Tư pháp Thái Lan cho một người Nhật quyền nuôi 13 đứa con nhờ đẻ thuê
Hình ảnh minh họa những đứa con có bố người Nhật được cảnh sát chiếu trong một cuộc họp báo tại Bangkok ngày 12/08/2014.REUTERS/Athit Perawongmetha
Tòa án phụ trách thiếu nhi tại Bangkok, thủ đô Thái Lan vào ngày 20/20/2018 đã trao cho một người đàn ông Nhật Bản giàu có quyền nuôi dưỡng 13 đứa con nhỏ mà ông đã nhờ 6 phụ nữ Thái Lan đẻ thuê. Vụ đẻ thuê với quy mô lớn này đã từng gây chấn động dư luận xứ Thái Lan khi bị phát giác vào năm 2014.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Arnaud Dubus giải thích:
“Trong một căn hộ tại Bangkok, vào năm 2014, người ta đã khám phá ra 6 bà mẹ đẻ mướn, chăm lo cho 13 đứa con nhỏ, đều cùng một người cha là một người Nhật Bản giầu có. Vụ này đã gây chấn động dư luận Thái Lan.
Khi tai tiếng bùng lên, người cha 28 tuổi đã trốn khỏi Thái Lan. Nhà nước Thái Lan khi ấy đã đứng ra chăm sóc cho các đứa trẻ, nhưng các bà mẹ của những đứa bé đã nộp đơn kiện để đòi lại con.
Và tư pháp Thái Lan đã phán quyết, giao quyền nuôi các đứa bé cho người cha Nhật Bản, cho dù người này không hề trở lại Thái Lan để giải thích về hành động của mình.
Phán quyết của Tòa Án Thái Lan khá ngạc nhiên, vì tư pháp nước này thường thiên về việc trao quyền giữ con cho người mẹ hơn là người cha. Thế nhưng, các thẩm phán đã giải thích rằng bản án của họ đã được tuyên trên tinh thần có lợi cho các đứa bé, vì người cha có đủ khả năng tài chánh để chăm lo cho con mình.
Vụ này đã dẫn đến việc thông qua một đạo luật mới, bắt buộc là giữa người muốn có con và bà mẹ đẻ thuê phải có một quan hệ gia đình nào đó. Sau vụ tai tiếng nói trên, nhiều vụ khác đã được đưa ra ánh sáng, đặc biệt là vụ một đôi vợ chồng người Úc, đã nhờ một bà mẹ đẻ thuê, nhưng rồi sau đó lại bỏ rơi đứa con cho người mẹ đã sinh ra vì đứa bé bị bệnh bẩm sinh”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180220-tu-phap-thai-lan-cho-mot-nguoi-nhat-quyen-nuoi-13-dua-con-nho-de-thue
“Trong một căn hộ tại Bangkok, vào năm 2014, người ta đã khám phá ra 6 bà mẹ đẻ mướn, chăm lo cho 13 đứa con nhỏ, đều cùng một người cha là một người Nhật Bản giầu có. Vụ này đã gây chấn động dư luận Thái Lan.
Khi tai tiếng bùng lên, người cha 28 tuổi đã trốn khỏi Thái Lan. Nhà nước Thái Lan khi ấy đã đứng ra chăm sóc cho các đứa trẻ, nhưng các bà mẹ của những đứa bé đã nộp đơn kiện để đòi lại con.
Và tư pháp Thái Lan đã phán quyết, giao quyền nuôi các đứa bé cho người cha Nhật Bản, cho dù người này không hề trở lại Thái Lan để giải thích về hành động của mình.
Phán quyết của Tòa Án Thái Lan khá ngạc nhiên, vì tư pháp nước này thường thiên về việc trao quyền giữ con cho người mẹ hơn là người cha. Thế nhưng, các thẩm phán đã giải thích rằng bản án của họ đã được tuyên trên tinh thần có lợi cho các đứa bé, vì người cha có đủ khả năng tài chánh để chăm lo cho con mình.
