) về những vấn đề quốc tế, "PJO" người đã hầu như trải qua toàn bộ sự nghiệp của mình ở châu Á, đã có một cộng sự đồng hành tại điện Elysee mang tên Emmanuel Macron, phó tổng thư ký phủ tổng thống, phụ trách các vấn đề kinh tế.
Trong số những thành tựu của Paul Jean-Ortiz (qua đời tháng 07/2014), có thể kể đến việc Pháp đã xây dựng thành công những quan hệ tin cậy với hầu hết các nước châu Á, không riêng gì với Trung Quốc (từng gặp rắc rối với tổng thống Nicolas Sarkozy) và Nhật Bản.
Đông Nam Á được đặc biệt quan tâm từ năm 2012
Kể từ năm 2012, khu vực Đông Nam Á trở thành một mục tiêu quan trọng đối với điện Elysee. Trong nhiệm kỳ của mình, François Hollande đã đích thân đi thăm nhiều quốc gia vùng châu Á Thái Bình Dương : từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đến Malaysia, Philippines, Lào, Singapore, Việt Nam, Indonesia và Úc; chưa kể đến rất nhiều các chuyến thăm cấp thủ tướng hay bộ trưởng từ giữa năm 2012 đến năm 2017.
Ngành công nghiệp quốc phòng Pháp từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với khu vực. Malaysia, Indonesia và Singapore là khách hàng lâu năm của các tập đoàn vũ khí Pháp Thales và DCNS. Trong năm 2016, Úc đã đặt 40 tỷ đô la tàu ngầm do DCNS chế tạo. Còn Ấn Độ thì đã đặt mua 36 máy bay Rafale của Dassault Aviation với giá 8,8 tỷ đô la, cũng vào năm ngoái.
Trong bối cảnh đó, việc bổ nhiệm cựu bộ trưởng Quốc Phòng rất được tôn trọng là ông Jean-Yves Le Drian làm ngoại trưởng rất được châu Á chú ý, vì bản thân ông là một bộ trưởng Quốc Phòng rất quan tâm đến châu Á.
Tân ngoại trưởng Pháp từng đề nghị Liên Hiệp Châu Âu tuần tra Biển Đông
Vào tháng 06/2016, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore (cuộc họp thường niên của các chuyên gia quốc phòng ở châu Á), ông đã làm cử tọa ngạc nhiên khi đề xuất việc Liên Hiệp Châu Âu tiến hành những chiến dịch tuần tra Hải Quân tại Biển Đông. Bên cạnh sáng kiến đó, chính trong thời gian ông làm bộ trưởng Quốc Phòng mà các thỏa thuận quốc phòng với Đông Nam Á hay Ấn Độ được tăng cường.
Vào lúc Bắc Kinh liên tục đẩy mạnh các sáng kiến của họ ở Đông Nam Á, phát biểu năm 2016 của nguyên bộ trưởng Quốc Phòng đã được hiểu như là một mong muốn của Pháp, muốn ảnh hưởng đến cuộc tranh luận chiến lược trong khu vực. Pháp, tương tự như hầu hết các nước châu Âu, đã hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye ngày 12 tháng 7 năm 2016 về Biển Đông - một phán quyết tố cáo Trung Quốc tăng cường hiện diện trên nhiều hòn đảo đang tranh chấp. Ông Le Drian cho rằng : « Nếu muốn giảm nguy cơ xung đột, chúng ta cần phải bảo vệ pháp luật của biển ».
Về mặt chiến lược, Hải quân Pháp có một sự hiện diện đáng kể ở Thái Bình Dương, tại vùng Nouvelles Calédonies, Polynésie và Wallis và Futuna (chưa kể đến Ấn Độ Dương). Là quốc gia có vùng biển lớn thứ hai trên thế giới, Pháp cũng đang hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, Úc và New Zealand - cường quốc hàng hải khu vực khác - thông qua nhóm phối hợp bốn bên về an toàn hàng hải ở Thái Bình Dương.
Pháp cũng là một trong những nước ủng hộ chính sách của Liên Hiệp Châu Âu tại Biển Đông, được đại diện cao cấp Liên Hiệp Châu Âu về đối ngoại Federica Mogherini chủ xướng. Tân bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Sylvie Goulard chắc chắn sẽ nhấn mạnh đến hợp tác châu Âu trong lĩnh vực quan trọng này.
Emmanuel Macron: Châu Âu cần đoàn kết trước Trung Quốc
Vấn đề lớn khác liên quan đến châu Á mà chính quyền Macron phải đối mặt là đà vươn lên về kinh tế của Trung Quốc.
Giống như những gì họ đã làm thông qua hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới, vừa được tổ chức tại Bắc Kinh với sự hiện diện của khoảng ba mươi nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ - nhưng không có Pháp vị bận bầu cử, Trung Quốc tiếp tục tiến quân vào châu Âu về mặt kinh tế.
Trong năm 2016, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đạt 35 tỷ, tăng 77% so với năm trước. Một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, Anh, Đức, Ba Lan và Ý, đã tham gia với tư cách thành viên sáng lập vào Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, một sáng kiến Bắc Kinh đưa ra vào năm 2015. Không ai có thể dửng dưng trước các sự kiện như công trình xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc Beograd-Budapest được giao cho một tập đoàn Trung Quốc, hoặc việc quản lý cảng Pirée ở Hy Lạp lọt vào tay một nhóm Trung Quốc.
Trong toàn cảnh đó, đề nghị của tổng thống Emmanuel Macron về việc tăng cường đoàn kết châu Âu để đối phó với Trung Quốc, một cường quốc thương mại và đầu tư toàn cầu, có vẻ rất hợp lý.
Tổng thống mới của nước Pháp đã thấy được rằng Trung Quốc là một tác nhân kinh tế chủ chốt thời ông còn ở bộ Kinh Tế từ năm 2014 đến năm 2016, và theo dõi chặt chẽ chuyến thăm chính thức của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 quan hệ ngoại giao Pháp-Trung) vào tháng tư năm 2014.
Chương trình hành động của ông Macron nói rõ là cần phải hợp tác với Trung Quốc (và Ấn Độ) về các vấn đề khí hậu, phù hợp với Thỏa Thuận Khí Hậu COP21 tại Paris. Về vấn đề đầu tư của Trung Quốc, tân tổng thống phân biệt rõ : Không thể đòi hỏi Trung Quốc mua máy bay Airbus mà lại từ chối không cho họ đầu tư vào sân bay Toulouse.
Vị cựu bộ trưởng Kinh Tế Pháp Macron cũng đã đến thăm Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước đã từng tạo dựng các quan hệ chặt chẽ với Pháp thời ông François Hollande làm tổng thống.
(Bài đăng lần đầu ngày 25/05/2017)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171228-phap-chinh-sach-chau-a-cua-tan-tong-thong-macron-se-ra-sao
Geen opmerkingen:
Een reactie posten