Vụ này đã dẫn đến việc thông qua một đạo luật mới, bắt buộc là giữa người muốn có con và bà mẹ đẻ thuê phải có một quan hệ gia đình nào đó. Sau vụ tai tiếng nói trên, nhiều vụ khác đã được đưa ra ánh sáng, đặc biệt là vụ một đôi vợ chồng người Úc, đã nhờ một bà mẹ đẻ thuê, nhưng rồi sau đó lại bỏ rơi đứa con cho người mẹ đã sinh ra vì đứa bé bị bệnh bẩm sinh”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180220-tu-phap-thai-lan-cho-mot-nguoi-nhat-quyen-nuoi-13-dua-con-nho-de-thue
Sinh con hộ : Giao dịch thương mại vô nhân đạo ?
Bé Gammy và người mẹ Pattaramon Janbua đã đồng ý mang thai hộ một cặp vợ chồng Úc. Ảnh chụp ngày 03/08/2014 tại bệnh viện tỉnh Chonburi (Thái Lan).Reuters
Bên cạnh đề tài được các nhật báo quan tâm bình luận rộng rãi hôm nay 06/08/2014 - lệnh ngừng bắn trong vòng 72 giờ được thi hành tạo dải Gaza kèm với thái độ của phương Tây về sự việc này - nhật báo Libération dành một hồ sơ lớn liên quan đến Châu Á, bình luận hiện tượng sinh con hộ qua bài viết : « Sinh con hộ : Một trường hợp khó xử tại Thái Lan ».
Thông tín viên Libération thuật lại câu chuyện về người phụ nữ Thái Lan mang thai hộ cho cặp vợ chồng người Úc đang gây tranh cãi trong công chúng những ngày qua. Cô gái 21 tuổi, tên Pattharamon Janbua, được một cặp vợ chồng người Úc hiếm muộn thuê mang thai hộ, thông qua một công ty môi giới với cái giá là 11 000 euro. Cô đã chấp nhận vì cô nghĩ với số tiền này, cô có thể trả nợ và nuôi 2 con ăn học.
Cô sinh được một cặp song sinh trai gái cho cặp vợ chồng Úc. Tuy nhiên, cặp người Úc chỉ nhận đứa bé gái và bỏ rơi bé trai tên là Gammy, do bé Gammy mắc bệnh đao (down). Khi siêu âm, bác sĩ đã phát hiện bé Gammy bị đao, công ty môi giới bảo cô nên phá thai và có cách giữ lại đứa bé khỏe mạnh nhưng cô đã từ chối vì đó là một hành vi tội lỗi theo giáo lý đạo Phật.
Sau khi cặp người Úc bỏ đi, cô Pattharamon Janbua chấp nhận chăm sóc cho đứa bé tật nguyền này. Từ đó cô không rời xa đứa bé và xem nó như con đẻ vì cô đã mang nặng đẻ đau trong suốt 9 tháng, theo tâm sự của bà mẹ trẻ. Một tổ chức phi chính phủ Úc đã tổ chức quyên tiền để nuôi dưỡng và chữa bệnh cho bé Gammy chỉ trong 3 ngày đã thu được 150 000 euro.
Câu chuyện đẻ thuê trên gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông, do hành vi vô đạo đức của cặp vợ chồng Úc và gây nhiều tranh cãi trên các mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng hành động của cặp vợ chồng người Úc là vô nhân đạo.
Ngay lập tức, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã có phản ứng. Ông gọi đây là « một câu chuyện buồn » và ông « không muốn nghĩ đến cảnh một đứa trẻ bị bỏ rơi như vậy ». Bộ trưởng Nhập cư Úc Scott Morrisson đã gọi bà mẹ sinh con hộ này là « một anh hùng » và « vị thánh » và cho biết Canberra sẽ xem xét nên can thiệp như thế nào cho thỏa đáng.
Về phía cặp vợ chồng người Úc, sau hơn một tuần im lặng, bây giờ, họ đã lên tiếng giải thích với báo chí . Họ cho biết không hề « bỏ rơi » bé Gammy và không hay tin trẻ này bị đao. Trái lại, cặp này muốn mang theo bé Gammy nhưng bị các bác sĩ ngăn cản vì bé này bị dị tật về tim.
Dù gì thì sự vụ đã gây tranh luận nhiều khía cạnh của hiện tượng mang thai thuê đang có chiều hướng phát triển.
Tranh luận về vấn đề đạo đức tại Pháp
Tranh luận cũng lan sang đến Pháp. Những người phản đối việc sinh hộ tận dụng trường hợp bé Gammy để làm nổi bật những vấn đề về đạo đức như người ta có thể mướn một cái bụng để mang thai hộ chăng ? Điều đó có vi phạm phẩm giá con người không ?
Trong một bức thư ngỏ gửi cho Tổng thống Hollande, những chính trị gia cánh tả (Jacques Delors, Lionel Jospin) nhận định, việc đẻ thuê là « sự đăng quang của ngành công nghiệp sản xuất trẻ nhỏ theo đơn đặt hàng », « con người chứ không phải một đồ vật » và yêu cầu Tổng thống thể hiện thái độ phản đối trước công chúng về việc cho phép sinh con hộ.
Xã luận Libération đề tựa « Đạo đức » nhận định, điều cần lên án ở đây là việc bóc lột các bà mẹ đẻ mướn Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên, không nên lên án dịch vụ sinh con hộ nếu hoạt động này được các chính quyền quản lý tốt sẽ cho phép nhiều cặp hiếm muộn có niềm vui được làm cha mẹ mà không xâm phạm đến sức khỏe của người khác.
Theo Libération, quản lý tốt việc đẻ thuê phải đi kèm với tiêu chí đạo đức. Vấn đề ở đây là quy định mỗi nơi mỗi khác nên gây ra nhiều bất cập. Tại Mỹ, hình thức mang thai hộ phát triển rất nhanh : 25 000 trẻ được sinh ra nhờ kỹ thuật này. Trong khi tại Châu Âu, nhiều nước cấm mang thai hộ như Pháp, Tây Ban Nha và gây trở ngại cho những kiều dân muốn trở lại nước mình với đứa bé đã nhờ đẻ hộ ở nước ngoài.
Gaza : Sư yên ắng trước cơn bão ?
Trở lại với tình hình tại dải Gaza, lệnh hưu chiến đã có hiệu lực kể từ hôm qua. Quân đội Israel rút quân, sau 28 ngày xung đột, một sự bình lặng đến lạ kỳ, theo Le Figaro. Người ta mơ ước chiến tranh đã kết thúc và giờ đây phải bắt tay vào tái xây dựng đống đổ nát do chiến tranh gây ra, như tựa trên trang nhất báo Le Figaro : « Israel-Gaza : những thách thức sau cuộc chiến ».
Le Figaro có vẻ bi quan về việc sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc chiến tại Gaza, thông qua đàm phán sẽ diễn ra tại Cairo. Le Figaro lo ngại, lệnh hưu chiến lần này chỉ là tạm thời và nhận thấy giới ngoại giao phương Tây có vẻ mờ nhạt trong hồ sơ Cận Đông. Hoa Kỳ và Châu Âu không thể chấm dứt được sự đối đầu giữa Irael và phe Hamas.
Cận Đông : Thái độ muộn màng của nước Pháp
Nhật báo Le Monde nhận thấy ngoại giao Pháp đã thay đổi thái độ đối với hồ sơ Cận Đông, tuy hơi muộn màng. Phải cần đến hơn 1.800 người Palestine thiệt mạng, trong đó đa số là thường dân và cuộc oanh kích lần thứ 3 của Israel vào một trường học của Liên Hiệp Quốc được dùng làm trại tỵ nạn cho người dân Gaza, mới làm cho ngành ngoại giao Pháp thay đổi giọng điệu với Israel.
Tổng thống Pháp François Hollande đã phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm Đại chiến thứ nhất tại Bỉ như sau : « sau 26 ngày xung đột tại dải Gaza, chúng ta phải phản ứng ». Một sự thay đổi thái độ đột ngột, theo Le Monde, vì từ khi nhậm chức, Tổng thống Hollande tỏ ra gần gũi nhất với Israel trong số các vị Tổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa, hơn cả người tiền nhiệm Sarkozy, người luôn tự nhận là « bạn » của Irael vào đầu nhiệm kỳ để rồi đến cuối nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Sarkozy gọi Thủ tướng Netanyahou là « kẻ dối trá » trong một cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Danh sách các quốc gia cưỡng bức lao động dài thêm
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến tình trạng cưỡng bức lao động ngày càng nở rộ trên thế giới. Theo đó, những quốc gia mới lọt vào danh sách đen là Thái Lan, Malaysia và Venezuela. Cơ quan lao động quốc tế thẩm định có 21 triệu người là nạn nhân trên thế giới.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, các đường dây buôn bán người diễn ra khắp các châu lục. Ngành khai thác hầm mỏ, ngư nghiệp, lâm nghiệp và nông nghiệp là những nhà khai thác thành phần nhân công bất hợp pháp này. Tờ báo nhắc lại việc 22 000 công nhân Cam Bốt nhập cư bất hợp pháp bỏ chạy khỏi Thái Lan vào tháng Sáu vừa qua, sau khi tập đoàn quân sự nắm chính quyền, đã cho thấy là tình trạng của những công nhân bất hợp pháp bấp bênh đến mức nào.
Les Echos nhận định, những lao động này góp phần quan trọng vào nền kinh tế hoặc vào một vài lĩnh vực cho các nước thuê mướn nhân công bất hợp pháp. Sau này, những công nhân Cam Bốt vừa bị trục xuất vào tháng Sáu cũng có thể quay lại Thái Lan và họ lại phải chịu trả tiền môi giới để rồi sang đến Thái Lan, họ nhận những đồng lương bèo bọt từ những công việc vô cùng cực nhọc.
Vì sao virus Ebola bùng phát tại Tây Phi ?
Liên quan đến lĩnh vực y tế, nhật báo La Croix có bài viết : « Vì sao virus Ebola bùng phát tại Tây Phi ». Theo tờ báo, bệnh dịch sốt xuất huyết Ebola đã làm thiệt mạng gần 1000 người tại Tây Phi. Ba nước bị nặng nhất là Guinée, Siera Leone, Liberia. Ba nước này tổ chức chiến dịch chống dịch bệnh thường gây chết người này, trong khi các quốc gia Châu Phi khác cố gắng kiểm soát vùng biên giới để tránh lây nhiễm. Hai người Mỹ bị nhiễm virus Ebola đã quay về Mỹ điều trị. Các chuyên gia cho rằng, bệnh dịch sẽ không phát tán nghiêm trọng ngoài Châu Phi.
Virus này được phát hiện vào năm 1976 nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị và cho đến nay đã trở thành đại dịch.
Theo La Croix, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên xảy ra vào cuối tháng 12/2013, đầu tháng 01/2014 tại Guinée, quốc gia chưa bao giờ thống kê các trường hợp nhiễm Ebola cho đến lúc phát hiện ca nhiễm bệnh. Bác sĩ Blaise nhận định, người dân địa phương cứ nghĩ là sốt xuất huyết Lassa, vẫn thường xảy ra ở Tây Phi cho nên đất nước này mới chậm phát hiện ra dịch bệnh Ebola. Do đó, bệnh dịch lây lan hết nhà này đến nhà nọ và đội ngũ chuyên viên y tế khó kiểm soát hết mọi tiếp xúc của bệnh nhân với thân nhân.
Do thiếu các biện pháp đầy đủ, bệnh dịch Ebola đã lan sang 2 nước láng giềng Siera Leone và Liberia. Đâu là con đường lây lan bệnh Ebola ? Ban đầu, virus được truyền từ vật sang người, đặc biệt thông qua khỉ và dơi. Sau đó, bệnh có thể truyền từ người sang người trong trường hợp tiếp xúc với máu hay chất lỏng sinh học như nước miếng, nước mắt, mồ hôi, sữa mẹ, tinh trùng, phân và chất nôn mửa.
Theo bác sĩ Blaise, ít có khả năng lây nhiễm tại Pháp vì « virus này lây lan khó hơn virus qua đường hô hấp và ít có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Pháp đã ra lệnh cho các cơ quan y tế có chức năng kiểm tra triệu chứng của những người trở về từ vùng nhiễm bệnh.
Thiên An Môn : Cuộc đấu tranh từ thời Mao cho đến 1989
Liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Libération quan tâm đến quảng trường Thiên An Môn, là nơi chứng kiến các cuộc cách mạng của dân chúng và đặc biệt của sinh viên.
Ngày 04/05/1919, sinh viên tập hợp tại quảng truờng Thiên An Môn tiến hành biểu tình trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước Versailles. Sau đó, phong trào lan sang chống chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bấy giờ, đòi cải cách chính trị, văn hóa, xã hội.
Giữa những năm 1920, Tưởng Giới Thạch đã cho trồng các cây tại lối vào quảng trường để dân chúng khó vào được địa điểm này. Các hàng cây cũng không ngăn cản được dân chúng và phe cộng sản đã giành chiến thắng trong cuộc nội chiến. Cũng tại quảng trường này, ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Năm 1959, kỷ niệm 10 năm thành lập đất nước, Mao Trạch Đông ra lệnh nới rộng quảng trường thành 400 000 m2, biến nơi này thành quảng trường lớn nhất thế giới. Mùa hè năm 1966, Thiên An Môn chứng kiến cuộc Cách mạng văn hóa khốc liệt mà Mao đã tung ra. Người dân đổ về quảng trường than khóc như một động thái phản đối Cách mạng văn hóa của Mao. Cuối cùng, vào năm 1989, Thiên An Môn lại đi vào lịch sử khi chứng kiến cảnh chính quyền Trung Quốc đàn áp đẫm máu sinh viên khi họ đấu tranh đòi dân chủ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140806-sinh-con-ho-su-buon-ban-vo-nhan-dao
Cô sinh được một cặp song sinh trai gái cho cặp vợ chồng Úc. Tuy nhiên, cặp người Úc chỉ nhận đứa bé gái và bỏ rơi bé trai tên là Gammy, do bé Gammy mắc bệnh đao (down). Khi siêu âm, bác sĩ đã phát hiện bé Gammy bị đao, công ty môi giới bảo cô nên phá thai và có cách giữ lại đứa bé khỏe mạnh nhưng cô đã từ chối vì đó là một hành vi tội lỗi theo giáo lý đạo Phật.
Sau khi cặp người Úc bỏ đi, cô Pattharamon Janbua chấp nhận chăm sóc cho đứa bé tật nguyền này. Từ đó cô không rời xa đứa bé và xem nó như con đẻ vì cô đã mang nặng đẻ đau trong suốt 9 tháng, theo tâm sự của bà mẹ trẻ. Một tổ chức phi chính phủ Úc đã tổ chức quyên tiền để nuôi dưỡng và chữa bệnh cho bé Gammy chỉ trong 3 ngày đã thu được 150 000 euro.
Câu chuyện đẻ thuê trên gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông, do hành vi vô đạo đức của cặp vợ chồng Úc và gây nhiều tranh cãi trên các mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng hành động của cặp vợ chồng người Úc là vô nhân đạo.
Ngay lập tức, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã có phản ứng. Ông gọi đây là « một câu chuyện buồn » và ông « không muốn nghĩ đến cảnh một đứa trẻ bị bỏ rơi như vậy ». Bộ trưởng Nhập cư Úc Scott Morrisson đã gọi bà mẹ sinh con hộ này là « một anh hùng » và « vị thánh » và cho biết Canberra sẽ xem xét nên can thiệp như thế nào cho thỏa đáng.
Về phía cặp vợ chồng người Úc, sau hơn một tuần im lặng, bây giờ, họ đã lên tiếng giải thích với báo chí . Họ cho biết không hề « bỏ rơi » bé Gammy và không hay tin trẻ này bị đao. Trái lại, cặp này muốn mang theo bé Gammy nhưng bị các bác sĩ ngăn cản vì bé này bị dị tật về tim.
Dù gì thì sự vụ đã gây tranh luận nhiều khía cạnh của hiện tượng mang thai thuê đang có chiều hướng phát triển.
Tranh luận về vấn đề đạo đức tại Pháp
Tranh luận cũng lan sang đến Pháp. Những người phản đối việc sinh hộ tận dụng trường hợp bé Gammy để làm nổi bật những vấn đề về đạo đức như người ta có thể mướn một cái bụng để mang thai hộ chăng ? Điều đó có vi phạm phẩm giá con người không ?
Trong một bức thư ngỏ gửi cho Tổng thống Hollande, những chính trị gia cánh tả (Jacques Delors, Lionel Jospin) nhận định, việc đẻ thuê là « sự đăng quang của ngành công nghiệp sản xuất trẻ nhỏ theo đơn đặt hàng », « con người chứ không phải một đồ vật » và yêu cầu Tổng thống thể hiện thái độ phản đối trước công chúng về việc cho phép sinh con hộ.
Xã luận Libération đề tựa « Đạo đức » nhận định, điều cần lên án ở đây là việc bóc lột các bà mẹ đẻ mướn Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên, không nên lên án dịch vụ sinh con hộ nếu hoạt động này được các chính quyền quản lý tốt sẽ cho phép nhiều cặp hiếm muộn có niềm vui được làm cha mẹ mà không xâm phạm đến sức khỏe của người khác.
Theo Libération, quản lý tốt việc đẻ thuê phải đi kèm với tiêu chí đạo đức. Vấn đề ở đây là quy định mỗi nơi mỗi khác nên gây ra nhiều bất cập. Tại Mỹ, hình thức mang thai hộ phát triển rất nhanh : 25 000 trẻ được sinh ra nhờ kỹ thuật này. Trong khi tại Châu Âu, nhiều nước cấm mang thai hộ như Pháp, Tây Ban Nha và gây trở ngại cho những kiều dân muốn trở lại nước mình với đứa bé đã nhờ đẻ hộ ở nước ngoài.
Gaza : Sư yên ắng trước cơn bão ?
Trở lại với tình hình tại dải Gaza, lệnh hưu chiến đã có hiệu lực kể từ hôm qua. Quân đội Israel rút quân, sau 28 ngày xung đột, một sự bình lặng đến lạ kỳ, theo Le Figaro. Người ta mơ ước chiến tranh đã kết thúc và giờ đây phải bắt tay vào tái xây dựng đống đổ nát do chiến tranh gây ra, như tựa trên trang nhất báo Le Figaro : « Israel-Gaza : những thách thức sau cuộc chiến ».
Le Figaro có vẻ bi quan về việc sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc chiến tại Gaza, thông qua đàm phán sẽ diễn ra tại Cairo. Le Figaro lo ngại, lệnh hưu chiến lần này chỉ là tạm thời và nhận thấy giới ngoại giao phương Tây có vẻ mờ nhạt trong hồ sơ Cận Đông. Hoa Kỳ và Châu Âu không thể chấm dứt được sự đối đầu giữa Irael và phe Hamas.
Cận Đông : Thái độ muộn màng của nước Pháp
Nhật báo Le Monde nhận thấy ngoại giao Pháp đã thay đổi thái độ đối với hồ sơ Cận Đông, tuy hơi muộn màng. Phải cần đến hơn 1.800 người Palestine thiệt mạng, trong đó đa số là thường dân và cuộc oanh kích lần thứ 3 của Israel vào một trường học của Liên Hiệp Quốc được dùng làm trại tỵ nạn cho người dân Gaza, mới làm cho ngành ngoại giao Pháp thay đổi giọng điệu với Israel.
Tổng thống Pháp François Hollande đã phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm Đại chiến thứ nhất tại Bỉ như sau : « sau 26 ngày xung đột tại dải Gaza, chúng ta phải phản ứng ». Một sự thay đổi thái độ đột ngột, theo Le Monde, vì từ khi nhậm chức, Tổng thống Hollande tỏ ra gần gũi nhất với Israel trong số các vị Tổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa, hơn cả người tiền nhiệm Sarkozy, người luôn tự nhận là « bạn » của Irael vào đầu nhiệm kỳ để rồi đến cuối nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Sarkozy gọi Thủ tướng Netanyahou là « kẻ dối trá » trong một cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Danh sách các quốc gia cưỡng bức lao động dài thêm
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến tình trạng cưỡng bức lao động ngày càng nở rộ trên thế giới. Theo đó, những quốc gia mới lọt vào danh sách đen là Thái Lan, Malaysia và Venezuela. Cơ quan lao động quốc tế thẩm định có 21 triệu người là nạn nhân trên thế giới.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, các đường dây buôn bán người diễn ra khắp các châu lục. Ngành khai thác hầm mỏ, ngư nghiệp, lâm nghiệp và nông nghiệp là những nhà khai thác thành phần nhân công bất hợp pháp này. Tờ báo nhắc lại việc 22 000 công nhân Cam Bốt nhập cư bất hợp pháp bỏ chạy khỏi Thái Lan vào tháng Sáu vừa qua, sau khi tập đoàn quân sự nắm chính quyền, đã cho thấy là tình trạng của những công nhân bất hợp pháp bấp bênh đến mức nào.
Les Echos nhận định, những lao động này góp phần quan trọng vào nền kinh tế hoặc vào một vài lĩnh vực cho các nước thuê mướn nhân công bất hợp pháp. Sau này, những công nhân Cam Bốt vừa bị trục xuất vào tháng Sáu cũng có thể quay lại Thái Lan và họ lại phải chịu trả tiền môi giới để rồi sang đến Thái Lan, họ nhận những đồng lương bèo bọt từ những công việc vô cùng cực nhọc.
Vì sao virus Ebola bùng phát tại Tây Phi ?
Liên quan đến lĩnh vực y tế, nhật báo La Croix có bài viết : « Vì sao virus Ebola bùng phát tại Tây Phi ». Theo tờ báo, bệnh dịch sốt xuất huyết Ebola đã làm thiệt mạng gần 1000 người tại Tây Phi. Ba nước bị nặng nhất là Guinée, Siera Leone, Liberia. Ba nước này tổ chức chiến dịch chống dịch bệnh thường gây chết người này, trong khi các quốc gia Châu Phi khác cố gắng kiểm soát vùng biên giới để tránh lây nhiễm. Hai người Mỹ bị nhiễm virus Ebola đã quay về Mỹ điều trị. Các chuyên gia cho rằng, bệnh dịch sẽ không phát tán nghiêm trọng ngoài Châu Phi.
Virus này được phát hiện vào năm 1976 nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị và cho đến nay đã trở thành đại dịch.
Theo La Croix, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên xảy ra vào cuối tháng 12/2013, đầu tháng 01/2014 tại Guinée, quốc gia chưa bao giờ thống kê các trường hợp nhiễm Ebola cho đến lúc phát hiện ca nhiễm bệnh. Bác sĩ Blaise nhận định, người dân địa phương cứ nghĩ là sốt xuất huyết Lassa, vẫn thường xảy ra ở Tây Phi cho nên đất nước này mới chậm phát hiện ra dịch bệnh Ebola. Do đó, bệnh dịch lây lan hết nhà này đến nhà nọ và đội ngũ chuyên viên y tế khó kiểm soát hết mọi tiếp xúc của bệnh nhân với thân nhân.
Do thiếu các biện pháp đầy đủ, bệnh dịch Ebola đã lan sang 2 nước láng giềng Siera Leone và Liberia. Đâu là con đường lây lan bệnh Ebola ? Ban đầu, virus được truyền từ vật sang người, đặc biệt thông qua khỉ và dơi. Sau đó, bệnh có thể truyền từ người sang người trong trường hợp tiếp xúc với máu hay chất lỏng sinh học như nước miếng, nước mắt, mồ hôi, sữa mẹ, tinh trùng, phân và chất nôn mửa.
Theo bác sĩ Blaise, ít có khả năng lây nhiễm tại Pháp vì « virus này lây lan khó hơn virus qua đường hô hấp và ít có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Pháp đã ra lệnh cho các cơ quan y tế có chức năng kiểm tra triệu chứng của những người trở về từ vùng nhiễm bệnh.
Thiên An Môn : Cuộc đấu tranh từ thời Mao cho đến 1989
Liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Libération quan tâm đến quảng trường Thiên An Môn, là nơi chứng kiến các cuộc cách mạng của dân chúng và đặc biệt của sinh viên.
Ngày 04/05/1919, sinh viên tập hợp tại quảng truờng Thiên An Môn tiến hành biểu tình trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước Versailles. Sau đó, phong trào lan sang chống chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bấy giờ, đòi cải cách chính trị, văn hóa, xã hội.
Giữa những năm 1920, Tưởng Giới Thạch đã cho trồng các cây tại lối vào quảng trường để dân chúng khó vào được địa điểm này. Các hàng cây cũng không ngăn cản được dân chúng và phe cộng sản đã giành chiến thắng trong cuộc nội chiến. Cũng tại quảng trường này, ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Năm 1959, kỷ niệm 10 năm thành lập đất nước, Mao Trạch Đông ra lệnh nới rộng quảng trường thành 400 000 m2, biến nơi này thành quảng trường lớn nhất thế giới. Mùa hè năm 1966, Thiên An Môn chứng kiến cuộc Cách mạng văn hóa khốc liệt mà Mao đã tung ra. Người dân đổ về quảng trường than khóc như một động thái phản đối Cách mạng văn hóa của Mao. Cuối cùng, vào năm 1989, Thiên An Môn lại đi vào lịch sử khi chứng kiến cảnh chính quyền Trung Quốc đàn áp đẫm máu sinh viên khi họ đấu tranh đòi dân chủ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140806-sinh-con-ho-su-buon-ban-vo-nhan-dao
Geen opmerkingen:
Een reactie posten